Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chính tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai (Trang 40 - 50)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới, trong nước có nhiều biến động, đồng thời do thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra. Song dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện, cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của huyện Thống Nhất đã dần đi vào hướng phát triển ổn định.

Bảng 3.3: Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

giai đoạn 2012 – 2016 của huyện Thống Nhất

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số Tỷ.đg 5.515,0 6.578,0 7.570,0 8.855,0 8.774,0

Nông lâm nghiệp Tỷ.đg 1.845,0 2.036,8 2.053,0 2.790,3 3.206,3 CN-Xây dựng Tỷ.đg 795,0 1.092,0 1.547,0 1.933,3 2.420,6 Dịch vụ Tỷ.đg 2.875,0 3.450,0 3.970,0 4.131,4 3.147,1

Cơ cấu % 100 100 100 100 100

Nông lâm nghiệp % 33,45 30,96 27,12 31,51 36,54

CN-Xây dựng % 14,41 16,60 20,43 21,83 27,59

Dịch vụ % 52,14 52,44 52,45 46,66 35,87

Hình 3.2: Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế của huyện Thống Nhất giai đoạn 2012 - 2016

Tổng giá trị sản xuất của huyện năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 10,18%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành Nông – lâm – ngư nghiệp, ngành Công nghiệp – xây dựng và Thương mại – dịch vụ đều tăng qua các năm. Đến năm 2016, tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện là: Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 36,54%, Công nghiệp – xây dựng chiếm 27,59% và Thương mại – dịch vụ chiếm 35,87%. Bình quân thu nhập đầu người năm 2016 đạt khoảng 39,6 triệu đồng.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2011-2015), trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thách thức: Ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình dịch bệnh trên người, vật nuôi, cây trồng diễn biến phức tạp, giá nông sản không ổn định, bất lợi cho người sản xuất; nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội gặp khó khăn…nhưng trong những năm gần đây nhờ có chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn huyện, kinh tế huyện Thống Nhất đã có những bước chuyển biến tích cực mặc dù tốc độ tăng trưởng hàng năm chưa cao. Trong sản xuất nông nghiệp đã có chiều hướng phát triển tốt, coi trọng việc tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, sự chuyển dịch cơ cấu giữa cây trồng – vật nuôi cũng như sự thay đổi mùa vụ, biện pháp thâm canh,... ngày càng được chú trọng tạo, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho huyện. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được đầu tư và phát triển, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, diện tích đất canh tác manh mún, nhỏ lẻ,

nhưng chưa thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa; khó khăn trong nhân rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả.

c. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp hiện có, phát triển sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ tập trung. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động; chuyển đổi từ lúa sang bắp, rau và những cây trồng không có hiệu quả sang cà phê, tiêu với tổng diện tích là 1.212,3ha; trong đó, chuyển đổi 256ha tiêu sang trồng chuối tại khu vực đồi đá xã Gia Kiệm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Quy hoạch vùng rau Tân Yên tại xã Gia Tân 3 với diện tích 100ha, triển khai thực hiện giai đoạn 1 với diện tích 20ha; đến nay, đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đang tổ chức thẩm định, hỗ trợ các hộ dân tham gia xây dựng mô hình nhà lưới để phục vụ sản xuất vùng rau an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, tạo tiền đề cơ bản để huyện phát triển theo hướng công nghiệp. Ưu tiên phát triển các ngành nghề có lợi thế so sánh của huyện, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Hình thành các làng nghề cơ sở chế biến.

Trên địa bàn huyện quy hoạch 03 khu công nghiệp (Dầu Giây, Gia Kiệm, Dofico-Lộ 25) và 02 cụm công nghiệp (Hưng Lộc, Quang Trung). Kết quả thực hiện đến nay: Khu công nghiệp Dầu Giây đã có 11 doanh nghiệp đầu tư (tỷ lệ lấp đầy đạt 23,4%, trong đó có 08 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động); Cụm công nghiệp Hưng Lộc đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng; Khu liên hợp công nông nghiệp Dofico - xã Lộ 25 đang tiến hành các thủ tục chuyển đổi chủ đầu tư từ Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai sang Tập đoàn Vingroup; Khu công nghiệp Gia Kiệm đang giới thiệu địa điểm cho Tổng Công ty Tín Nghĩa làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Việc đầu tư xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, Chủ đầu tư khó khăn về tài chính xin chấm dứt đầu tư hoặc giãn tiến độ đầu tư dự án, nên tác động chưa lớn đến tỷ trọng tăng trưởng công nghiệp của huyện.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Huyện đã quy hoạch 05 khu thương mại – dịch vụ (Khu Chợ đầu mối nông sản; Khu Trung tâm thương mại Dầu Giây; Khu thương mại dịch vụ trung tâm khu dân cư Quang Trung; Khu thương mại dịch vụ Logistics – Lộ 25; Khu trung tâm thương mại A1-C1). Hệ thống chợ trên địa bàn đã được củng cố và đi vào hoạt động ổn định (có 07/17 chợ thành lập Hợp tác xã chợ); 05/17 chợ được đầu tư xây mới hệ thống bán thịt tươi sống theo dự án Lifsap; 05 chợ đạt tiêu chuẩn chợ văn minh, văn hóa. Phối hợp các cơ quan của tỉnh tổ chức các phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn”, “Phiên chợ Công nhân” phục vụ người dân đến tham quan, mua sắm.

Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trên địa bàn. Hiện nay, bến xe khách của huyện đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, các tuyến xe buýt và trạm dừng đón khách trên địa bàn đã hình thành, góp phần giải quyết nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân.

3.1.2.2. Về xã hội

a. Dân số:

Theo số liệu thống kê của huyện, tính đến năm 2016 dân số của huyện là 163.809 người (trong đó nữ giới 82.833 người và nam giới 80.976 người).

Dân cư phân bố theo lãnh thổ không đồng đều, mật độ dân số bình quân toàn huyện là 661 người/km2 nhưng có sự chênh lệch lớn giữa các xã. Dân cư tập trung với mật độ cao tại các xã như xã Gia Tân 3 với 1056 người/km2 và các xã Gia Tân 2, Bàu Hàm 2 là 977 người/km2; mật độ dân số thấp nhất là xã Xuân Thiện 297 người/km2.

b. Lao động - việc làm:

+ Công tác đào tạo nghề: Tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề là 4.911 người (trong đó năm 2012 là 2.184 người, năm 2013 là 1.316, năm 2014 là 460, năm 2015 là 597 và năm 2016 là 354 người), đạt 101,8% kế hoạch chung hàng năm. Song song với việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện đã liên kết với các công ty, xí nghiệp để giải quyết việc làm sau đào tạo.

+ Giải quyết việc làm: Tổng số lao động được giải quyết việc làm là 27.496 lao động. Hiện nay, tỷ lệ người làm việc trong độ tuổi lao động đạt 92,51%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 46,8%, thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn đạt 96,3%. 10/10 xã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới về cơ cấu lao động.

Nhìn chung, huyện Thống Nhất có nguồn nhân lực lao động dồi dào, đáp ứng cho quá trình phát triển. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu

nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.

Có thể nói, nguồn lao động của huyện khá dồi dào, người dân có tính cần cù chịu khó, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, chưa được đào tạo nghề, làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên chưa có thu nhập cao.

c. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, huyện được Tỉnh và Trung ương tập trung hỗ trợ giải quyết một số nhu cầu bức thiết về kết cấu hạ tầng.

* Giao thông

Giao thông vận tải đóng vai trò khá quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, là huyết mạch của nền kinh tế, vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hóa, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là cầu nối giữa thành thị và nông thôn, vùng xuôi và vùng ngược, xóa cách biệt về mức sống. Hệ thống giao thông vận tải của huyện khá phát triển và thuận lợi, tạo điều kiện để phát triển, giao lưu kinh tế với các vùng, miền.

Mạng lưới giao thông trong huyện Thống Nhất có 02 loại hình giao thông: đường sắt, đường bộ. Đây là lợi thế để huyện có thể phát triển kinh tế toàn diện, giao lưu trong tỉnh và cả nước về các lĩnh vực thương mại, du lịch, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa. Đến nay, mạng lưới đường giao thông đã đến được 10 xã, thị trấn trong huyện đảm bảo đường ôtô đi lại thuận tiện đến trung tâm xã. Phương thức vận tải chủ yếu trên địa bàn bằng đường bộ.

- Giao thông đường bộ:

Mạng lưới giao thông trên địa bàn Huyện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng giao lưu với bên ngoài, bao gồm đường bộ dài 629,2km (2,55km/km2), đường sắt Bắc Nam đoạn qua huyện dài 10km.

Đường bộ: Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện có 01 tuyến đường cao tốc,

2 tuyến quốc lộ, 3 tuyến đường tỉnh, 14 tuyến đường huyện, 523 tuyến đường xã. + Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Đây là tuyến đường huyết mạch trong vùng kinh tế trọng điểm Vũng Tàu, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.

+ 02 tuyến Quốc lộ giao nhau là Quốc lộ 1A và Quốc lộ 20 chạy dọc từ Bắc đến Nam và hướng đi Đà Lạt với chiều dài đi qua huyện 20km do Trung Ương quản lý.

+ Đường tỉnh: ĐT.769, ĐT.762 và ĐT Suối Tre - Bình Lộc nối Thống Nhất với huyện Long Thành, các xã phía bắc của huyện Trảng Bom và thị xã Long Khánh. Tổng chiều dài qua huyện 24,6km, toàn bộ đã được nhựa hoá.

+ Đường huyện: Có 14 tuyến nối trung tâm các xã với các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ về trung tâm huyện. Tổng chiều dài 78,8km, trong đó nhựa và bê tông hóa 56,27km đạt tỷ lệ 70,57%.

+ Đường xã: Có 523 tuyến, tổng chiều dài 499,2km, cứng hóa được 251,296km đạt tỷ lệ 50,33%, trong đó bê tông nhựa chiếm tỷ lệ 38,42%, bê tông xi măng chiếm tỷ lệ 11,91%, còn lại là cấp phối và đường đất.

Hiện nay, dự án tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt và Dầu Giây - Phan Thiết đang được khởi công xây dựng tạo cho Thống Nhất có lợi thế thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ, thương mại, mở rộng hợp tác phát triển, đào tạo và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nói chung, nông sản hàng hóa nói riêng.

Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của huyện được phân bố khá hợp lý và thuận tiện với mật độ đường khá cao.

- Giao thông đường sắt:

Đường sắt chạy song song với Quốc lộ 1, đoạn nằm trong huyện có chiều dài khoảng 10km, có 01 ga nhỏ Dầu Giây, nhưng chủ yếu mới phục vụ vận chuyển hành khách nội bộ vùng với lưu lượng hành khách luân chuyển qua ga này không đáng kể.

* Thủy lợi

Các công trình tưới tiêu chủ yếu phục vụ cho sản xuất cây hàng năm nhất là cây lúa, bắp và rau nhưng cũng còn rất hạn chế trong mùa khô, nên diện tích trồng vụ đông xuân vẫn còn rất thấp so với tiềm năng đất đai và so với nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng; ngoài nhu cầu tưới việc thuỷ lợi còn góp phần tiêu nước trên các chân ruộng thấp để mở rộng diện tích trồng rau sạch trong mùa mưa, là mùa thường có giá bán cao và thị trường tiêu thụ khá thận lợi.. Đối với cây lâu năm như tiêu, cà phê, một vài loại cây ăn quả chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm với quy mô nông hộ. Nhìn chung công suất của các công trình thủy lợi trên địa bàn chưa đáp ứng nhu cầu so với diện tích canh tác toàn huyện nên người dân phải tự khoan giếng để tưới cho các loại cây trồng cần phải tưới.

- Toàn huyện có 14 công trình thủy lợi lớn, nhỏ phục vụ tưới tiêu cho 584ha đất sản xuất nông nghiệp đáp ứng khoảng 10,86% nhu cầu các cây trồng cần phải tưới; các công trình thuỷ lợi đã xây dựng quá lâu, bị hư hỏng, xuống cấp và nguồn kinh phí hỗ trợ hàng năm trong công tác thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sửa chữa, nâng cấp.

Bảng 3.4: Hiện trạng các công trình thủy lợi huyện Thống Nhất

STT Tên công trình Địa điểm

(xã) Diện tích tưới thiết kế (ha) Diện tích tưới hiện trạng (ha) Hiệu quả (%)

1 Đập Cây Da Xuân Thiện 119 22 18,49

2 Đập Ba Cao Xuân Thiện 80 25 31,25

3 Đập Tín Nghĩa 1 Xuân Thiện 103 5 4,85

4 Đập Tín Nghĩa 2 Xuân Thiện 148 146 98,65

5 Đập Cầu Cường Gia Kiệm 119 96 80,67

6 Đập Cầu Máng Bàu Hàm 2 45 26 57,78

7 Đập Ông Công Bàu Hàm 2 50 46 92,00

8 Đập Ông Nhì Bàu Hàm 2 20 8 40,00

9 Đập Ông Sinh Bàu Hàm 2 45 15 33,33

10 Đập Bỉnh Gia Tân 3 45 17 37,78

11 Đập Ông Thọ Gia Tân 3 70 51 72,86

12 Đập Tân Yên Gia Tân 3 80 57 71,25

13 Đập Cầu Quay Gia Tân 3 50 47 94,00

14 Đập Suối Mủ Hưng Lộc 45 21 46,67

Tổng cộng 1.019 582 57,11

(Nguồn: Ban Quản lý và Khai thác các công trình thủy lợi huyện Thống Nhất)

- Tổng chiều dài kênh mương là 37.557m; trong 05 năm qua kiên cố hóa 3.209m kênh mương chính nội đồng và xây dựng với tổng giá trị là 4,55 tỷ đồng, nâng tổng số kênh mương được kiên cố hoá là 8.944m, mới chiếm 23,8% tổng chiều dài kênh mương; Ngoài ra hàng năm đều tổ chức nạo, vét kênh mương, tuy nhiên nguồn kinh phí phục vụ công tác thuỷ lợi còn hạn chế nên tốc độ kiên cố hoá kênh mương nội đồng chậm.

Nhìn chung hệ thống các công trình thủy lợi của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu trong sản xuất.

* Năng lượng – bưu chính viễn thông

Việc phát triển các dịch vụ bưu chính, viễn thông luôn được quan tâm, tạo điều kiện, chú trọng phát triển chất lượng nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và doanh nghiệp. Đến nay, tổng số thuê bao diện thoại 59.637, trong đó cố định 13.33 máy, điện thoại di động trả trước 43.805 máy và điện thoại di động trả sau 2.502 máy; thuê bao ADSL 6.315 thuê bao. Có 01 Bưu điện khu vực, 04 Trạm Viễn Thông, 44 Trạm thu phát sóng Di động, 87 điểm Internet.

Hệ thống lưới điện trung, hạ thế và trạm biến áp cơ bản hoàn thành; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,7%. Hiện nay, toàn huyện có 192,7 km đường dây trung thế; 288,3 km đường dây hạ thế, 561 trạm biến áp và 38,6 km đường điện chiếu sáng theo các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chính tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai (Trang 40 - 50)