Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt tại huyện ba chẽ quảng ninh (Trang 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễ n

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình nghiên cu chui giá tr Vit Nam

Trong những năm qua ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị đối với một số ngành hàng trong lĩnh vực chăn nuôi như: Nghiên cứu chuỗi giá trị của ngành hàng thịt bò Cao Bằng do Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp thực hiện năm 2007, nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng thịt gà,…Đặc biệt trong đó có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến ngành hàng thịt lợn đã được tiến hành, các nghiên cứu đã chỉ rõ được thực trạng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam về sản xuất, tiêu thụ và cũng đưa ra được những giải pháp thiết thực nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi lợn ở nước ta. Cụ thể một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

- “Nghiên cứu ngành hàng thịt lợn trên địa bàn huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên” của tác giả Lê Ngọc Hướng (2012). Công trình đã thực hiện nghiên cứu đầy đủ thực trạng các tác nhân tham gia ngành hàng thịt lợn trên địa bàn huyện Văn Giang và đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của từng tác nhân trong ngành hàng thịt lợn của huyện.

- “Nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của tác giả Phạm Thị Tân (2012). Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ thịt lợn ở tỉnh Nghệ An. Trong các tác nhân này, hộ chăn nuôi và hộ tiêu dùng có số lượng đông nhất. Hộ chăn nuôi tạo ra giá trị gia tăng nhỏ nhất và cũng chịu nhiều rủi ro, bất lợi nhất so với các tác nhân khác. Phân phối VA, thu nhập thực tế giữa các tác nhân chưa thực sự hợp lý, người bán lẻ và lò mổ thu được lợi ích cao hơn các tác nhân khác. Phân tích tài chính cho thấy, hộ nuôi lợn thịt đang bị thua thiệt do phải sử dụng yếu tố đầu vào cao hơn giá xã hội. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các tác nhân và của cả kênh tiêu thụ thịt lợn, trong đó hộ chăn nuôi chịu ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi. Để kênh tiêu thụ thịt lợn ở Nghệ An phát triển tỉnh Nghệ An cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là các giải pháp kinh tế.

- "Nghiên cứu các hình thức trong chăn nuôi lợn ở Miền Bắc Việt Nam” do Nguyễn Tuấn Sơn và cộng sự (2009) thực hiện. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận ở miền Bắc Việt Nam tồn tại 3 hình thức chính trong hợp tác chăn nuôi lợn: hợp đồng chính thống, hợp đồng không chính thống và chăn nuôi độc lập. Các hộ chăn nuôi có liên kết với tư thương có thu nhập cao hơn các hộ không có liên kết và liên kết với hợp tác xã lại càng có ưu thế hơn. Chăn nuôi lợn ngoại chỉ phù hợp với các hộ có quy mô chăn nuôi từ trung bình trở lên.

- “ Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn ở huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây” của tác giả Nguyễn Thị Thắm (2005). Công trình này đã chỉ ra được thực trạng chăn nuôi lợn về sản xuất cũng như tiêu thụ của ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, đồng thời đề xuất ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn.

1.2.2. Tình hình thc hin chui giá tr Qung Ninh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có tổng đàn lợn dao động từ 1 triệu đến 1,2 triệu con, đang được nuôi ở 122.889 hộ gia đình, 3.608 gia trại, 736 trang trại và 31 doanh nghiệp; trong đó, đàn lợn giống ngoại hướng nạc chiếm khoảng 38%, đàn lợn lai chiếm khoảng 52%, các giống lợn địa phương chiếm khoảng 10%. Hệ thống giống lợn ngoại những năm qua đã từng bước được tăng cường, trên địa

bàn tỉnh hiện có 8 cơ sở nuôi giữ đàn lợn nái ngoại cấp giống ông bà với số lượng gần 2.000 con, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, hàng năm sản xuất khoảng 11.500 lợn cái ngoại hậu bị cấp bố mẹ, cung cấp con giống cho người dân trong tỉnh theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; đàn lợn nái lai, nái nội các hộ đang lai tạo, chọn lọc tại địa phương; đàn lợn được sinh ra từ đàn bố mẹ đều được nuôi thương phẩm, giết thịt, đến nay không còn tình trạng sử dụng lợn thương phẩm vào nuôi sinh sản trong nhân dân.

Trong thời gian qua, dịch bệnh động vật nói chung và bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nói riêng trên địa bàn cả nước và tỉnh ta diễn biến phức tạp; cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, bảo vệ đàn lợn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, đơn vị chủ động triển khai ngay các biện pháp phòng, chống bệnh dịch, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng trên, để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn sinh học và phát triển chăn nuôi một cách bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi tập trung áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, thường xuyên sát trùng, tiêu độc và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ các hoạt động thu mua, buôn bán và vận chuyển lợn trên địa bàn. Tập trung tuyên truyền đến các cơ sở chăn nuôi (cả chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại) phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học một cách đồng bộ, hiệu quả và không ngừng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi ở các khâu (con giống, chuồng trại, trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi; thức ăn, nước uống và dinh dưỡng; chăm sóc, nuôi dưỡng; vệ sinh thú y và quản lý dịch bệnh; xử lý môi trường).

Trong thời gian chưa công bố hết bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn, các cơ sở chăn nuôi chưa vội nhập đàn, tái đàn. Căn cứ vào tình hình thực tế của từng

địa phương, các huyện chủ động rà soát, thống kê chăn nuôi lợn để có kế hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi lợn phù hợp với địa phương, theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, (bao gồm: chăn nuôi lợn ngoại hướng nạc, lợn lai, lợn sữa thuộc nhóm con nuôi đặc sản), đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng theo phân khúc thị trường tiêu thụ, gắn với bảo vệ môi trường chăn nuôi và an toàn thực phẩm. Chỉ đạo khẩn trương để xây dựng các trang trại, khu trang trại chăn nuôi lợn tập trung đủ điều kiện cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, nhất là các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn; khuyến cáo đến các chủ trang trại nâng cấp, sửa chữa hệ thống chuồng trại, hạ tầng chăn nuôi lợn và có biện pháp xử lý chất thải hữu hiệu như xây rãnh thu gom xử lý chất thải, hệ thống hầm biogas, hố lắng lọc, ao hồ sinh học, hồ điều hòa, máy tách phân, trồng cây xanh,... thực hiện quy trình xử lý mầm bệnh, ký sinh trùng có trong phân, nước tiểu, chất thải của lợn bằng các biện pháp sinh học, hóa học hoặc ủ nhiệt, tạo cảnh quan sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và cộng đồng.

1.2.2. Bài hc rút ra cho huyn Ba Ch

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp huyện Ba Chẽ, việc phát triển chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có. Do vậy, bài học rút ra cho huyện Ba Chẽ là:

Thứ nhất: Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện chế biến thịt lợn. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện chế biến dược liệu là khâu rất quan trọng để bảo đảm chất lượng của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai: Cần ký kết biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác với một số doanh nghiệp, trường đại học về các nội dung liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn

Thứ 3: Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ thịt lợn. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát huy giá trị thịt lợn. Huyện cần xây dựng các nhãn hiệu và thông qua phương tiện truyền thông, tổ chức sự kiện, lễ hội, xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP…

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điu kin t nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Ba Chẽ cách thành phố Hạ Long 95 km theo đường quốc lộ 18A hướng Hạ Long đi Móng Cái. Huyện Ba Chẽ có toạ độ địa lý và tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

Độ vĩ Bắc từ 2107'40" đến 21023'15"

Độ kinh Đông từ 106058'5" đến 107022'00" Phía Bắc giáp huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn

Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Cẩm Phả Phía Đông giáp huyện Tiên Yên

Phía Tây giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Địa hình Ba Chẽ bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi và các con sông, suối tạo thành các thung lũng hẹp. Độ cao trung bình từ 300 - 500 m so với mực nước biển. Độ dốc trung bình từ 20 - 250.

2.1.1.3. Khí hậu

Ba Chẽ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm, mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh khu vực miền Đông, khí hậu của Huyện có những đặc trưng sau:

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình từ 210C - 230C, về mùa hè nhiệt độ trung bình giao động từ 26 - 280C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,60C vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình giao động từ 12 -160C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 10C.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao nhất và tháng 3, 4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12

cũng đạt tới 76%. Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm không khí thấp hơn.

2.1.1.4. Thuỷ văn

Hệ thống sông suối của huyện Ba Chẽ chịu ảnh hưởng sự chia cắt của địa hình đã hình thành nên hệ thống sông suối chằng chịt.

Sông Ba Chẽ là con sông lớn nhất trong hệ thống sông suối của Huyện được bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây Bắc chạy dọc theo các xã rồi đổ ra biển. Vùng ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn của Sông Ba Chẽ là thị trấn Ba Chẽ và vùng hạ lưu. Do trực tiếp ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ triều nên những thời kỳ triều cường kết hợp với mưa lớn ở thượng lưu thường gây lũ lụt, cốt ngập lụt thấp nhất là +6m. Ngoài ra còn hệ thống các sông, suối nhỏ như:

Sông Quánh bắt nguồn từ huyện Hoành Bồ chảy qua phía Nam xã Minh Cầm theo hướng Bắc đổ về sông Ba Chẽ, đây là nhánh sông đầu nguồn chính của sông Ba Chẽ.

Sông Đoáng bắt nguồn từ huyện Hoành Bồ chảy qua phía Nam xã Đạp Thanh chảy về hướng Bắc, đổ vào sông Ba Chẽ.

Sông Làng Cổng bắt nguồn từ phía Nam xã Đồn Đạc, chảy về phía Bắc đổ vào sông Ba Chẽ.

Suối Khe Hương, Khe Lầy, Khe Liêu, Khe Buông, Khe Tráng bắt nguồn từ phía Tây xã Lương Mông đổ vào sông Ba Chẽ. Suối Khe Lọng bắt nguồn từ phía Bắc xã Thanh Sơn theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ.

Suối Khe Nháng cũng bắt nguồn từ phía Bắc xã Thanh Lâm theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ.

2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên khác. a. Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của Ba Chẽ để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo.

- Diện tích đất có rừng năm 2019 của huyện như sau:

+ Diện tích đất rừng sản xuất: 48.844 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 45.083,8 ha.

+ Diện tích đất phòng hộ: 7.847,2 ha, trong đó diện tích đất có rừng phòng hộ là 6.420,3 ha.

b. Đất đai, thổ nhưỡng

Theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nông hoá tỉnh Quảng Ninh của Trung tâm Tài nguyên và Môi trường thuộc Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thì trên địa bàn huyện Ba Chẽ có 3 nhóm đất chính. Cụ thể như sau:

* Nhóm đất phù sa (P) - FLUVISOLS (FL):

* Nhóm đất vàng đỏ (F) - ACRISOLS (AC)

* Nhóm đất nhân tác (NT) - ANTHROSOLS (AT)

* Đất đai theo công dụng kinh tế

2.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Bảng 2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

I

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện

(theo giá hin hành)

Triệu đồng 722.565 863.325 1.080.447

1 Ngành nông, lâm

nghiệp, thủy sản Triệu đồng 366.559,6 403.173,8 515.373,2 2 Ngành công nghiệp, xây

dựng Triệu đồng 146.680,7 207.198 291.720,7 3 Ngành dịch vụ Triệu đồng 215.324,4 252.954,2 273.353,1 4 Tốc độ tăng giá trị sản

xuất các ngành kinh tế % 15,0 15,3 16,6

II

Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế

(theo giá hin hành)

% 100,0 100,0 100,0

nghiệp, thủy sản

2 Ngành công nghiệp % 20,3 24,0 27,0

3 Ngành dịch vụ % 29,8 29,3 25,3

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019

Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) trên địa bàn huyện tăng từ 722.565 triệu đồng năm 2017 lên 1.080.447 triệu đồng năm 2019. Tăng trưởng kinh tế của huyện thể hiện ở cả 3 lĩnh vực sản xuất là ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, ngành công nghiệp và ngành dịch vụ, trong đó ngành nông, lâm nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất, 02 ngành còn lại có mức tăng trưởng tương đương nhau.

Cơ cấu kinh tế của huyện Ba Chẽ chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 49,9% năm 2017 xuống còn 47,7% năm 2019 (giảm 2,2%). Ngành dịch vụ giảm từ 29,8% năm 2017 xuống còn 25,3% năm 2019 (giảm 4,5%). Ngành công nghiệp có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ 20,3% năm 2017 lên còn 27% năm 2019 (tăng 6,7%). Việc chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Ba Chẽ, tuy nhiên vẫn cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ và công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến, trong đó chú trọng vào chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp, dược liệu để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.

2.1.2.2. Điều kiện xã hội * Về dân số:

Huyện Ba Chẽ được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 07 xã và 1 thị trấn, được chia thành 03 tiểu vùng. Tiểu vùng 1 bao gồm 3 xã phía Tây là Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm; Tiểu vùng 2 bao gồm 3 xã Thanh Lâm, Thanh Sơn, Đồn Đạc; Tiểu vùng 3 gồm Thị trấn Ba Chẽ và xã Nam Sơn. Dân số toàn huyện ước tính đến ngày 31/12/2019 là 22.210 người; dân số nông thôn: 17.534 người (chiếm 78,9% dân số toàn huyện), dân số thành thị là 4.676 người (chiếm 21,1% dân số toàn huyện).

Theo giới tính: Năm 2019 dân số nữ trung bình là 10.786 người, chiếm 48,56%; Đặc biệt với sự kiên trì của công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỷ số giới tính đã chuyển về thế cân bằng hơn và đạt mức 101 nam/100 nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt tại huyện ba chẽ quảng ninh (Trang 30)