2020
3.4.1. Quan điểm sử dụng đất trong thời kỳ mới
Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015), mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đến của
thành phố, các quan điểm khai thác sử dụng đất đai như sau:
- Sử dụng đất tiết kiệm: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất không thể thay thế được, bị giới hạn về diện tích. Quỹ đất của thành phố Biên Hòa đã đưa vào sử dụngvà khai thác 100 %. Do vậy quan điểm đầu tiên trong việc sử
dụng là phải hết sức tiết kiệm.
- Sử dụng đất hợp lý và hiệu quả: Biên Hòa là thành phố đô thị loại I, có vị trí
quan trọng đối với tỉnh Đồng Nai cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do vậy
việc bố trí sử dụng đất phải đảm bảo tạo ra hiệu quả sử dụng đất cao nhất đáp ứng được các nhu cầu phát triển của xã hội.
- Sử dụng đất bền vững lâu dài: Đất đai là sản phẩm của tự nhiên không thể tái
hệ sinh thái canh tác. Việc bố trí sử dụng đất có thể chi phối sự phát triển hay hủy diệt
các thành phần khác của môi trường. Thành phố Biên Hòa là một đô thị công nghiệp – dịch vụ, do vậy việc sử dụng đất phải đảm bảo tính đầy đủ, hợp lý; phải đi đôi với bảo
vệ môi trường đất để sử dụng ổn định lâu dài và bền vững.
3.4.1.1. Đối với phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp không phải là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Biên Hòa, tuy vậy nhiệm vụ phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị là nhiệm vụ cần
quan tâm nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh.
Tuy diện tích đất dành cho nông nghiệp ít nhưng cần xác định hình thành vùng sản
xuất chuyên canh:
- Vùng rau sạch phân bố ở xã Tân Hạnh, Phước Tân, Trảng Dài, Tân Phong với
quy mô khoảng 100 ha;
- Vùng trồng cây ăn quả: khoảng 250 ha ở Trảng Dài, Tân Hạnh, Phước Tân
- Vùng chuyên trồng lúa nước: định hướng sử dụng đất đến năm 2020, trên địa
bàn thành phố Biên Hòa sẽ duy trì khu vực chuyên trồng lúa nước khoảng 42 ha tại xã
Phước Tân. Trong đó, chú trọng đến việc sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo phương
thức hữu cơ, sản xuất lúa sạch để phục vụ, ngoài việc cung cấp lương thực cho nhu cầu dân cư đô thị, thì việc hình thành cánh đồng mẫu lớn cũng góp phần vào phát triển du
lịch, đặc biệt là du lịch miệt vườn.
- Vùng rừng phòng hộ: tập trung khoảng 160ha, phân bổ ở các khu vực xã Tam
Phước, Long Bình, Tân Biên và Trảng Dài.
3.4.1.2. Đối với phát triển công nghiệp
Phương án xác định ưu tiên quỹ đất phát triển công nghiệp, các khu cụm công
nghiệp, tính toán quỹ đất cần thiết để mở rộng và phát triển công nghiệp tạo động lực
cho ngành phát triển cũng như các ngành khác có liên quan theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh. Quá trình bố trí đất đai phát triển công nghiệp cần tính đến việc
hình thành theo hướng công nghiệp - dịch vụ - đô thị kết hợp. Phát triển công nghiệp đồng bộ với phát triển dịch vụ, đô thị, bảo vệ môi trường.
Tiếp tục đầu tư cải tạo và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật của các khu, cụm công
nghiệp, đặc biệt về khâu xử lý nước thải. Rà soát để chuyển đổi công năng đối với các
khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường trong
thành phố, tạo quỹ đất xây dựng và phát triển các khu chức năng đô thị, đảm bảo về môi trường sống trong đô thị.
3.4.1.3. Đối với phát triển đô thị
Dành quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển các khu đô thị mới, khu đô thị hiện đại,
gắn với việc phát triển không gian đô thị theo định hướng quy hoạch vùng thành phố
Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai; đảm bảo sự liên kết trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, ưu tiên phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
tại các xã vùng ven để thu hút các dự án đầu tư, thu hút nhân dân từ nội thành ra và tạo
nên quỹ nhà ở phục vụ chương trình giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình hạ
tầng trong nội thành.
Bên cạnh đó, phải dành quỹ đất thích hợp cho việc xây dựng các khu dân cư, khu ở dành cho người có thu nhập thấp, nhằm giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm
bảo quyền lợi của mọi người dân, mọi đối tượng theo sự phát triển chung của cộng đồng và của thành phố Biên Hòa nói riêng.
3.4.1.4. Đối với phát triển du lịch và dịch vụ
Tiếp tục ưu tiên quỹ đất cho việc phát triển du lịch, để khai thác tiềm năng du
lịch của thành phố. Các đề án phát triển cần được xây dựng trên cơ sở phát triển du
lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch tâm linh; du lịch thể thao; du lịch
cuối tuần và các loại hình vui chơi, giải trí. Trên cơ sở đó ưu tiên đất cho các dự án du
lịch, các tuyến điểm du lịch, các trung tâm du lịch - dịch vụ, tập trung. Bên cạnh đó,
cần chú trọng đến quỹ đất để phát triển thương mại dịch vụ, bố trí các trung tâm thương mại, mạng lưới chợ, hệ thống cây xăng, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân
hàng trên địa bàn để phát triển mạnh dịch vụ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.