Đánh giá hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chính tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai (Trang 72 - 79)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.3.Đánh giá hiệu quả xã hội

* Mức thu hút lao động:

- Tạo ra giá trị sản phẩm và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích cao hơn so với các mô hình sản xuất khác, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nông hộ. Đặc biệt trồng rau tạo ra được nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn vốn gắn bó với ruộng vườn, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp.

- Tạo ra sản lượng lương thực, thực phẩm an toàn với quy mô lớn cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở huyện và phục vụ cho các khu đô thị trong vùng sẽ làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Thu nhập bình quân đầu

người tăng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong công tác xoá đói, giảm nghèo mà còn giúp người dân có điều kiện tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, tham gia các khoá đào tạo góp phần nâng cao dân trí và nâng cao trình độ lao động.

* Giá trị ngày công lao động: Để đánh giá được hiệu quả xã hội của quá trình sản xuất nông nghiệp, tác giả tiến hành so sánh mức đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế tính bình quân theo lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng.

Bảng 3.17: Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động của 2 vùng

TT Kiểu sử dụng đất (ngày công) GTSX/LĐ (1000đ) GTGT/LĐ (1000đ) Vùng 1

1 Lúa Đông xuân - lúa Hè thu 102 1.092,16 488,24 2 Lúa Đông xuân – lạc – sắn 391 1.912,77 885,79 3 Lúa Đông xuân – Rau (2 vụ) 221 2.713,73 1.489,41

4 Lạc – sắn 340 1.340,22 615,2

5 Rau các loại (3 vụ) 255 3.211,77 1.828,23

6 Chuối 139 1.942,45 1.450,36

7 Chôm chôm 105 2.142,86 1.847,62

Vùng 2

1 Lúa Đông xuân - lúa Hè thu 120 910,83 377,50

2 Rau các loại (3 vụ) 270 2.966,67 1.628,34

3 Chuối 150 1.766,67 1.306,67

4 Chôm chôm 115 1.913,04 1.626,09

+ Về mức độ đầu tư công:

Công lao động bỏ ra càng nhiều chứng tỏ thời gian nông nhàn càng ít, nhiều việc làm cho nông dân. Qua bảng 3.17 cho thấy:

Vùng 1: Kiểu sử dụng đất Lúa Đông xuân – lạc – sắn và Kiểu sử dụng Lạc – sắn là kiểu sử dụng đất cần nhiều công lao động nhất với 391 công/ha và 340 công/ha, kế đến là Rau các loại (3 vụ) và lúa – rau (2 vụ) với 255 công/ha và 221 công/ha, tiếp đến là Chuối với 139 công/ha; Chôm chôm với 105 công/ha. Kiểu sử dụng đất Lúa Đông xuân – Hè thu có số lượng công/ha là 102 công (đây cũng là kiểu sử dụng đất chiếm ít công nhất).

Vùng 2: Kiểu sử dụng đất chuyên Rau (3 vụ) là kiểu sử dụng đất cần nhiều công lao động nhất với 270 công/ha, kế đến là kiểu chuyên trồng Chuối với 150 công/ha, tiếp đến là kiểu chuyên trồng Lúa Đông xuân – hè thu với 120 công/ha. Thấp nhất là kiểu sử dụng đất trồng Chôm chôm với 115 công/ha.

Điều này chứng tỏ, việc trồng các cây trồng và áp dụng các kiểu sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng nên nông dân tại địa phương đã khai thác và sử dụng khá tốt nguồn lao động sẵn có, tạo nhiều việc làm và hạn chế thời gian nông nhàn của các thành viên trong gia đình.

+ Về giá trị ngày công:

Vùng 1: Giá trị gia tăng/lao động của kiểu sử dụng đất trồng Chôm chôm và trồng Rau (3 vụ) là cao nhất với giá trị lần lượt là 1,847 triệu đồng và 1,828 triệu đồng. Kế đến là kiểu trồng lúa – rau (2 vụ) và trồng Chuối với 1,489 triệu đồng và 1,450 triệu đồng. Tiếp theo là kiểu trồng Lúa Đông xuân – lạc – sắn và kiểu trồng Lạc – sắn với 885,790 nghìn đồng và 615,200 nghìn đồng. Thấp nhất là kiểu trồng lúa Đông xuân – Hè thu với 488,240 nghìn đồng.

Vùng 2: Giá trị gia tăng/lao động của kiểu sử dụng đất chuyên trồng Rau (3 vụ) và kiểu trồng Chôm chôm với 1,628 triệu đồng và 1,626 triệu đồng. Kế đến là kiểu sử dụng đất chuyên trồng Chuối với 1,306 triệu đồng. Thấp nhất là kiểu chuyên trồng lúa Đông xuân – Hè thu với 377,500 nghìn đồng.

Qua phân tích mức độ đầu tư công và giá trị ngày công/lao động của Vùng 1 và Vùng 2 ở trên nhận thấy, cùng 1 kiểu sử dụng đất nhưng giữa các vùng thì có sự chênh lệch nhau về mức đầu tư lao động và giá trị ngày công khác nhau. Cụ thể:

+ Cùng kiểu sử dụng đất chuyên Rau, vùng 1 có mức đầu tư công (255 công) thấp hơn vùng 2 (270 công) nhưng giá trị ngày công/lao động của vùng 1 (1,828 triệu đồng) lại cao hơn giá trị ngày công/lao động của vùng 2 (1,628 triệu đồng).

+ Cùng kiểu sử dụng đất chuyên lúa Đông xuân – hè thu, vùng 1 có mức đầu tư công (102 công) thấp hơn vùng 2 (120 công) nhưng giá trị ngày công/lao động của vùng 1 (488,240 nghìn đồng) lại cao hơn giá trị ngày công/lao động của vùng 2 (377,500 nghìn đồng).

3.3.4. Đánh giá hiệu quả môi trường

Bảng 3.18: Mức đầu tư phân bón cho các cây trồng vùng 1

Cây trồng

Lượng phân bón kg/ha/vụ

Bình quân

N.P.K Đạm lân Kali

Phân hữu

Lúa Đông xuân 230,66 217 375 100 800

Lúa Hè thu 230,66 217 375 100 800

Lạc 166,33 217 170 112 10.000

Sắn 126,66 100 80 200 10.000

Rau 126,66 150 170 60 20.000

Chuối 700,00 600 1.000 500 20.000

Chôm chôm (Giai

đoạn kiến thiết) 192,00 216 168 192 21.000

Chôm chôm (Giai

đoạn thu hoạch) 112,00 120 120 96 10.000

Bảng 3.19: Mức đầu tư phân bón cho các cây trồng vùng 2

Cây trồng

Lượng phân bón kg/ha/vụ

Bình quân

N.P.K Đạm lân Kali

Phân hữu

Lúa Đông xuân 233,33 220 380 100 900

Lúa Hè thu 233,33 220 380 100 900

Rau 133,33 155 175 70 20.000

Chuối 750,00 650 1.000 600 20.000

Chôm chôm (Giai

đoạn kiến thiết) 193,33 220 170 190 22.000

Chôm chôm (Giai

Qua bảng tổng hợp trên nhận thấy, mức độ đầu tư và sử dụng phân bón cho các loại cây lương thực và cây rau màu ở mức bình thường, nhưng các loại cây ăn quả sử dụng lượng phân bón khá cao.

Thực tế, việc sử dụng phân bón của người dân tại nhiều vùng với nhiều loại cây trồng còn thiếu khoa học và lãng phí. Người dân mới chỉ quan tâm đến sử dụng phân đạm, ít quan tâm đến lân và kali, tỷ lệ N : P : K mất cân đối. Do vậy cần phải có những hiểu biết nhất định về các định luật phân bón: định luật tối thiểu, định luật tối đa, định luật trả lại, định luật cân đối dinh dưỡng và định luật về hiệu suất sử dụng phân bón [8].

Để thăm dò mức đầu tư phân bón và xác định ảnh hưởng của nó đến môi trường tác giả tiến hành tổng hợp phiếu điều tra về tình hình đầu tư phân bón. Kết quả được đem so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối cho các cây trồng của Nguyễn Văn Bộ [3]. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.20: So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương

với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý

S T T

Cây trồng

Theo điều tra nông hộ Theo tiêu chuẩn (*) N (kg/ha) P (kg/ha) K (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) N (kg/ha) P2 05 (kg/ha) K20 (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha)

1 Lúa Đông xuân 217 375 100 0,8 120-130 80-90 30-60 8-10 2 Lúa Hè thu 217 375 100 0,8 80-100 50-60 0-30 6-8 3 Lạc 217 170 112 1,0 20-30 60-90 30-60 - 4 Sắn 100 80 200 1,0 60-70 30-40 60-70 - 5 Rau 150 170 60 2,0 - - - - 6 Chuối 600 1.000 500 2,0 - - - - 7 Chôm chôm 336 288 288 3,1 - - - -

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra; (*) Theo tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Tỷ lệ bón phân N:P:K đối với mỗi cây trồng là khác nhau, tỷ lệ bón phân không cân đối. Đây là lý do ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng. Từ đó dẫn đến việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật ngày càng tăng. Tỷ lệ bón phân cân đối N:P:K là 1:0,49:0,29. Yêu cầu thông thường phải đạt 1:0,5:0,3. Mức bón chung ở Việt Nam là 1:0,3:0,1. Mức bón ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 1:0,6:0,5. Hiện nay, người dân đã đưa Kali vào sử dụng rộng rãi hơn. Như vậy, so với thông thường mức bón phân cho cây trồng ở Thống Nhất đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên để hướng tới một nền nông nghiệp hàng hóa phát triển mạnh và bền vững thì hướng sử dụng phân bón cân đối nên đạt N:P:K ở tỷ lệ 1:0,6:0,5.

- Mức độ đầu tư phân bón các cây trồng trong huyện là khác nhau và làm ảnh hưởng tới đất sản xuất, cụ thể:

+ Lân là loại phân hoá học được dùng nhiều. Để đạt năng suất cao và rút ngắn thời gian thu hoạch, người nông dân thường bón nhiều lân cho các loại lạc, sắn và rau màu. Việc bón nhiều đạm là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm đất do thừa đạm.

+ Hầu hết các cây trồng dùng hàm lượng đạm, lân và kali đều vượt tiêu chuẩn cho phép.

- Đặc biệt, lượng phân hữu cơ đã được sử dụng nhiều trong canh tác trồng trọt. Việc sử dụng phân hữu cơ trong việc canh tác sẽ làm tăng thêm chất hữu cơ cho đất, tạo nhiều mùn trong đất và đồng thời sẽ làm tăng thêm độ tơi xốp cho đất …

Tóm lại, xét tổng lượng phân bón tỉ lệ N:P:K thì các hộ dân sử dụng đều vượt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, xét trên từng cây trồng cụ thể, tỷ lệ này vẫn chưa cân đối. Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất lâu bền phải có hướng dẫn cụ thể tỷ lệ bón phân N:P:K cân đối cho từng cây trồng. Để đánh giá chính xác về sự ảnh hưởng của phân bón đến môi trường cần được nghiên cứu phân tích đầy đủ các chỉ tiêu.

Bên cạnh yếu tố sử dụng phân bón thì vấn đề thuốc bảo vệ thực vật đang là vấn đề quan tâm hiện nay đối với bà con nông dân. Vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong sản xuất nông nghiệp tồn tại một số vấn đề như: tình hình sâu bệnh có diễn biến phức tạp do yếu tố thời tiết và do tình trạng quen thuốc dẫn đến lượng thuốc trừ sâu sử dụng nhiều hơn so với trước kia, đặc biệt trên diện tích cây rau màu. Việc sử dụng thuốc trừ sâu của nhân dân tràn lan không kiểm soát được về liều lượng cũng như chất lượng chủng loại thuốc. Việc sử dụng thuốc trừ sâu tuy có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nhưng thực tế nông dân vẫn sử dụng theo kiểu định kỳ (đặc biệt trên cây rau màu) 1 – 2 ngày phun 1 lần dù có sâu bệnh hay không; Nhiều loại thuốc

nằm ngoài danh mục cho phép vẫn được sử dụng... Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có sự kiểm soát dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và chất lượng nông sản.

Tuy sự ô nhiễm này chưa lớn nhưng đã bắt đầu thấy những dấu hiệu xảy ra cục bộ như tình trạng ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí... Để hạn chế được những tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường cần có sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng.

* Đánh giá nhận xét chung:

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đi đến một số nhận xét như sau:

- Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tương đối cao. Một số LUT điển hình không những cho hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra nhiều việc làm với giá trị ngày công lao động lớn, đó là: LUT cây lâu năm, LUT chuyên rau màu, LUT 1lúa – 2màu.

- Hiện nay, công thức luân canh của nông dân rất phong phú đa dạng, cơ cấu mùa vụ thay đổi. Diện tích gieo trồng ngày càng tăng góp phần nâng cao mức thu nhập và mức sống của nhân dân. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng chuyên canh như: vùng chuyên rau màu Phúc Nhạc 2, Tân Yên (xã Gia Tân 3), vùng chuyên canh rau Tây Kim, Tây Nam (xã Gia Kiệm).... nhưng quy mô còn ở mức độ nhỏ. Nông nghiệp của huyện bắt đầu phát triển theo hướng hàng hóa nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát. Thời gian tới, huyện tiếp tục hỗ trợ cho các xã xây dựng vùng chuyên canh, mở rộng diện tích cây rau màu đưa nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây là tiền đề để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân.

- LUT cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế khá cao, việc áp dụng LUT này rất phổ biến tại các xã Gia Kiệm, Gia Tân 3, Quang Trung và Hưng Lộc... Tuy nhiên, LUT này yêu cầu đầu tư tương đối lớn về vốn và áp dụng khoa học kỹ thuật.

- Việc sử dụng phân bón mất cân đối; thuốc BVTV không hợp lý và thiếu sự kiểm soát cùng với nguồn nước tưới bị ô nhiễm. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, sự phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng nông sản.

Qua kết quả điều tra những khó khăn trong sản xuất của hộ gia đình, cùng ý kiến của các chuyên gia tại địa phương đã xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp huyện Thống Nhất đó là:

Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội

Giá cả nông sản đầu ra và giá vật tư đầu vào đang là vấn đề mà nông dân quan tâm. Giá cả và thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định làm ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của người dân. Cùng với đó, các thể chế chính sách (kinh tế, đất đai, các chính

sách hỗ trợ…) cũng góp phần không nhỏ trong sự thành công của sản xuất nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (quan trọng nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông, các trung tâm dịch vụ thương mại).

Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Hiệu quả kinh tế của cây trồng ở các vùng khác nhau thì có hiệu quả kinh tế khác nhau. Hầu hết các cây trồng trong huyện đều có hiệu quả kinh tế khác nhau giữa các vùng tuy nhiên sự chênh lệch này không lớn. Điều đó chứng tỏ điều kiện tự nhiên có mối quan hệ mật thiết đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Việc bố trí cây trồng phù hợp trên mỗi chân đất, mỗi vùng nhằm phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên là rất quan trọng, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa. Mặt khác, việc bố trí phù hợp cây trồng với điều kiện tự nhiên sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất và môi trường.

Nhóm yếu tố về tổ chức sản xuất kỹ thuật

Theo kết quả đánh giá hiệu quả môi trường, với một số cây trồng sử dụng phân bón không cân đối; sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan không có sự kiểm soát... gây khó khăn cho phát triển sản xuất hàng hoá, vì:

- Việc sử dụng phân bón không cân đối, gây thoái hoá đất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

- Sử dụng thuốc BVTV vượt tiêu chuẩn cho phép ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng nông sản. Khi nông sản có chất lượng kém sẽ ảnh hưởng đến giá cả, thị trường và thương hiệu của sản phẩm.

3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN THỐNG NHẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chính tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai (Trang 72 - 79)