3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế
3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính
Tổng hợp từ 100 phiếu điều tra nông hộ về hiệu quả kinh tế của từng cây trồng trên địa bàn nghiên cứu thu được kết quả như sau:
- Vùng 1: Vùng đồng bằng (xã Gia Tân 3)
Xã Gia Tân 3 là xã có địa hình đồng bằng (từ 00 – 80) đại diện đặc trưng tiểu vùng phía Nam của huyện Thống Nhất. Hiệu quả kinh tế của vùng được thể hiện tại bảng dưới đây:
Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tại Vùng 1
TT Cây trồng
Tính trên 1ha Tính trên 1 công LĐ/ha
GTSX (1000 đồng) CPTG (1000 đồng) GTGT (1000 đồng) LĐ (công) GTSX (1000 đồng) GTGT (1000 đồng)
1 Lúa Đông xuân 29.200 15.400 13.800 51 572,55 270,59 2 Lúa Hè thu 26.500 15.400 11.100 51 519,61 217,65 3 Lạc 87.500 42.500 45.000 90 972,22 500,00 4 Sắn 92.000 63.200 28.800 250 368,00 115,20 5 Rau các loại 91.000 39.200 51.800 85 1070,59 609,41 6 Chuối 270.000 68.400 201.600 139 1942,45 1.450,36 7 Chôm chôm 225.000 31.000 194.000 105 2.142,86 1.847,62
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, tháng 10/2017) + Về giá trị sản xuất: Trong các loại cây trồng thì cây Chuối cho giá trị sản xuất cao nhất với 270 triệu đồng/ha và cây Chôm chôm với 225 triệu đồng/ha, tiếp đến là cây Sắn với 92 triệu đồng/ha, cây Rau các loại với 91 triệu đồng/ha cây Lạc với 87,5 triệu đồng/ha. Còn lại là Lúa Đông xuân, Lúa Hè thu có giá trị sản xuất ở mức thấp lần lượt là 29,2 triệu đồng/ha đối với Lúa Đông xuân và 26,5 triệu đồng/ha với Lúa Hè thu.
+ Về chi phí: Cây trồng có chi phí trung gian cao nhất là Chôm chôm với 167,2
triệu đồng/ha. Tuy nhiên, cây Chôm chôm là cây ăn quả lâu năm (vòng đời từ 10 – 12 năm) nên trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (3 năm đầu) chi phí rất cao (136,2 triệu đồng/ha), đến năm thứ 4 trở đi thì chi phí trung gian chỉ còn 31 triệu đồng/ha. Tiếp đến là cây Chuối với 68,4 triệu đồng/ha. Cây trồng có chi phí trung gian thấp nhất là cây lúa Đông xuân và lúa Hè thu với 15,4 triệu đồng/ha. Đứng ở mức trung bình là cây Sắn với 63,2 triệu đồng/ha, cây Lạc với 42,5 triệu đồng/ha và cây Rau các loại với 39,2 triệu đồng/ha.
+ Về giá trị gia tăng: Cây trồng cho giá trị gia tăng cao nhất là cây Chuối với
201,6 triệu đồng/ha, tiếp đến là cây Chôm chôm với 57,8 triệu đồng/ha (trong 3 năm đầu) và 194 triệu đồng/ha cho những năm tiếp theo. Cây Rau các loại và cây Lạc có giá trị gia tăng lần lượt là 51,8 triệu đồng/ha và 45 triệu đồng/ha, tiếp đến là cây Sắn với 28,8 triệu đồng/ha. Cây trồng cho giá trị gia tăng thấp nhất lần lượt là cây Lúa Đông xuân và Lúa Hè thu có giá trị gia tăng là 13,8 triệu đồng/ha và 11,1 triệu đồng/ha.
+ Về giá trị gia tăng/lao động: Tính từ năm thứ 4 trở đi thì cây Chôm chôm có
giá trị gia tăng /lao động là cao nhất với 1,847 triệu đồng. Tiếp đến là cây Chuối có giá trị gia tăng /lao động với 1,450 triệu đồng, kế đến là cây Rau các loại với 609,41 nghìn đồng, cây Lạc với 500,00 nghìn đồng. Đứng ở mức trung bình là cây lúa Đông xuân và lúa Hè thu với 270,59 nghìn đồng và 217,65 nghìn đồng. Cây có giá trị gia tăng/lao động thấp nhất là cây Sắn với 115,20 nghìn đồng.
Qua phân tích, đánh giá ở trên tác giả nhận thấy: Cây Chuối, cây Chôm chôm và cây Rau các loại là những cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả. Chi phí trung gian chỉ có cây Chuối và cây Sắn ở mức cao. Riêng cây Chôm chôm do ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (3 năm đầu) là ở mức cao với chi phí trung gian là 167,2 triệu đồng/ha, đến năm thứ 4 trở đi thì chi phí trung gian chỉ còn là 31 triệu đồng/ha. Còn cây Rau và Lạc ở mức trung bình. Cây Lúa còn lại ở mức thấp. Như vậy, các LUT có thế mạnh của vùng 1 là cây Chuối, cây Chôm chôm và cây Rau các loại. Tuy nhiên, những cây trồng này có mức đầu tư công lao động tương đối cao.
- Vùng 2: Vùng gò, đồi núi (xã Gia Kiệm)
Xã Gia Kiệm là xã có gò, đồi núi (từ 80 – 150) đại diện đặc trưng tiểu vùng phía Bắc của huyện Thống Nhất. Hiệu quả kinh tế của vùng được thể hiện như sau:
Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tại Vùng 2
TT Cây trồng
Tính trên 1ha Tính trên 1 công LĐ/ha
GTSX (1000 đồng) CPTG (1000 đồng) GTGT (1000 đồng) LĐ (công) GTSX (1000 đồng) GTGT (1000 đồng)
1 Lúa Đông xuân 28.650 16.000 12.650 60 477,50 210,83 2 Lúa Hè thu 26.000 16.000 10.000 60 433,33 166,67 3 Rau các loại 89.000 40.150 48.850 90 988,89 542,78 4 Chuối 265.000 69.000 196.000 150 1766,67 1.306,67 5 Chôm chôm 220.000 33.000 187.000 115 1.913,04 1.626,09
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, tháng 10/2017) + Về giá trị sản xuất: Trong các loại cây trồng thì cây Chuối cho giá trị sản
xuất cao nhất với 265 triệu đồng/ha, tiếp đó là cây Chôm chôm với 220 triệu đồng/ha. Rau các loại có giá trị sản xuất với 89 triệu đồng/ha, Còn lại là Lúa Đông xuân và Lúa Hè thu có giá trị sản xuất ở mức thấp lần lượt là 28,65 triệu đồng/ha đối với lúa Đông xuân, 26 triệu đồng/ha với lúa Hè thu.
+ Về chi phí: Cây trồng có chi phí trung gian cao nhất là Chuối với 69 triệu đồng/ha, tiếp đến là cây Rau các loại với 40,15 triệu đồng/ha. Riêng đối với cây Chôm chôm trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (3 năm đầu) chi phí rất cao (136,2 triệu đồng/ha), đến năm thứ 4 trở đi thì chi phí trung gian chỉ còn 33 triệu đồng/ha Cây trồng có chi phí trung gian thấp nhất là lúa Đông xuân và lúa Hè thu có chi phí trung gian với 16 triệu đồng/ha.
+ Về giá trị gia tăng: Cây trồng cho giá trị gia tăng cao nhất là cây Chuối với
196 triệu đồng/ha, tiếp đến là cây Chôm chôm với 187 triệu đồng/ha. Cây trồng cho giá trị gia tăng trung bình là cây Rau các loại với 48,85 triệu đồng/ha. Cây lúa Đông xuân và lúa Hè thu có giá trị gia tăng thấp nhất lần lượt là 10 triệu đồng/ha đối với lúa Hè thu và 12,65 triệu đồng/ha đối với lúa Đông xuân.
+ Về giá trị gia tăng/lao động: Cây Chôm chôm có giá trị gia tăng/lao động là
cao nhất với 1,629 triệu đồng (tính từ năm thứ 4 trở đi), tiếp đến là Cây Chuối có giá trị gia tăng /lao động với 1,306 triệu đồng; cây Rau các loại có giá trị gia tăng /lao
động là 542,78 nghìn đồng. Cây lúa Đông xuân và lúa Hè thu có giá trị gia tăng /lao động lần lượt là 210,83 nghìn đồng và 166,67 nghìn đồng.
Qua phân tích nêu trên, tác giả nhận thấy: Cây Chôm chôm, cây Chuối và cây Rau các loại là những cây cho hiệu quả kinh tế cao, chi phí trung gian chỉ có cây Chuối là ở mức cao. Còn cây Chôm chôm ở mức tương đối thấp (tính từ năm thứ 4 trở đi) và cây Rau các loại ở mức trung bình. Đây cũng là những cây trồng có thế mạnh của Vùng 2.
3.3.2.2. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất
* Vùng 1: Hệ thống sử dụng đất đa dạng với 4 loại hình sử dụng đất bao gồm 7
kiểu sử dụng đất. Cụ thể:
- LUT chuyên Lúa: Với kiểu sử dụng đất lúa Đông xuân – lúa Hè thu cho giá trị kinh tế thấp so với các loại hình sử dụng đất khác, giá trị sản xuất trên đạt 55,7 triệu đồng/ha; giá trị gia tăng đạt 24,9 triệu đồng. Loại hình sử dụng đất này có ý nghĩa đảm bảo vấn đề an ninh lương thực của địa phương.
- LUT Lúa – màu: Có 2 kiểu sử dụng đất, đó là:
+ Kiểu sử dụng đất Lúa – lạc – sắn có giá trị sản xuất đạt 208,7 triệu đồng, giá trị gia tăng/ha đạt 87,6 triệu đồng;
+ Kiểu sử dụng đất Lúa – rau các loại (2 vụ) có giá trị sản xuất đạt 211,2 triệu đồng, giá trị gia tăng/ha đạt 117,4 triệu đồng.
Bình quân giá trị sản xuất của LUT lúa – màu là 209,95 triệu đồng cao gấp 3,77 lần so với giá trị sản xuất của LUT chuyên lúa. Giá trị gia tăng bình quân/ha của LUT lúa – màu là 102,5 triệu đồng cao gấp 4,12 lần so với LUT chuyên lúa. Các kiểu sử dụng đất của loại hình Lúa – màu này cho hiệu quả kinh tế tương đối cao và giải quyết được nhu cầu lớn về lao động của địa phương.
- LUT chuyên màu: Có 2 kiểu sử dụng đất là kiểu sử dụng đất Lạc – sắn và kiểu sử dụng đất chuyên Rau (3 vụ). Giá trị gia tăng/ha trung bình của LUT chuyên màu đạt 45,84 triệu đồng gấp 1,84 lần LUT chuyên lúa và thấp hơn 2,24 lần LUT lúa – màu. Loại hình sử dụng đất này mang lại hiệu quả kinh tế tương đối thấp. Loại hình sử dụng đất này chỉ có ý nghĩa trong vấn đề giải quyết được lao động nông nhàn tại địa phương.
- LUT Cây lâu năm: Có 2 kiểu sử dụng đất là kiểu sử dụng đất chuyên trồng Chuối và kiểu sử dụng đất chuyên trồng Chôm chôm. Đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong vùng với giá trị gia tăng/ha trung bình đạt 197,8 triệu đồng/ha, cao gấp 7,94 lần LUT chuyên lúa, cao gấp 1,93 lần LUT chuyên lúa – màu và
gấp 4,31 lần LUT chuyên màu. Đây là các loại cây trồng chủ lực và mang lại thu nhập khá cao cho người dân của địa phương.
Hiệu quả kinh tế của các LUT vùng 1 được thể hiện trong hình 3.7 và bảng 3.14 dưới đây:
Đơn vị tính: triệu đồng
Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất Vùng 1 Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX (1000đ) CPTG (1000đ) GTGT (1000đ) LĐ (Công) GTSX/LĐ (1000đ) GTGT/LĐ (1000đ) 1. Chuyên lúa Trung bình 55.700 30.800 24.900 102 1.092,16 488,24
1. Lúa Đông xuân - lúa hè thu 55.700 30.800 24.900 102 1.092,16 488,24
2. Lúa - màu
Trung bình 209.950 107.450 102.500 306 2.313,25 1.187,60
2. Lúa Đông xuân – lạc – sắn 208.700 121.100 87.600 391 1.912,77 885,79
3. Lúa Đông xuân – 2 vụ rau 211.200 93.800 117.400 221 2.713,73 1.489,41
3. Chuyên màu
Trung bình 226.250 111.650 114.600 297,5 2.275,99 1.221,71
4. Lạc – sắn 179.500 105.700 73.800 340 1.340,22 615,20
5. Rau (3 vụ) 273.000 117.600 155.400 255 3.211,77 1.828,23
4. Cây lâu năm
Trung bình 247.500 49.700 197.800 122 2.042,65 1.648,99
6. Chuối 270.000 68.400 201.600 139 1.942,45 1.450,36
7. Chôm chôm 225.000 31.000 194.000 105 2.142,86 1.847,62
* Vùng 2: Hệ thống sử dụng đất có 3 loại hình sử dụng đất với 4 kiểu sử dụng
đất. Cụ thể như sau:
- LUT chuyên lúa: Kiểu sử dụng đất lúa Đông xuân – lúa hè thu cho giá trị kinh tế khá thấp so với các loại hình sử dụng đất khác tại vùng, giá trị sản xuất trên 1 ha đạt 54,65 triệu đồng. Giá trị gia tăng/ha đạt 22,65 triệu đồng.
- LUT chuyên màu: Có 1 kiểu sử dụng đất là chuyên Rau (3 vụ), giá trị sản xuất là 267 triệu đồng cao gấp 4,88 lần so với LUT chuyên lúa; giá trị gia tăng là 146,55 triệu đồng cao gấp 6,47 lần LUT chuyên lúa.
- LUT cây lâu năm: Có 2 kiểu sử dụng đất là kiểu sử dụng đất chuyên trồng
Chuối và kiểu sử dụng đất chuyên trồng Chôm chôm. Đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế trung bình cao nhất trong vùng với bình quân giá trị sản xuất đạt 242,5 triệu đồng/ha thấp hơn 1,10 lần so với LUT chuyên màu và cao gấp 4,44 lần so với LUT chuyên lúa. Bình quân giá trị gia tăng/ha đạt 191,5 triệu đồng cao gấp 1,31 lần so với LUT chuyên màu và cao gấp 8,45 lần so với LUT chuyên lúa. Đây là cây trồng mang lại thu nhập cao cho người dân của vùng và đây cũng chính là cây trồng chủ lực trên địa bàn.
Hiệu quả sử dụng đất của các LUT vùng 2 được thể hiện trong hình 3.8 và bảng 3.15 dưới đây:
Đơn vị tính: triệu đồng
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất Vùng 2 Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX (1000đ) CPTG (1000đ) GTGT (1000đ) LĐ (Công) GTSX/LĐ (1000đ) GTGT/LĐ (1000đ)) 1. Chuyên lúa Trung bình 54.650 32.000 22.650 120 910,83 377,50
1.Lúa Đông xuân - lúa Hè thu 54.650 32.000 22.650 120 910,83 377,50
2. Chuyên màu
Trung bình 267.000 120.450 146.550 270 2.966,67 1.628,34
2. Chuyên Rau (3 vụ) 267.000 120.450 146.550 270 2.966,67 1.628,34
3. Cây lâu năm
Trung bình 242.500 51.000 191.500 132,5 1.839,85 1.466,38
3. Chuối 265.000 69.000 196.000 150 1.766,67 1.306,67
4. Chôm chôm 220.000 33.000 187.000 115 1.913,04 1.626,09
Tổng hợp kết quả hiệu quả kinh tế của các LUT của 2 vùng đất nghiên cứu được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.16: Tổng hợp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất trên vùng 1 và vùng 2
Hạng mục
Tính trên 1 ha Tính trên 1 lao động GTSX (1000 đ) CPTG (1000 đ) GTGT (1000 đ) LĐ (công) GTSX/LĐ (1000đ) GTGT/LĐ (1000đ) Đất sản xuất nông nghiệp
BQ chung 653.275 251.525 400.250 675,0 6.720,70 4.009,38
Vùng 1 739.400 299.600 439.800 827,5 7.724,05 4.546,54 Vùng 2 567.150 203.450 360.700 522,5 5.717,35 3.472,22
LUT chuyên lúa
BQ chung 55.175 31.400 23.775 111 1.001,49 432,87
Vùng 1 55.700 30.800 24.900 102 1.092,16 488,24
Vùng 2 54.650 32.000 22.650 120 910,83 377,50
LUT lúa + màu
BQ chung 209.950 107.450 102.500 306 2.313,25 1.187,60
Vùng 1 209.950 107.450 102.500 306 2.313,25 1.187,60
LUT chuyên màu
BQ chung 246.625 116.050 130.575 283,75 2.621,33 1.425,02
Vùng 1 226.250 111.650 114.600 297,5 2.275,99 1.221,71
Vùng 2 267.000 120.450 146.550 270 2.966,67 1.628,34
LUT cây lâu năm
BQ chung 246.500 50.350 194.650 127,25 1.941,25 1.557,68
Vùng 1 247.500 49.700 197.800 122 2.042,65 1.648,99
Nhận xét:
* Xét về loại hình sử dụng đất:
LUT cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các LUT khác. LUT này trồng được trên cả vùng 1, vùng 2 và cho hiệu quả kinh tế khá cao. Bình quân giá trị sản xuất/ha là 246,5 triệu đồng cao ngang bằng với LUT chuyên màu; cao gấp 1,17 lần LUT lúa – màu và cao gấp 4,47 lần LUT chuyên lúa. Bình quân giá trị gia tăng/ha của LUT chuyên cây lâu năm là 194,65 triệu đồng cao gấp 1,49 lần LUT chuyên màu; cao gấp 1,90 lần LUT chuyên lúa – màu và cao gấp 8,19 lần LUT chuyên lúa. Trong khi đó, công lao động sử dụng cho loại hình này tương đối thấp (127,25 công/ha/năm).
* Xét về điều kiện vùng:
+ Vùng 2 có ưu thế với LUT chuyên màu hơn vùng 1; còn LUT chuyên cây lâu năm có giá trị gia tăng tương đối ngang bằng với vùng 1; đối với LUT chuyên lúa thì kém hơn vùng 1.
+ Vùng 1 là vùng có điều kiện sử dụng đất tốt hơn đối với loại hình sử dụng đất chuyên lúa và chuyên lúa – màu so với vùng 2. Do đó, nên duy trì diện tích trồng lúa và trồng màu nhất định để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực.
Từ thế mạnh của các vùng có thể nhận thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp của huyện tập trung vào:
- Phát triển mở rộng diện tích cây rau màu;
- Duy trì một phần diện tích trồng lúa nhất định đảm bảo vấn đề an toàn lương thực cho địa phương. Chuyển dịch một phần diện tích canh tác lúa không hiệu quả sang trồng rau màu;
- Duy trì và mở rộng diện tích trồng cây ăn quả.