Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chính tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai (Trang 56 - 63)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.1.Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp vùng nghiên cứu

3.3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp các xã nghiên cứu

Theo số liệu Thống kê đất đai năm 2016, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại các xã Gia Tân 3 và xã Gia Kiệm được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 của vùng nghiên cứu

STT Loại đất loại đất Xã Gia Tân 3 (đồng bằng) Xã Gia Kiệm (gò, đồi núi) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 1.725,68 100,00 3.035,68 100,00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1.644,00 95,27 2.754,05 90,72 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 466,58 27,04 196,79 6,48 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.177,42 68,23 2.557,26 84,24 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 60,58 3,51 13,95 4,23 1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 21,10 1,22 267,67 5,05

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Xã Gia Tân 3 Xã Gia Kiệm 1644 2754.05 60.58 13.95 21.1 267.67

Đất sản xuất nông nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp khác

Hình 3.5: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu

Từ bảng 3.8 và hình 3.5 trên cho thấy, cả hai xã trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu là sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, còn lại số ít là sử dụng vào đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác. Trên địa bàn hai xã đều không có đất lâm nghiệp.

Hình 3.6: Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu

Từ bảng 3.8 và hình 3.6 trên cho thấy: Trong đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là sử dụng đất trồng cây lâu năm vì có địa hình gò, đồi núi được hình thành tập trung ở

khu vực quanh các núi lửa thuộc xã Gia Kiệm nên chất đất có thành phần cơ giới trung bình, độ chua trong đất từ ít chua đến trung tính, đạm, lân tổng số và mùn giàu, có nhiều đá lộ đầu và đá phiến, tỉ lệ sử dụng đất thấp rất thích hợp cho các loại cây lâu năm như Chôm chôm, Điều..., đặc biệt là Chuối, hầu như không có khả năng cơ giới hóa. Đất trồng cây hàng năm còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp và chủ yếu trồng các loại câu rau màu và các cây họ đậu.

3.3.1.2. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp các xã nghiên cứu

* Vùng 1: Vùng đồng bằng (xã Gia Tân 3)

Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất chính của vùng được thể hiện như sau:

Bảng 3.9: Các loại hình sử dụng đất vùng 1 (xã Gia Tân 3)

Loại hình sử dụng đất Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%) Kiểu sử dụngđất Tổng diện tích đất sản

xuất nông nghiệp 1.644,00 100,00

1. Chuyên lúa 165,34 10,06 1. Lúa đông xuân – lúa hè thu

2.Lúa – màu 90,39 5,50 2. Lúa đông xuân – lạc – sắn 3. Lúa đông xuân – rau các loại

3. Chuyên màu 210,85 12,82

4. Lạc – sắn 5. Rau các loại

4. Cây lâu năm 1.177,42 71,62

6. Chuối 7. Chôm chôm

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và kết quả điều tra, tháng 10/2017)

Loại hình sử dụng đất chính của xã chủ yếu là chuyên lúa, chuyên màu và cây ăn quả lâu năm. Loại hình sử dụng đất lúa - màu chiếm diện tích nhỏ nhất trong khu vực với 90,39 ha khoảng 5,50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã, chủ yếu là lúa 1 vụ xen lạc, sắn, rau cac loại. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa chiếm diện tích tương đối cao với 165,34ha khoảng 10,06% diện tích sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là lúa 2 vụ (Đông xuân - Hè thu). Loại hình sử dụng đất chuyên màu chiếm diện tích khá lớn với 210,85ha khoảng 12,82% diện tích sản xuất nông nghiệp. Với đặc điểm đất đai

thích hợp với trồng cây ăn quả (đặc biệt là cây Chuối và Chôm chôm) nên diện tích loại hình này chiếm rất lớn với 1.177,42ha khoảng 71,62% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã.

* Vùng 2: Vùng đồi núi (xã Gia Kiệm)

Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất chính của vùng được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.10: Các loại hình sử dụng đất vùng 2 (xã Gia Kiệm)

Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Kiểu sử dụng đất

Tổng diện tích đất sản

xuất nông nghiệp 2.754,05 100,00

1. Chuyên lúa 36,84 1,34 1. Lúa đông xuân - lúa hè thu

2. Chuyên màu 159,95 5,81 2. Chuyên rau (3 vụ)

3. Cây lâu năm 2.557,26 92,85

3. Chuối 4. Chôm chôm

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và kết quả điều tra, tháng 10/2017)

Loại hình sử dụng đất chính của xã chủ yếu là chuyên lúa, chuyên màu và cây lâu năm. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa là 2 vụ lúa (Đông xuân - Hè thu) với tổng diện tích là 36,84ha chiếm 1,34% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Loại hình sử dụng đất chuyên màu với cây trồng chủ yếu là chuyên rau các loại có diện tích tương đối lớn với 159,95ha chiếm 5,81% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Do đặc điểm là một xã thuần nông có địa hình gò, đồi núi cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây ăn trái nên diện tích dành cho loại hình cây lâu năm này chiếm khá lớn với 2.557,26ha chiếm tới 92,85% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã.

3.3.1.3. Mô tả các loại hình sử dụng đất chính

Theo số liệu thống kê tại bảng dưới đây, kết hợp với điều tra thực tế về tình hình sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã xác định được các loại hình sử dụng đất chính như sau:

- Vùng 1: Có 4 loại hình sử dụng đất chính đó là: Chuyên lúa; Lúa – màu; Chuyên màu và Cây lâu năm, với 7 kiểu sử dụng đất.

- Vùng 2: Có 3 loại hình sử dụng đất chính đó là: Chuyên lúa; Chuyên màu và Cây lâu năm, với 4 kiểu sử dụng đất.

Tổng hợp các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất chính của cả 02 vùng được thể hiện như sau:

Bảng 3.11: Các loại hình sử dụng đất của 02 vùng nghiên cứu

Loại hình sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất

Vùng 1 (Vùng đồng bằng) Vùng 2 (Vùng gò, đồi núi)

1. Chuyên lúa Lúa đông xuân - lúa hè thu Lúa đông xuân - lúa hè thu

2. Lúa - màu

Lúa đông xuân – lạc - sắn -

Lúa đông xuân - rau các loại -

3. Chuyên màu

Lạc - sắn -

Rau các loại Rau các loại

4. Cây lâu năm

Chuối Chuối

Chôm chôm Chôm chôm

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và kết quả điều tra, tháng 10/2017) * Loại hình sử dụng đất trồng lúa:Loại hình sử dụng đất này được trồng chủ yếu và phổ biến ở địa hình đồng bằng và địa hình thấp có khả năng tưới tiêu tốt, có truyền thống và tồn tại từ lâu, được người dân chấp nhận. Giống lúa chủ yếu được người dân áp dụng là giống thuần Xi23, Nhị ưu 838, HT1…gạo dẻo, thơm ngon, cho năng suất cao, phù hợp với khí hậu của địa phương.

+ Lúa Đông xuân: Được tiến hành gieo trồng từ tháng 11 (dương lịch) đến tháng 4 năm sau, đây là vụ chính trong năm. Thời tiết tương đối thuận lợi và chủ động được nguồn nước tưới tiêu.

+ Lúa Hè thu: Được tiến hành gieo trồng từ tháng 5 (dương lịch) đến hết tháng 9. Vụ này người dân gieo trồng thường giảm diện tích do thời tiết không thuận lợi và không chủ động được tưới tiêu nên một số diện tích thường bị bỏ hoang.

* Loại hình sử dụng đất trồng Lúa – màu: Loại hình này người dân thường kết hợp gieo trồng 1 vụ lúa kết hợp với 2 vụ màu hoặc 1 vụ lúa kết hợp với trồng rau các loại. Các loại hình này tuy không chênh lệch lớn về hiệu quả kinh tế nhưng lại hiệu quả về sử dụng tiết kiệm nguồn nước tưới tiêu. Cùng một nguồn nước tưới vào mùa khô, có thể nhân đôi diện tích trồng sắn so với trồng lúa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu.

* Loại hình sử dụng đất trồng Rau các loại: Rau trồng trên địa bàn huyện Thống Nhất khá đa dạng về chủng loại, gồm rau ăn lá (cải, rau ngót, rau muống, rau cần, các loại rau thơm…), rau ăn trái (bầu, bí, khổ qua, dưa leo, mướp hương,…). Năng suất trung bình của các loại rau khá cao. Tuy nhiên, do thời gian sinh trưởng của từng loại rau rất khác nhau nên khó thống kê năng suất trung bình và trong thực tế năng suất thường cao hơn đáng kể so với năng suất trung bình trong thống kê. Theo kết quả điều tra, kết hợp với thu thập số liệu của phòng Nông nghiệp nông thôn thì:

+ Rau được trồng tập trung ở khu vực Gia Tân3, Gia Kiệm, Lộ 25 và rải rác tại các xã khác trong huyện với tất cả các loại rau khác nhau. Tuy nhiên đối với một số loại rau như rau Cần, rau Ngót, rau Cải xanh thì được trồng tập trung ở một số địa bàn như: rau Cần được trồng nhiều tại xã Gia Kiệm, rau Ngót, rau Cải xanh trồng tập trung tại Gia Tân 3…

+ Hạn chế trong sản xuất rau là chưa kiểm soát được các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, chưa sử dụng nhiều phân hữu cơ vi sinh và chưa xây dựng được hệ thống tiêu thoát nước cho từng khu vực. Giá bán sản phẩm còn chưa ổn định do ảnh hưởng của thị trường lớn toàn khu vực. Chưa xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu rau an toàn, chưa có những giải pháp đủ mạnh để người dân chủ động sản xuất theo tiêu chuẩn rau an toàn.

* Loại hình sử dụng đất trồng Chuối:

Khác với một số địa phương trong tỉnh, cây Chuối ở huyện Thống Nhất tập trung chủ yếu ở xã Gia kiệm, nơi có rất nhiều đồi đá. Cũng chính vùng đồi đá này đã tạo cho cây Chuối phát triển tốt, trái thơm ngon hơn nhiều so với vùng khác. Cây chuối rất dễ trồng, bởi nó không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, chi phí đầu tư và chỉ trồng trong 10 tháng là cho trái. Đặc biệt là Chuối cấy mô lại có ưu điểm là ra trái đồng loạt, tạo thuận lợi cho người dân trong thu hoạch và cho thu hoạch quanh năm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể khẳng định, đây là vùng trồng chuối tập trung có quy mô lớn vào loại nhất, nhì cả nước với giống chính là chuối “bom” được đưa vào trồng trong vùng từ những năm đầu của thập kỷ 60. Loại chuối này chủ yếu được sử dụng làm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến chuối sấy nguyên trái, chuối sấy lát, nhân bánh kẹo…tại chỗ và ở thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích trồng chuối của huyện qua các năm tăng khá đều từ 3.245ha năm 2012 tăng lên 3.471ha năm 2016. Năng suất khoảng 14,0 - 15,0 tấn/ha.

* Loại hình sử dụng đất trồng Chôm chôm:

Chôm chôm là một trong những loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng và khí hậu ở huyện Thống Nhất, hàng năm cho năng suất cao và chất lượng ngon. Có 3 loại giống chủ yếu, đó là: Chôm chôm Dona, Chôm chôm nhãn (còn gọi

là Chôm chôm cóc) và Chôm chôm trái ráp có nguồn gốc từ Thái Lan. Trên địa bàn huyện, cây Chôm chôm được trồng khá nhiều và ở tất cả các xã trên địa bàn. Tuy nhiên, cây Chôm chôm được trồng tập trung chủ yếu ở các xã Gia Tân 3 và xã Gia Kiệm. Diện tích trồng Chôm chôm tăng từ 2.618ha năm 2012 lên 2.916 ha năm 2016. Năng suất đạt trung bình khoảng 13,0 – 14,0 tấn/ha.

Tóm lại, các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất của địa bàn nghiên cứu được đưa vào 2 nhóm chính đó là:

(1)Nhóm cây hàng năm: Gồm có loại hình Chuyên lúa (với các giống lúa như:

giống thuần Xi23, Nhị ưu 838, HT1…); Loại hình Chuyên màu (với rau các loại: Rau cải, rau cần, rau ngót...) và Loại hình chuyên lúa – màu là chủ yếu (được phân bố nhiều ở xã Gia Tân 3 và xã Gia Kiệm.

(2)Nhóm Cây lâu năm: Chủ yếu là Chuối và Chôm chôm phân bố hầu hết ở

các xã thuộc huyện, nhưng tập trung nhiều nhất ở xã Gia Tân 3 và xã Gia Kiệm có quy mô khoảng 2.900 - 3.500ha. Đặc biệt là diện tích đất trồng Chuối của huyện trong mấy năm trở lại đây có xu hướng tăng do giá Chuối tăng. Ở loại hình sản xuất này ngoài việc khai thác lấy trái cây, người sản suất còn thu được sản phẩm phụ là Lá chuối làm nguyên vật liệu cho sản xuất đóng gói các loại bánh truyền thống như: bánh Chưng, bánh Gai... Cây Chuối luôn được coi là cây trồng chủ lực của huyện. Đây là nguồn thu nhập chính của nhân dân trong vùng và cũng là lợi thế về kinh tế của huyện. Ngoài hiệu quả kinh tế, cây Chuối còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn huyện... Mặt khác trồng cây Chuối còn mang lại lợi ích về môi trường, tăng độ che phủ, bảo vệ đất khỏi bị xói mòn, rửa trôi. Do đó, cây Chuối cần được tập trung đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất theo hướng bền vững.

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt đối với vùng nghiên cứu là thuần nông nghiệp thì việc nhân rộng các kiểu loại hình sử dụng đất hiện có tại địa phương là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ, cần phải nhân rộng và đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất với nhiều chủng loại cây trồng khác phù hợp với từng vùng nhằm làm cho thị trường nông sản đa dạng, khai thác hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên đất đai hiện có và đồng thời làm tăng thu nhập cho các nông hộ.

Tuy nhiên, để biết được loại hình nào mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa phù hợp với điều kiện sản xuất của huyện và đảm bảo được yêu cầu về bảo vệ môi trường, thì phải đánh giá được hiệu quả các loại hình sử dụng đất đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chính tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai (Trang 56 - 63)