Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt tại huyện ba chẽ quảng ninh (Trang 36)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễ n

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Bảng 2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

I

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện

(theo giá hin hành)

Triệu đồng 722.565 863.325 1.080.447

1 Ngành nông, lâm

nghiệp, thủy sản Triệu đồng 366.559,6 403.173,8 515.373,2 2 Ngành công nghiệp, xây

dựng Triệu đồng 146.680,7 207.198 291.720,7 3 Ngành dịch vụ Triệu đồng 215.324,4 252.954,2 273.353,1 4 Tốc độ tăng giá trị sản

xuất các ngành kinh tế % 15,0 15,3 16,6

II

Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế

(theo giá hin hành)

% 100,0 100,0 100,0

nghiệp, thủy sản

2 Ngành công nghiệp % 20,3 24,0 27,0

3 Ngành dịch vụ % 29,8 29,3 25,3

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019

Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) trên địa bàn huyện tăng từ 722.565 triệu đồng năm 2017 lên 1.080.447 triệu đồng năm 2019. Tăng trưởng kinh tế của huyện thể hiện ở cả 3 lĩnh vực sản xuất là ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, ngành công nghiệp và ngành dịch vụ, trong đó ngành nông, lâm nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất, 02 ngành còn lại có mức tăng trưởng tương đương nhau.

Cơ cấu kinh tế của huyện Ba Chẽ chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 49,9% năm 2017 xuống còn 47,7% năm 2019 (giảm 2,2%). Ngành dịch vụ giảm từ 29,8% năm 2017 xuống còn 25,3% năm 2019 (giảm 4,5%). Ngành công nghiệp có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ 20,3% năm 2017 lên còn 27% năm 2019 (tăng 6,7%). Việc chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Ba Chẽ, tuy nhiên vẫn cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ và công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến, trong đó chú trọng vào chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp, dược liệu để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.

2.1.2.2. Điều kiện xã hội * Về dân số:

Huyện Ba Chẽ được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 07 xã và 1 thị trấn, được chia thành 03 tiểu vùng. Tiểu vùng 1 bao gồm 3 xã phía Tây là Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm; Tiểu vùng 2 bao gồm 3 xã Thanh Lâm, Thanh Sơn, Đồn Đạc; Tiểu vùng 3 gồm Thị trấn Ba Chẽ và xã Nam Sơn. Dân số toàn huyện ước tính đến ngày 31/12/2019 là 22.210 người; dân số nông thôn: 17.534 người (chiếm 78,9% dân số toàn huyện), dân số thành thị là 4.676 người (chiếm 21,1% dân số toàn huyện).

Theo giới tính: Năm 2019 dân số nữ trung bình là 10.786 người, chiếm 48,56%; Đặc biệt với sự kiên trì của công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỷ số giới tính đã chuyển về thế cân bằng hơn và đạt mức 101 nam/100 nữ.

Huyện Ba Chẽ có 9 dân tộc anh em sinh sống rải rác ở 86 điểm dân cư thuộc 75 thôn, khu phố. Nhiều nhất là dân tộc Dao với 9.750 người (chiếm 43,7%), tiếp theo là dân tộc Kinh 4.485 người (chiếm 20,2%), dân tộc Sán Chỉ 4.020 người (chiếm tỷ lệ 18,1%), Tày 3.620 (16,3%), các dân tộc còn lại (Sán Dìu, Hoa, Thái, Mường, Nùng) chiếm tỷ lệ nhỏ (1,7%). (Theo Báo cáo 2019 của Chi cục Thống kê huyện).

Tỷ suất sinh của huyện năm 2019 giữ ở mức ổn định 19,6. Tỷ suất sinh ở khu vực nông thôn cao hơn ở khu vực thành thị là do nguyên nhân sự nhận thức và tiếp thu các kiến thức về KHHGĐ của người dân thành thị luôn nhanh và có hiệu quả hơn người dân nông thôn. Bên cạnh đó các thông tin, truyền thông về dân số và KHHGĐ đến với từng người dân thành thị được thuận lợi dễ dàng hơn.. Một nguyên nhân nữa là do đặc thù của huyện, đặc biệt là các xã chiếm trên 80% dân số là dân tộc nên sự nhận thức về kiến thức KHHGĐ còn rất hạn chế. Đặc biệt do sự nhận thức của người dân các xã còn trọng nam khinh nữ nên số người sinh con thứ 3 trở lên ở các xã chiếm tỷ lệ cao, trong năm 2019 toàn huyện có 117 cháu ra đời là con thứ 3 trở lên. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện giảm từ 2% năm 2017 xuống còn 1,61% năm 2019.

Bảng 2.2. Dân số huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2017 Năm 2018

Năm 2019

1 Dân số phân theo thành thị,

nông thôn Người 21.977 23.377 22.210

- Thành thị Người 4.605 4.652 4.676

- Nông thôn Người 17.372 17.725 17.534

- Nam Người 11.328 11.559 11.424

- Nữ Người 10.649 10.818 10.786

3 Mức giảm tỷ suất sinh ‰ 23,9 20,9 19,6 4 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 2,0 1,68 1,61

Nguồn: Niên giám thống kê 2019 * Về lao động và việc làm

Bảng 2.3. Tình hình lao động huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2017 Năm 2018

Năm 2019

1

Số người trong độ tuổi lao động phân theo thành thị, nông thôn

Người 13.867 13.631 13.811

- Thành thị Người 3.425 2.984 3.938

- Nông thôn Người 10.442 10.647 9.873

2

Số người trong độ tuổi lao động phân theo giới tính Người 13.867 13.631 13.811 - Nam Người 7.388 7.261 7.345 - Nữ Người 6.479 6.370 6.466 3 Lao động theo ngành, lĩnh vực Người 13.867 13.631 13.811

- Nông nghiệp Người 10.066 10.196 9.855

- Phi nông nghiệp Người 3.801 3.435 3.956

4 Giải quyết việc làm mới Lao động 475 495 550 5 Tỷ lệ lao động qua đào

tạo % 46,7 52,1 63,5

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019

Số người trong độ tuổi lao động của huyện tính đến hết năm 2019 là 13.811 người, chiếm 62,2% tổng dân số toàn huyện. Giai đoạn 2017-2019 có sự chuyển

dịch lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn, trong khi lao động thành thị tăng từ 3.425 người năm 2017 lên 3.938 người năm 2019 thì lao động nông thôn giảm từ 10.442 người năm 2017 xuống còn 9.873 người năm 2019 là Như vậy có thể thấy lao động khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Điều này đặt ra vấn đề phải tạo việc làm cho lao động ở nông thôn.

2.1.2. Cơ s h tng, y tế, giáo dc:

2.1.2.1. Giao thông

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa, vật tư của nhân dân. Trong những năm qua nhiều công trình giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn đã hoàn thành, góp phần cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển. Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ của huyện hiện nay như sau:

Đường tỉnh lộ: Ba Chẽ có 3 trục đường tỉnh lộ là:

Tỉnh lộ 330: Hải Lạng - Ba Chẽ - Lương Mông - Sơn Động (Bắc Giang): dài 63 km. Hiện nay đang là cấp 6 miền núi: nền đường 6m, mặt đường 3,5m, kết cấu mặt đường là bê tông xi măng.

Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (Ba Chẽ) - Kỳ Thượng (Hoành Bồ): dài 22,2km đạt tiêu chuẩn cấp 6 miền núi: nền đường 6m, mặt đường 3,5m.

Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông Dương (Cẩm Phả): có chiều dài 17km, hiện nay đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi: nền đường 9m, mặt đường 6,5m.

Đây là các trục đường chính của tỉnh qua huyện có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nên trong giai đoạn tới cần nâng cấp các trục đường này.

Đường huyện: Dài 116,62 km, trong đó kết cấu mặt đường là bê tông xi măng là 72,62 km (đạt 62,27%); đường cấp phối đạt 2,2km (đạt 1,88%); đường đất là 41,8km (35,8%).

Đường xã: Dài 49,43 km. Trong đó, có 12,42 km bê tông, xi măng (chiếm 25,1%); còn lại 37,01 km là đường đất (chiếm 74,8%).

Đường thôn: Tổng chiều dài 54,22km (đã cứng hóa 6,82%).

Đường nội đồng: Tổng chiều dài là 119,71 km (chủ yếu là đường đất).

Đường đô thị thuộc thị trấn Ba Chẽ: dài 15,553 km hầu hết đó được bê tông hóa, chất lượng khá.

Như vậy, có thể nói hệ thống giao thông được quan tâm đầy tư đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, là điều kiện quan trọng đối với việc hình thành và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.

2.1.2.2. Hiện trạng thủy lợi

Do đặc thù là huyện miền núi, diện tích đất canh tác nông nghiệp nhỏ, manh mún nên các công trình thủy lợi trong huyện hầu hết là công trình có công suất nhỏ, phục vụ diện tích canh tác nhỏ.

Hiện nay, toàn huyện Ba Chẽ có 162,6 km kênh mương (trong đó: đã kiên cố hóa là 114 km) với năng lực tưới 1.694,5 ha. Xã Đồn Đạc có hệ thống kênh dài nhất (61,85km); thấp nhất là thị trấn Ba Chẽ với 6 tuyến dài 1,1km. Có 221 đập dâng (nhiều nhất là xã Đồn Đạc 130 đập; thấp nhất là thị trấn Ba Chẽ 6 đập) với chiều dài thân đập là 3,3289 km (trong đó đã kiên cố 1,8358 km) với năng lực tưới 556,68 ha.

2.1.2.3. Hệ thống điện

Hiện nay Ba Chẽ đã có 100% số xã có điện. Khó khăn lớn nhất hiện nay là số hộ chưa sử dụng điện mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ 0,6% nhưng lại sống rải rác ở các xã mà đường giao thông không thuận tiện nên việc kéo điện lưới vào các thôn bản này là hết sức khó khăn do địa hình hiểm trở, dốc cao, tốn kém rất nhiều kinh phí.

Nhận xét chung: Việc đầu tư phát triển hệ thống điện góp phần quan trọng đối với thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là hệ thống điện phục vụ cho các tiểu ngành công nghiệp chế biến nông sản, hệ thống điện phục vụ hế thống trạm bơm tưới tiêu nông nghiệp, hệ thống điện phục vụ cho các trang trại và doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp.

2.1.3. Thuận lợi, khó khăn, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a. Thuận lợi

- Huyện Ba Chẽ có diện tích lớn thứ 3 trong tỉnh. Điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi quy mô lớn.

- Tỉnh và huyện có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ kinh tế trang trại, gia trại trong đó có hỗ trợ chăn nuôi lợn.

- Nguồn lao động dồi dào; người dân cần cù chịu khó.

b. Khó khăn:

- Huyện Ba Chẽ là một huyện miền núi khó khăn, kinh tế chậm phát triển, địa bàn thực hiện rộng, dân cư thưa thớt, phân tán. Mặc dù kinh tế có sự tăng trưởng nhưng chất lượng chưa thật sự bền vững; Kết cấu hạ tầng tuy đã được đầu tư song chưa đồng bộ, vẫn là nút thắt trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên chất lượng một số tiêu chí chưa bền vững, chưa có nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực: đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng giáo dục toàn diện, phân luồng học sinh, định hướng nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, khám chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Huyện cũng gặp nhiều khó khăn thách thức trước diễn biến cực đoan, bất thường của thời tiết và dịch bệnh. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Điều kiện tự nhiên, địa kinh tế của huyện không thuận lợi trong thu hút đầu tư; đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

c. Tồn tại, hạn chế:

- Tác động của ngành Nông nghiệp&PTNT đối với sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế;

- Hình thức sản xuất của người dân còn nhỏ lẻ, manh mún; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm; người dân chưa tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, chưa mạnh dạn đưa giống mới vào sản xuất;

- Phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, gia trại chưa tích cực, công tác hướng dẫn, tư vấn còn hạn chế. Hoạt động của các HTX, Tổ hợp tác xã chưa thực sự hiệu quả, chưa thúc đẩy được vai trò chủ đạo của kinh tế tập thể.

- Ngành chăn nuôi trên địa bàn có bước phát triển nhưng vẫn chưa tạo tính bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chưa gắn kết được các khâu sản xuất và tiêu thụ và thường bị ép giá khi giá cả thị trường không ổn định; người dân chủ

yếu vẫn chăn nuôi theo tập quán truyền thống, nhỏ lẻ, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.

- Hệ thống các cơ sở bảo quản chế biến hưa được hình thành; các xưởng (nhà máy) chế biến lâm sản phát triển thiếu quy hoạch, thiếu sự kiểm soát của Nhà nước; công nghệ chế biến chậm đổi mới, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, giá trị gia tăng chưa cao, chủ yếu bán sản phẩm thô, dạng nguyên liệu. Công tác xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng vệ sinh thực phẩm, quảng bá, tiếp thị sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện có hiệu quả.

- Chưa thu hút được nhiều các Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chặn nuôi, liên kết từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng bền vững, lâu dài.

- Bộ máy thực hiện chương trình NTM và OCOP đã được hoàn thiện ở cấp huyện, song đối với một số xã chưa có cán bộ thực hiện chuyên trách chương trình NTM và OCOP (làm kiêm nhiệm). Do đó, đối với việc triển khai Chương trình ở cấp xã chưa được thường xuyên hiệu quả công việc chưa cao.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về chương trình nông thôn mới còn hạn chế; Việc lãnh đạo, chỉ đạo của cơ sở triển khai thực hiện chương trình có mặt còn hạn chế, lúng túng, chưa kịp thời. Công tác phối hợp có việc chưa được đồng bộ, nhịp nhàng giữa cơ quan cấp huyện, xã; Một số tiêu chí thực hiện còn chậm, gặp nhiều khó khăn: thu nhập bình quân đầu người, môi trường, nhà ở, phát triển sản xuất, khu dân cư kiểu mẫu...;

- Các tổ chức kinh tế ít kinh nghiệm, chưa mạnh dạn đầu tư nên việc tham gia vào Chương trình OCOP còn rụt rè; thiếu kiến thức về quản lý điều hành hoạt động tổ chức sản xuất cũng như năng lực lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Vì vậy đến nay một số sản phẩm tham gia OCOP chưa hoàn thiện về công nghệ sản xuất, bao bì nhãn mác và tiêu thụ sản phẩm còn ít, chưa ổn định như: Nấm lim xanh khô, Sâm cau rừng... Chưa thường xuyên kết nối được các sản phẩm OCOP của các huyện bạn để bán tại trung tâm OCOP huyện theo chỉ đạo của Ban điều hành OCOP tỉnh.

d. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế:

- Công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất của một số chính quyền cơ sở còn hạn chế, thiếu sâu sát cơ sở, chưa có nhiều cán bộ cơ sở mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, tạo mô hình tốt để nhân dân học tập làm theo.

- Chính sách ưu đãi đầu tư chưa thỏa đáng, nguồn lực hạn chế nên chưa có chính sách đủ mạnh trong liên kết tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

- Mặt bằng dân trí không đồng đều, tập quán sản xuất lạc hậu còn tồn tại trong một bộ phận dân cư, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chưa mạnh dạn, khả năng nhân rộng mô hình có hiệu quả vào sản xuất hạn chế; việc khai thác lợi thế của địa phương chưa được tốt; sản xuất còn mang tính chất lắp ghép của nhiều vùng, cộng với tập quán lạc hậu nên sản xuất còn manh mún.

- Mạng lưới cán bộ nông nghiệp ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu; khả năng cụ thể hóa Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở một số địa phương còn lúng túng, nhất là trong chỉ đạo thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt tại huyện ba chẽ quảng ninh (Trang 36)