3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2.3. Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 201 2 2016
Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thống Nhất giai đoạn 2012 đến 2016 được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3.7: Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Thống Nhất giai đoạn 2012 - 2016 Stt Mục đích sử dụng đất Mã loại đất Diện tích 2012 Diện tích 2016 Tăng (+) Giảm (-)
I Tổng diện tích tự nhiên 24.723,6 24.800,5 76,9
1 Đất nông nghiệp NNK 20.725,9 21.108,9 383,0
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 20.155,2 20.341,1 185,9
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2.983,2 3.039,3 56,1 1.1.2 Đất trồng lúa LUA 1.300,7 1.072,2 -228,5 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.682,4 1.967,1 284,7 1.1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 17.172,0 17.301,8 129,8
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 123,6 140,0 16,4
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 17,0 1,3 -15,7 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 106,5 138,8 32,3
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 125,1 129,7 4,6 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 322,0 498,1 176,1
(Nguồn: Thống kê đất đai năm 2012 và năm 2016 của huyện Thống Nhất)
Trong khoảng thời gian 05 năm từ năm 2012 - 2016 diện tích đất nông nghiệp của huyện có sự biến động đáng kể. Cụ thể diện tích đất nông nghiệp năm 2016 tăng so với diện tích đất nông nghiệp năm 2012 là 383,0ha. Trong đó:
- Biến động đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm
2016 tăng so với diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2012 là 185,9ha. Trong đó: Đất trồng cây hàng năm tăng 284,7ha, đất trồng cây lâu năm tăng 129,8ha và đất trồng
lúa giảm 228,5ha. Sở dĩ diện tích đất cây hàng năm, đất cây lâu năm trên địa bàn huyện tăng là do:
+ Năm 2014, UBND tỉnh có điều chỉnh địa giới hành chính chuyển 76,9ha đất sản xuất nông nghiệp từ xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom) về xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất);
+ Năm 2013, người dân đã khai phá và sử dụng 93,8ha (đất đồi đá) từ đất chưa sử dụng sang đất sản xuất nông nghiệp;
+ Người dân đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm khác. Cụ thể giảm 228,5ha đất trồng lúa và tăng 284,7ha đất trồng cây hàng năm khác.
- Biến động đất lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện Thống Nhất là 140,0ha (năm 2016). Ta thấy, diện tích đất lâm nghiệp năm 2016 so với năm 2012 tăng 16,4ha. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng từ đất chưa sử dụng. Đất lâm nghiệp tăng là một xu thế rất tốt vì đây là loại hình sử dụng đất có tác dụng cải tạo và bảo vệ đất.
- Biến động đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của
huyện năm 2016 là 129,7ha, tăng 4,6ha so với năm 2012.
Nhìn chung, đất đai, khí hậu và môi trường của huyện Thống Nhất rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và ngành này đã và đang là thế mạnh của huyện. Với tiềm năng và lợi thế của một huyện thuần nông đã hình thành vùng chuyên canh cây rau màu, cây Điều, Chuối, Chôm chôm… Trong đó, Chôm chôm và Chuối vẫn là thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, đem lại thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Các vấn đề trên cho thấy, để nông nghiệp của huyện ngày một phát triển theo hướng bền vững cần phải xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với các loại hình nông nghiệp chính ở các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở đó đưa ra hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao đời sống của người dân nói chung, người nông dân nói riêng góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của huyện trong tương lai.