Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chính tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai (Trang 28 - 29)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3.3. Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp

nghiệp tại huyện Thống Nhất

Nông nghiệp huyện Thống Nhất có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn. Nền nông nghiệp của huyện trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng, giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện năm 2016 đạt 3.206,3 tỷ đồng (giá cố định năm 2010), trong đó trồng trọt đạt 1.418,1 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 1.749,4 tỷ đồng và dịch vụ nông nghiệp đạt 38,8 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã bắt đầu có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp đã giải quyết được căn bản lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện và một phần cung cấp cho thị trường. Tỷ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, hoa, các loại cây hoa, các loại cây cảnh hàng hoá đã bắt đầu có sự chuyển biến tích cực. Chăn nuôi phát triển đều và có tốc độ tăng cao.

Huyện Thống Nhất có tiềm năng đất đai, lao động khá dồi dào. Tuy nhiên, từ trước tới nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào có quy mô lớn và có ý nghĩa thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất; trong khi việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhanh hơn và bền vững hơn nền kinh tế nông nghiệp của huyện. Vì vậy, Thống Nhất cần phải nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các giải pháp đất đai phù hợp, thiết thực với điều kiện cụ thể của huyện, nhằm nâng cao hiệu quả trước mắt và lâu dài.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chính tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai (Trang 28 - 29)