Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thống Nhất trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chính tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai (Trang 80 - 81)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.2.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thống Nhất trong thời gian tới

Trên cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại sẽ lựa chọn được các loại hình sử dụng đất thích hợp cho địa bàn nghiên cứu để từ đó có những giải pháp cho việc sử dụng đất thích hợp trên địa bàn nghiên cứu một cách hợp lý và có hiệu quả cao.

Một số nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng:

+ Phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất. Tức là phải phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu, địa hình của vùng, đảm bảo tính thích nghi cao của các loại hình sử dụng đất lựa chọn.

+ Các loại hình sử dụng đất được lựa chọn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. + Phải phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của địa phương: Hệ thống giao thông, thuỷ lợi…

+ Phải mang tính kế thừa, tính truyền thống và tính văn hoá của địa phương để phát huy kinh nghiệm sản xuất của nông dân, kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất của các nhà quản lý.

+ Phải bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ độ màu mỡ của đất. Đây là nguyên tắc rất được chú trọng trong đánh giá đất cũng như trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Nếu không trú trọng nguyên tắc này dễ dẫn đến việc chỉ tính đến lợi ích trước mắt mà sẽ dẫn đến làm thoái hoá đất, huỷ hoại môi trường và người sử dụng đất trong tương lai phải gánh chịu hậu quả đó.

Để khai thác sử dụng quỹ đất nông nghiệp của địa phương một cách có hiệu

quả và bền vững, tác giả đề xuất một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp có triển

vọng với địa bàn huyện Thống Nhất như sau:

- Duy trì diện tích gieo trồng lúa 2 vụ (Đông xuân – Hè thu) nhằm góp phần ổn định an ninh lương thực. Nghiên cứu đưa vào các giống lúa có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của huyện như giống lúa thuần Xi23, Nhị ưu 838, HT1,…

- Chuyển đổi diện tích kiểu sử dụng đất Lúa - Lạc – sắn sang kiểu sử dụng đất Lúa Đông xuân – Rau (2 vụ), có hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Chuyển đổi diện tích kiểu sử dụng đất Lạc – Sắn sang kiểu sử dụng trồng Rau các loại (3 vụ), cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Duy trì và mở rộng diện tích và tăng từ 3 vụ lên 5 vụ đối với kiểu sử dụng đất chuyên trồng rau các loại, đưa các giống mới có năng suất, phẩm chất cao vào gieo trồng hoặc gieo trồng theo hình thức luân canh với lạc và sắn, mở rộng hình thức luân canh cây rau với các loại cây trồng khác.

- Duy trì và tăng diện tích đối với loại hình chuyên cây lâu năm (cây ăn quả: Chuối, chôm chôm…) vì đây là cây trồng chủ lực phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu của huyện, đồng thời loại hình sử dụng đất này cho hiệu quả kinh tế khá cao mà công lao động lại thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chính tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai (Trang 80 - 81)