Tình hình biến động đất đai trên địa bàn thành phố Biên Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2015 (Trang 67 - 72)

2020

3.3.2.Tình hình biến động đất đai trên địa bàn thành phố Biên Hòa

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015, thành phố Biên Hòa có tổng diện tích tự

nhiên là 26.352,15 ha, giảm 2,67 ha so với năm 2011. Toàn bộ diện tích đã được khai

thác sử dụng cho các mục đích, gồm: đất nông nghiệp 8.842,30 ha, chiếm 33,55% và đất

phi nông nghiệp 17.509,85 ha, chiếm 66,45% diện tích tự nhiên.

Nguyên nhân diện tích tự nhiên của thành phố giảm là do đo đạc lại bản đồ địa chính

của phường Long Bình và điều chỉnh bản đồ địa chính theo địa giới hành chính giữa phường Tân Hòa và xã Phước Tân với xã Hố Nai 3 của huyện Trảng Bom. Trong đó:

- Giảm 10,1 ha do đo đạc lại phường Long Bình (giảm 2,7 ha) và xác định lại

ranh giới thực tế của phường Tân Hòa (giảm 7,4 ha) trong quá trình đo đạc lại xã Hố

Nai 3 của huyện Trảng Bom.

- Tăng 7,4 ha tại xã Phước Tân do đo đạc lại diện tích xã Hố Nai 3 của huyện

Trảng Bom.

Cụ thể các loại đất như sau:

Bảng 3.9. Thống kê biến động diện tích các loại đất giai đoạn 2011 - 2015

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Năm 2011 Năm 2015 So sánh tăng, giảm năm 2015 so với năm 2011 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 26.354,82 100 26.352,15 100 -2,67 1 Đất nông nghiệp 8.271,18 31,38 8.842,30 33,55 571,12 1.1 Đất trồng lúa 1.161,61 14,04 800,50 9,05 -361,11

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa

nước 42,97 3,70 50,97 6,37 8,00

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.914,33 23,14 2.687,46 30,39 773,13 1.3 Đất trồng cây lâu năm 2.648,52 32,02 3.798,04 42,95 1.149,52 1.4 Đất rừng phòng hộ 140,63 1,70 153,09 1,73 12,46 1.5 Đất rừng sản xuất 1.974,17 23,87 1.024,18 11,58 -950,00 1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản 388,98 4,70 341,53 3,86 -47,45 1.7 Đất nông nghiệp khác 42,94 0,52 37,50 0,42 -5,44

2 Đất phi nông nghiệp 18.083,64 68,62 17.509,85 66,45 -573,79

2.1 Đất quốc phòng 4.515,67 24,97 4.390,67 25,08 -124,99 2.2 Đất an ninh 40,23 0,22 79,19 0,45 38,96 2.3 Đất khu công nghiệp 1.954,51 10,81 1.640,12 9,37 -314,39 2.4 Đất cụm công nghiệp 247,55 1,37 124,25 0,71 -123,30 2.5 Đất thương mại, dịch vụ

1.138,52 6,30

408,20 2,33

-7,78 2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Năm 2011 Năm 2015 So sánh tăng, giảm năm 2015 so với năm 2011 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2.7 Đất phát triển hạ tầng 2.949,93 16,31 2.609,87 14,91 -340,06 Trong đó:

- Đất cơ sở văn hoá 402,78 13,65 45,35 1,74 -357,43

- Đất cơ sở y tế 60,55 2,05 71,59 2,74 11,04

- Đất cơ sở giáo dục và đào tạo 253,57 8,60 251,80 9,65 -1,76

- Đất cơ sở thể dục - thể thao 290,72 9,86 152,27 5,83 -138,45

2.8 Đất có di tích lịch sử - văn hóa 4,40 0,02 10,39 0,06 5,99 2.9 Đất danh lam thắng cảnh 45,95 0,25 45,95 0,26 - 2.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải 38,98 0,22 20,89 0,12 -18,09 2.11 Đất ở tại nông thôn 1.265,23 7,00 1.372,30 7,84 107,07 2.12 Đất ở tại đô thị 2.944,18 16,28 2.955,76 16,88 11,58 2.13 Đất xây dựng trụ sở cơ quan

56,17 0,31

36,92 0,21

-13,32 2.14 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức

sự nghiệp 5,93 0,03

2.15 Đất cơ sở tôn giáo 192,35 1,06 163,90 0,94 -28,45

2.16 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa 239,80 1,33 236,21 1,35 -3,59 2.17 Đất sản xuất vật liệu xây dựng,

làm đồ gốm 466,75 2,58 581,73 3,32 114,98

2.18 Đất sinh hoạt cộng đồng 5,25 0,03

2.19 Đất khu vui chơi, giải trí công

cộng 210,31 1,20

2.20 Đất cơ sở tín ngưỡng 13,61 0,08 14,98 0,09 1,37

2.21 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 1.809,80 10,01 1.765,34 10,08 -44,46 2.22 Đất có mặt nước chuyên dùng 148,62 0,82 109,15 0,62 -39,47

- Đất nông nghiệp

Theo kết quả thống kê năm 2015, diện tích đất nông nghiệp là 8.842,30 ha, chiếm

33,55% diện tích tự nhiên, tăng 571,12 ha so với năm 2011. Diện tích đất nông nghiệp

tập trung nhiều nhất ở các xã Phước Tân (2.637,75 ha), Tam Phước (2.522,67 ha), phường Trảng Dài (736,25 ha), Hiệp Hòa (387,80 ha), Tân Hạnh (342,20 ha), phường

Long Bình (383,45 ha), An Hòa (308,66 ha),...

Diện tích đất nông nghiệp năm 2015 tăng so với năm 2011 là do trong phương án

kiểm kê đất đai năm 2010 các dự án đã có Quyết định thu hồi đất tổng thể của UBND

tỉnh như: Khu công nghiệp Giang Điền (149 ha); Khu dân cư tái định cư Bửu Hòa - Tân Vạn (21 ha); Khu nhà ở khu đô thị thương mại dịch vụ cao cấp Phước Hưng (286 ha); Thao trường huấn luyện của Lực lượng Vũ trang thành phố Biên Hòa (11,83 ha);…. đã được cập nhật hiện trạng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 - 2015 các dự án

này vẫn chưa được triển khai thực hiện các bước tiếp theo về thủ tục đất đai cũng như

triển khai ngoài thực địa, do đó, thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2015 đối với khu vực quy hoạch các dự án này đang được thống kê theo đúng mục đích sử dụng đất

thực tế.

- Đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 17.509,85 ha, chiếm 66,45% diện tích tự

nhiên, giảm 573,79 ha so với năm 2011.

Nguyên nhân là do, trong phương án kiểm kê đất đai năm 2010 các dự án đã có Quyết định thu hồi đất tổng thể như: Khu công nghiệp Giang Điền (149 ha); Khu dân cư tái định cư Bửu Hòa - Tân Vạn (21 ha); Khu nhà ở khu đô thị thương mại dịch vụ

cao cấp Phước Hưng (286 ha); Thao trường huấn luyện của LLVT thành phố Biên Hòa

(11,83 ha);…. đã được cập nhật hiện trạng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 - 2015 các dự án này vẫn chưa được triển khai thực hiện các bước tiếp theo ngoài thực địa, do đó

kết quả thống kê năm 2015 các khu vực này vẫn đang là đất nông nghiệp. Thực tế trong giai đoạn 2011 - 2015 diện tích đất phi nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể do

diện tích đất nông nghiệp chuyển sang để thực hiện một số dự án như: Khu tái định cư

(4,8 ha) tại xã Hiệp Hòa; Đường Phạm Văn Diêu; đường số 16 qua cánh đồng Bà Nghè tại xã Tân Hạnh; đường Long Hưng - Phước Tân và đường Võ Nguyên Giáp tại

xã Phước Tân; …. Và chuyển sang đất ở trong các khu dân cư của hộ gia đình, cá nhân.

Diện tích đất phi nông nghiệp giảm nhiều tại các phường, xã như: Long Bình (giảm 223 ha); Tam Phước (giảm 434 ha)

Đánh giá chung

Từ những phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trên địa bàn thành phố cho thấy:

Thành phố Biên Hòa có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn với diện tích

8.842,30 ha, phân bố nhiều ở các phường, xã ven thành phố. Đa số là diện tích các loại đất dự trữ phát triển đô thị, có xu hướng chuyển đổi mục đích sang đất phi nông

nghiệp, một số diện tích đất được quy hoạch thực hiện các dự án phát triển đô thị, công

nghiệp, khu trung tâm thành phố, khu, cụm dân cư,... Do vậy, về cơ cấu diện tích đất

nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ đầu tư phát triển của đô thị.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 - 2015 diện tích hiện trạng đất nông nghiệp tăng do thay đổi nguyên tắc thống kê, kiểm kê đất đaiđối với một số công trình sử dụng đất

phi nông nghiệp trước đây đã giao đất hoặc có quyết định thu hồi đất được thống kê vào hiện trạng sử dụng đất 2010, nhưng hiện nay, các công trình chưa triển khai thực

hiện ngoài thực địa nên được thống kê theo mục đích sử dụng hiện trạng, chủ yếu là

đất nông nghiệp. Thực chất diện tích đất phi nông nghiệp vẫn tăng qua các năm theo

xu thế phát triển chung của thành phố và của tỉnh với diện tích tăng thực khoảng 1.153

ha, thông qua việc thực hiện, hoàn thành nhiều công trình dự án trọng điểm (đã nêu ở

phần giải thích nguyên nhân đất phi nông nghiệp giảm) phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung.

Sự phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ đã giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động không chỉ trên địa bàn mà còn thu hút nguồn lao động trong

và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp có những tác động không nhỏ về môi trường, quá trình đầu tư phát triển còn chưa được xem xét đánh giá kỹ về đánh giá tác động môi trường.

Thành phố Biên Hòa với đặc thù là địa bàn có diện tích đất an ninh, quốc phòng lớn chiếm 16,66 % diện tích tự nhiên, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm

bảo an ninh quốc gia và của khu vực. Tuy nhiên, một số khu vực đất quốc phòng có quy mô diện tích lớn (như khu quân sự Long Bình, sân bay Biên Hòa,…) đang tạo ra

sự ngăn cách về không gian phát triển của thành phố, gây khó khăn trong việc đầu tư

xây dựng hạ tầng có tính kết nối liên tục.

Đối với diện tích đất ở đa số phát triển tự phát, thấp tầng nên hiệu quả sử dụng đất chưa cao, các khu vực dân cư phát triển độc lập và thiếu sự đồng bộ cần được cải

tạo chỉnh trang và tạo sự liên kết trong đô thị; hệ thống thoát nước trên một số tuyến đường đã lạc hậu, xuống cấp, việc đầu tư sửa chữa và nâng cấp thiếu đồng bộ, thiếu sự

kết nối.

Để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả sử dụng đất đai trong tương lai, đáp ứng nhu

cầu phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật: giao

thông, cấp thoátnước, chiếu sáng, xử lý rác thải,... xây dựng và phát triển các khu nhà

ở cao cấp phù hợp với đô thị hiện đại, thành phố cần quan tâm phát triển các khu nhà ở

xã hội, khu nhà ở dành cho công nhân và người có thu nhập thấp, các thiết chế văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2015 (Trang 67 - 72)