Tình hình sản xuất Lợn thịt Ba Chẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt tại huyện ba chẽ quảng ninh (Trang 48 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễ n

3.1.1. Tình hình sản xuất Lợn thịt Ba Chẽ

Trong những năm qua, do định hướng chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, trên địa bàn huyện tình hình phát triển chăn nuôi có nhiều chuyển biến song còn nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến chăn nuôi lợn. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của huyện Ba Chẽ được thể hiện qua bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Số lượng lợn và sản lượng thịt hơi giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019 So sánh (%) Tốc độ phát triển BQ (%) 2018/2017 2019/2018 Số lượng lợn con 17.693 16.304 15.508 92,15 95,12 93,63 SL thịt hơi xuất chuồng tấn 2.678 2.505 2.332 93,54 93,09 93,32

(Nguồn:Niên giám thống kê năm 2019)

Qua bảng 3.1 ta có thể thấy, chăn nuôi lợn của huyện qua 3 năm 2017– 2019 có xu hướng giảm cả về quy mô và sản lượng thịt. Cụ thể:

- Về quy mô: Tổng đàn lợn qua 3 năm đã giảm từ 17.693 con (2017) xuống còn 15.508 con (2019) do đó tốc độ phát triển chỉ đạt 93.63%.

- Về sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Qua số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện Ba Chẽ cho thấy, qua 3 năm 2017 - 2019 sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của huyện có xu hướng giảm, cụ thể năm 2017 sản lượng xuất chuồng đạt 2.678 (tấn), nhưng đến năm 2019 con số này giảm xuống chỉ còn 2.332 tấn đạt tốc độ phát triển bình quân là 93,32% qua 3 năm. Sở dĩ có sự suy giảm này là do rất nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn nguyên nhân là do thay đổi thời tiết khí hậu

dịch bệnh nhiều trong khi chi phí giá cả thức ăn gia tăng, thị trường bất ổn, người dân chăn nuôi không có lãi nên không dám đầu tư mở rộng sản xuất. Chính vì vậy, chăn nuôi lợn trên địa bàn trong 3 năm 2017 - 2019 có xu hướng giảm cả về quy mô và sản lượng thịt.

Theo ý kiến của các chuyên gia và dựa trên các số liệu thống kê liên tục 10 năm (2009 - 2019), đến năm 2020, Quảng Ninh vẫn tồn tại hai hình thức chăn nuôi là nuôi truyền thống và chăn nuôi gia trại, trong đó chăn nuôi gia trại chiếm tới 60% (theo sản lượng). Theo thông tin từ người chăn nuôi (kết quả từ PRA), hiện nay những hộ gia đình chăn nuôi theo quy mô lớn đã bị thu hẹp. Hiện tại, hầu hết bà con nuôi lợn dưới hình thức kết hợp, tận dụng thức ăn thừa trong gia đình để chăn nuôi, để giảm rủi ro hộ chăn nuôi đã chuyển đổi nuôi một số con vật khác như: dê, thỏ, gà…

Do đó, muốn thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn huyện cần phải có chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật và ổn định thị trường cho người dân, chỉ có như vậy mới thúc đẩy phát triển chăn nuôi qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt tại huyện ba chẽ quảng ninh (Trang 48 - 49)