Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt tại huyện ba chẽ quảng ninh (Trang 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễ n

2.5.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu thu thập

2.5.2.1. Phương pháp phân tích

Phân tích kinh tế chuỗi gồm phân tích chi phí trung gian, doanh thu, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) của mỗi tác nhân và của toàn chuỗi.

2.5.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu thu thập

Các số liệu sơ cấp được tổng hợp và xử lý trên phần mềm EXCEL 2.5.2.3. Phương pháp SWOT

Đây là phương pháp nhằm giúp cộng đồng có thể tự tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địa phương nơi họ đang sinh sống.

Từ những kết quả phân tích đó có thể đề xuất hoặc đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, đẩy lùi điểm yếu và vượt qua thách thức trong tương lai.

2.6. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

- Giá trị gia tăng (VA - Value Added):

[Giá trị gia tăng] = [tổng giá bán sản phẩm] – [giá trị hàng hóa trung gian] (ví dụ chi phí đầu vào: mua nguyên vật liệu, dịch vụ v.v.).

- Doanh thu (TR- total revenue): TR = Pi*Qi

- Tổng chi phí (TR -total cost): Tổng chi phí của mỗi tác nhân sẽ bằng chi phí đầu vào cộng với chi phí tài chính tăng thêm

- Giá trị gia tăng thuần hay lợi nhuận: NVA = VA –(W + T + FF +…) - Tổng lợi nhuận và tổng thu nhập chuỗi: Tổng lợi nhuận bằng lợi nhuận đơn vị nhân với lượng bán ra của mỗi tác nhân rồi tổng hợp lại. Tổng thu nhập chuỗi bằng giá bán đơn vị nhân với lượng bán ra của mỗi tác nhân rồi tổng hợp lại.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Lợn thịt Ba Chẽ

3.1.1. Tình hình sn xut Ln tht Ba Ch

Trong những năm qua, do định hướng chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, trên địa bàn huyện tình hình phát triển chăn nuôi có nhiều chuyển biến song còn nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến chăn nuôi lợn. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của huyện Ba Chẽ được thể hiện qua bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Số lượng lợn và sản lượng thịt hơi giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019 So sánh (%) Tốc độ phát triển BQ (%) 2018/2017 2019/2018 Số lượng lợn con 17.693 16.304 15.508 92,15 95,12 93,63 SL thịt hơi xuất chuồng tấn 2.678 2.505 2.332 93,54 93,09 93,32

(Nguồn:Niên giám thống kê năm 2019)

Qua bảng 3.1 ta có thể thấy, chăn nuôi lợn của huyện qua 3 năm 2017– 2019 có xu hướng giảm cả về quy mô và sản lượng thịt. Cụ thể:

- Về quy mô: Tổng đàn lợn qua 3 năm đã giảm từ 17.693 con (2017) xuống còn 15.508 con (2019) do đó tốc độ phát triển chỉ đạt 93.63%.

- Về sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Qua số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện Ba Chẽ cho thấy, qua 3 năm 2017 - 2019 sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của huyện có xu hướng giảm, cụ thể năm 2017 sản lượng xuất chuồng đạt 2.678 (tấn), nhưng đến năm 2019 con số này giảm xuống chỉ còn 2.332 tấn đạt tốc độ phát triển bình quân là 93,32% qua 3 năm. Sở dĩ có sự suy giảm này là do rất nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn nguyên nhân là do thay đổi thời tiết khí hậu

dịch bệnh nhiều trong khi chi phí giá cả thức ăn gia tăng, thị trường bất ổn, người dân chăn nuôi không có lãi nên không dám đầu tư mở rộng sản xuất. Chính vì vậy, chăn nuôi lợn trên địa bàn trong 3 năm 2017 - 2019 có xu hướng giảm cả về quy mô và sản lượng thịt.

Theo ý kiến của các chuyên gia và dựa trên các số liệu thống kê liên tục 10 năm (2009 - 2019), đến năm 2020, Quảng Ninh vẫn tồn tại hai hình thức chăn nuôi là nuôi truyền thống và chăn nuôi gia trại, trong đó chăn nuôi gia trại chiếm tới 60% (theo sản lượng). Theo thông tin từ người chăn nuôi (kết quả từ PRA), hiện nay những hộ gia đình chăn nuôi theo quy mô lớn đã bị thu hẹp. Hiện tại, hầu hết bà con nuôi lợn dưới hình thức kết hợp, tận dụng thức ăn thừa trong gia đình để chăn nuôi, để giảm rủi ro hộ chăn nuôi đã chuyển đổi nuôi một số con vật khác như: dê, thỏ, gà…

Do đó, muốn thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn huyện cần phải có chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật và ổn định thị trường cho người dân, chỉ có như vậy mới thúc đẩy phát triển chăn nuôi qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn.

3.1.2. Tình hình chế biến và tiêu th Ln tht Ba Ch

3.1.2.1 Tình hình chế biến

Huyện Ba Chẽ hiện có hơn 20 lò giết mổ tập trung, công suất giết mổ đối với lợn khoảng 150-200 con/ngày; trung bình lò mổ có công suất nhỏ 5- 20 con/ngày hoặc chỉ mổ theo thời vụ. Những lò giết mổ lợn cung ứng nội tỉnh và tập trung cho huyện Ba Chẽ và các huyện.

Hoạt động chế biến các sản phẩm từ thịt lợn trên địa bàn huyện Ba Chẽ chủ yếu là làm giò, chả và làm ruốc. Các gia đình hoạt động kinh doanh chế biến sản phẩm từ thịt lợn chủ yếu là các hộ ở khu vực trung tâm thị trấn Ba Chẽ, xã Thanh Sơn nơi đông dân cư, nhu cầu về các sản phẩm giò, chả, ruốc cao. Chủ yếu hoạt động chế biến của các hộ đều làm bằng thủ công theo phương thức truyền thống, chưa có cơ sở hay nhà máy chế biến thịt lợn nào trên địa bàn theo phương thức công nghiệp.

3.1.2.2. Tình hình tiêu thụ

- Thu gom: Lợn của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh được chu chuyển qua trung gian là thương lái tại địa phương, phương tiện đi lại là xe môtô hoặc dắt bộ. Ngoài ra còn những thương lái ngoài tỉnh đến mua, chủ yếu những thương lái này đến từ tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang…thường kết hợp với thương lái tại địa phương để mua lợn hoặc mua trực tiếp từ người chăn nuôi.

Tiêu thụ cuối cùng: Lượng lợn thương phẩm (trọng lượng từ 120kg - 150kg/con, đạt tiêu chuẩn xuất chuồng) dao động trong khoảng 10% tổng đàn được phân phối đến người tiêu dùng thông qua người bán buôn, bán lẻ tại các chợ. Sản phẩm thịt lợn được phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua những người bán buôn, bán lẻ tại các chợ trong huyện Ba Chẽ, trong tỉnh và ở các tỉnh khác. Riêng thịt lợn huyện Ba Chẽ còn được tiêu thụ tại siêu thị ở tỉnh Quảng Ninh và siêu thị ở các tỉnh khác.

3.2. Thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị Lợn thịt Ba Chẽ

3.2.1. Sơ đồ chui giá tr tht ln

3.2.1.1. Chức năng và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn Ba Chẽ

Chuỗi giá trị lợn thịt huyện Ba Chẽ bao gồm các chức năng cơ bản như sau: - Chức năng đầu vào cho chăn nuôi lợn bao gồm con giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, ….

- Chức năng sản xuất bao gồm các hoạt động nuôi lợn thịt từ lợn giống hoặc nuôi theo hình thức vỗ béo.

- Chức năng thu gom là chức năng trung gian vận chuyển lợn từ người sản xuất đến các tác nhân tiếp theo của chuỗi.

- Chức năng chế biến bao gồm các hoạt động giết mổ lợn.

- Chức năng thương mại bao gồm các hoạt động mua bán thịt lợn đến người tiêu dùng tại địa phương và ngoài địa phương.

- Chức năng tiêu dùng gồm các hoạt động mua thịt lợn để tiêu dùng trực tiếp hay gián tiếp qua người tiêu dùng công nghiệp (nhà hàng, khách sạn). Tương ứng với mỗi chức năng trong chuỗi có ít nhất một tác nhân tham gia chuỗi và các tác nhân này nối kết với nhau thành một hệ thống cung ứng lẫn nhau từ sản xuất đến tiêu thụ gọi là hệ thống chuỗi. Thịt lợn của huyện Ba Chẽ được tiêu thụ ở thị trường nội địa nên chức năng tiêu dùng chỉ thuộc lãnh thổ của Việt Nam.

Những tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn ở huyện Ba Chẽ là:

- Người nuôi lợn;

- Thương lái mua lợn từ những hộ nuôi lợn;

- Người giết mổ:Lò giết mổ lợn; Hộ giết mổ trong huyện; - Người chế biến (giò, chả)

- Người bán lẻ; - Người tiêu dùng

- Các nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi giá trị thịt lợn:

- Cán bộ khuyến nông hỗ trợ các chức năng đầu vào, sản xuất cho nông dân, trang trại về kỹ thuật sản xuất.

- Cán bộ kiểm dịch và thú y hỗ trợ cho các chức năng đầu vào, sản xuất, giết mổ và thương mại cho các chủ thể là nông dân, lò giết mổ, bán buôn và bán lẻ.

- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đóng cả hai vai trò vừa hỗ trợ vừa thúc đẩy phát triển chuỗi trong hai khâu đầu vào và sản xuất

- Các tổ chức thực hiện chương trình, dự án phát triển ngành chăn nuôi - Ngân hàng hỗ trợ vốn cho các chủ thể từ khâu đầu vào cho đến giết mổ - Chính quyền các cấp tỉnh, huyện và xã đóng vai trò thúc đẩy quan trọng trong toàn chuỗi.

3.2.1.2. Sơđồ chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn

Lợn thịt từ chăn nuôi đi vào thị trường không chỉ qua một luồng mà đi qua nhiều luồng với nhiều thành viên trung gian, các thành viên này cùng tham gia và chiếm lĩnh thị phần trên thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt lợn. Chuỗi giá trị thịt lợn huyện Ba Chẽ có 4 kênh th trường chính được chia thành hai nhóm như sau:

Kênh thị trường trong tỉnh: Kênh thị trường này chiếm 61,8% sản lượng của chuỗi giá trị thịt lợn và bao gồm hai kênh chính như sau:

Kênh 1: Người nuôi lợn – Hộ giết mổ trong huyện - Người bán lẻ trong tỉnh -

Người tiêu dùng.

Kênh 2: Người nuôi lợn – Thương lái trong tỉnh – Lò giết mổ trong tỉnh -

Người bán lẻ – Người tiêu dùng.

Kênh thị trường ngoài tỉnh: Thị trường này chiếm đến 38,2% sản của chuỗi và bao gồm các kênh thị trường như sau:

Kênh 3: Người nuôi lợn - Thương lái trong tỉnh - Thương lái ngoài tỉnh - Lò

giết mổ ngoài tỉnh - Người bán lẻ ngoài tỉnh -Người tiêu dùng.

Kênh 4: Người nuôi lợn - Thương lái ngoài tỉnh - Lò giết mổ ngoài tỉnh - Người bán lẻ ngoài tỉnh - Người tiêu dùng

Hoạt động - Giống - Thức ăn - Thú Y - Lao động - Chuồng trại - Chăm sóc - Xuất chuồng - Thu gom -Vận chuyển - Làm sạch - Giêt mổ - Chế biến (giò, chả) - Bán sỉ - bán lẻ Tiêu dùng trong nước Tác nhân Các nhà cung cấp đầu tưđầu vào Hộ gia đình, Tổ HT, HTX, trang trại Thương lái trong, ngoài tỉnh Lò mổ, hộ giết mổ Người bán sỉ, người bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng

Sơ đồ 3.2. Các hoạt động và tác nhân chính trong chuỗi giá trị thịt lợn Ba Chẽ

Sơ đồ 3.3. Sơ đồ chuỗi giá trị thịt lợn Ba Chẽ

Tác nhân đầu tiên trong chuỗi giá trị thịt lợn đó là hộ chăn nuôi lợn. Ở Ba Chẽ, hầu hết các hộ chăn nuôi qui mô nhỏ với hình thức tận dụng nhằm mục đích tiết kiệm tiền và cung cấp phân hữu cơ cho trồng trọt. Các hộ chăn nuôi hầu hết đều bán cho người thu gom (thương lái), hộ giết mổ địa phương và lò mổ, người thu gom ở đây có hai hướng chủ yếu: hướng thứ nhất là mua lợn thịt của người nông dân, giết mổ, bán buôn và bán lẻ. Hướng thứ hai là thu gom lợn từ người dân và hưởng giá chênh lêch giữa giá mua và bán lợn thịt.

Thu gom trong tỉnh là người dân ở trong huyện Ba Chẽ và người dân ở các huyện khác trong tỉnh thu gom lợn và hưởng chênh lệch giữa giá mua và bán lợn thịt. Họ tự bỏ tiền ra và tự chịu về tất cả rủi ro trong quá trình mua lợn thịt. Thu gom

ngoài tỉnh là người dân ở các tỉnh lân cận như Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang… thu

gom lợn và hưởng hoa hồng trên từng đầu con lợn thịt. Thị trường của các hộ thu gom là cung cấp lợn cho thị trường nội tỉnh, thị trường ngoại tỉnh (Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn…).

Các hộ giết mổ, lò mổ mua lợn thịt từ các hộ chăn nuôi nhỏ hoặc thu gom, mua lại từ thương lái sau đó giết mổ và bán thịt lợn cho người bán lẻ hoặc người tiêu dùng.

Hộ chế biến thường mua thịt lợn từ các hộ giết mổ với số lượng nhỏ, sau đó làm giò, chả bán thành phẩm cho người tiêu dùng qua hệ thống bán lẻ tại các chợ ở địa phương. Người tiêu dùng ở đây vừa là nội tỉnh, vừa là ngoại tỉnh. Thực tế luồng sản phẩm di chuyển từ tác nhân này sang tác nhân khác đều có sự hao hụt với 1 tỷ lệ nhất định. Đặc biệt là sau khi giết mổ, từ lợn hơi chuyển thành thịt lợn mà giao dịch buôn bán chủ yếu là thịt lợn móc hàm.

Trong chuỗi giá trị, đầu ra của tác nhân này chính là đầu vào của tác nhân kế tiếp, cho đến khi sản phẩm đến tác nhân cuối cùng. Trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu trực tiếp về các tác nhân thương lái ngoài tỉnh mà chỉ nghiên cứu gián tiếp thông qua các tác nhân tham gia trong chuỗi ở thị trường nội tỉnh.

3.2.2. Hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn

3.2.2.1. Người chăn nuôi lợn i) Thông tin chung của hộ

Hộ chăn nuôi là những tác nhân quan trọng trong chuỗi, có vai trò tạo ra nguồn cung lợn thịt cho thị trường. Tình hình chung của cac hộ thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Tình hình cơ bản của các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ba Chẽ

Chỉ tiêu ĐVT Chung Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ điều tra Hộ, trang

trại

50

Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 43,53

Kinh tế của hộ thuộc loại

- Khá Hộ 34 68

- Trung bình Hộ 11 22

- Nghèo Hộ 5 10

Trình độ văn hóa của chủ hộ

- Cấp 1 Hộ 6 12

- Cấp 2 Hộ 32 64

- Cấp 3 Hộ 12 24

Trình độ chuyên môn của chủ hộ 0

- CĐ, ĐH Hộ 4 8

- Trung cấp Hộ 22 44

- Sơ cấp Hộ 24 48

Số nhân khẩu/ hộ Người/hộ 4,67

Số lao động BQ/ hộ LĐ/hộ 3,2 Thu nhập của hộ + Thu từ chăn nuôi lợn % 85 + Thu từ lương % 0 + Thu từ ruộng, vườn, ao % 5 + Thu từ ngành nghề phụ % 10

Thời gian chăm sóc lợn/ngày Giờ 4

Số năm nuôi lợn BQ Năm 11,76

Qua bảng 3. 2 cho ta thấy các hộ chăn nuôi lợn (gồm cả lợn nái và lợn thịt) đa số là các hộ khá (100%), tuổi trung bình của các chủ hộ chủ yếu là độ tuổi trung niên 43,53 tuổi, đa số các hộ đều có trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên, trong đó số chủ hộ có trình độ cấp 1 là 6 hộ chiếm 12%, trình độ cấp 2 là 32 hộ (64%) còn lại là chủ hộ có trình độ cấp 3 trở nên.

Về trình độ chuyên môn của các hộ, hầu hết các chủ hộ đều có trình độ sơ cấp và trung cấp, trình độ đại học rất ít (chỉ có 4 chủ hộ nuôi lợn nái có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 8%).

Về nhân khẩu và lao động của các hộ chăn nuôi: Các hộ có số nhân khẩu trung bình là 4,67 người/hộ, số lao động trung bình là 3,2 lao động/ hộ. Như vậy, với các hộ nhỏ lẻ thì số nhân công có thể đảm bảo lao động còn để hoạt động chăn nuôi với quy mô lớn như trang trại thì chủ các trang trại phải thuê nhân công làm việc.

Về thu nhập của hộ: Qua kết quả tổng hợp điều tra tại bảng 3.2 cho thấy hầu hết các hộ tham gia chăn nuôi lợn đều có quy mô lớn, nên thu nhập của các hộ hầu hết là thu từ hoạt động chăn nuôi là chính, các nguồn thu khác chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ. Cụ thể: có tới 85% tổng thu nhập là từ chăn nuôi, còn lại 5% là thu từ vườn, ao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt tại huyện ba chẽ quảng ninh (Trang 46)