3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễ n
3.5.1. Nhóm các giải pháp về kinh tế-xã hội
3.5.1.1. Quy hoạch chăn nuôi
Mục đích: hình thành khu chăn nuôi tập trung theo hướng chuyên môn hóa, áp dụng công nghệ mới. Việc đồng loạt thực hiện các mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư bước đầu có nhiều cản trở nhưng rất cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mô hình thí điểm, sau đó triển khai trên diện rộng. Để thực hiện giải pháp này cần có các biện pháp cụ thể sau:
- Tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi di chuyển chuồng trại xa khu dân cư. - Quy hoạch lại sử dụng đất nông nghiệp, dành tỷ lệ đất nông nghiệp hợp lý cho xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
- Đánh giá tổng kết và triển khai các mô hình ở các xã khác nhau.
3.5.1.2 Tăng cường liên kết các tác nhân
Mục đích: xây dựng các nhóm hợp tác trong cung ứng đầu vào, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác trong chăn nuôi lợn là rất cần thiết trong cơ chế thị trường vì nó tạo ra sức mạnh cho những người trực tiếp sản xuất. Vai trò của các HTX, các Hiệp hội đã được thể hiện trong thời gian qua ở nhiều địa phương. đối với ngành chăn nuôi lợn, vấn đề hợp tác, liên kết là một xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Các hoạt động liên kết trong ngành hàng là :
- Mua chung thức ăn gia súc - Tiêm phòng thú y
- Tiêu thụ sản phẩm - Thông tin thị trường
Liên kết trong chăn nuôi không những tạo ra thị trường cung cấp hàng hoá với số lượng lớn để đáp ứng những khách hàng lớn mà còn phòng chống được rủi ro, hỗ trợ, tương trợ nhau về mặt giống, vốn và kỹ thuật. Ở Ba Chẽ vấn đề này còn rất manh nha, có một vài nơi làm thí điểm nhưng chưa được nhân rộng.
- Tuyên truyền lợi ích của liên kết, hợp tác trong chăn nuôi. - Thành lập các nhóm sở thích trong chăn nuôi.
- Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật chi các tác nhân trong nhóm hợp tác.
- Có chính sách khuyến khích các tác nhân liên kết theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị
3.5.1.3 Tăng cường củng cố giống lợn có chất lượng cao
Mục đích: cung cấp đủ giống với chất lượng đảm bảo cho người chăn nuôi trong tỉnh theo hướng mở rộng quy mô. Xúc tiến hình thành các trang trại nuôi lợn giống chất lượng cao, chuyên cung cấp giống tốt cho hộ chăn nuôi. Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Chẽ, mua được giống lợn lai 100% còn gặp nhiều khó khăn vì một số hộ có nuôi lợn giống loại này nhưng luôn khép kín, không bán ra ngoài thị trường. Chính vì vậy, chất lượng của sảnphẩm thịt lợn toàn vùng cũng có phần ảnh hưởng. Huyện cần chủ động quan hệ, liên kết, liên doanh với một số cơ sở cung cấp giống lợn tốt như Viện Chăn nuôi, các tập đoàn lớn (AF, CP) nhằm cung ứng đảm bảo giốnglợn tốt cho vùng.
Một số biện pháp cụ thể nhằm thực hiện giải pháp này là:
- Có chính sách phát triển mô hình chăn nuôi lợn nái lai, nái 100% máu ngoại quy mô lớn nhằm cung cấp giống tốt cho các hộ chăn nuôi lợn thịt đảm bảo cả về số và chất lượng. đây là các chính sách hỗ trợ về mặt kỹ thuật, cho vay vốn với số lượng và thời hạn phù hợp.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm dịch chất lượng con giống trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý những đại lý cung cấp tinh phối giống nhân tạo không đủ tiêu chuẩn và chưa được cấp phép.
- Khuyến khích các mô hình chăn nuôi lợn ngoại khép kín, có cả nái mẹ mà đực giống đều là ngoại.
- Sở Nông nghiệp & PTNT cần phối hợp với các ban ngành tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân lựa chọn giống lợn nuôi phù hợp với điều kiện chăn nuôi của hộ.
3.5.1.4. Tăng cường quản lý rủi ro
Qua các nghiên cứu cho thấy, vấn đề quản lý rủi ro và xây dựng các chính sách quản lý rủi ro là hết sức cần thiết đối với sự ổn định của ngành hàng lợn thịt.
Chính sách quản lý rủi ro với mục đích hỗ trợ người chăn nuôi là chủ yếu nhưng cũng nên quan tâm đến các tác nhân khác, đặc biệt là chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Để làm tốt công tác này cần phải:
-Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh (cả trong chăn nuôi và giết mổ, chế biến). Triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo khi có dịch bệnh xảy ra.
- Thực hiện thí điểm bảo hiểm đối với chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn. - Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình.
3.5.1.5. Nâng cao năng lực cho các tác nhân tham gia ngành hàng
Mục đích: tăng cường kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh doanh và thương mại, về ô nhiễm môi trường; Hướng dẫn những kỹ năng chủ yếu cần thiết trong chăn nuôi, tiếp cận thị trường và đàm phán trong liên kết cho tất cả các tác nhân, đặc biệt là hộ chăn nuôi.
Ngành hàng lợn thịt có vai trò khá quan trọng đối với nông hộ, không những mang lại thu nhập, nâng cao đời sống và còn tạo thêm công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn. đối với huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh tiềm năng cho phát triển ngành hàng lợn thịt còn tương đối lớn. Tuy nhiên, qua đánh giá thực trạng ngành hànglợn thịt cho thấy, hộ chăn nuôi và hộ bán lẻ gặp khó khăn nhiều nhất về kỹ thuật chọn giống, phòng trừ dịch bệnh, giá nguyên liệu cao và sự cạnh tranh trong thương mại. Họ rất cần kiến thức và kỹ năng trong giao dịch, tiếp cận và ra quyết định. Các tác nhân khác họ cũng gặp khó khăn về tăng giá đầu vào, không ổn định. Họ cũng rất cần kiến thức về thị trường và kỹ năng ra quyết định. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cho các tác nhân tham gia là rất cần thiết.