2020
3.5.3. Nguyên nhân tồn tại
Hầu hết các dự án trọng điểm trong đầu tư xây dựng chỉnh trang đô thị đều phải
giải tỏa trắng nhiều hộ dân, gây áp lực lớn trong việc bồi thường giải tỏa và bố trí tái định cư. Chính sách bồi thường, tái định cư trước đây còn nhiều bất cập, chưa đồng
bộ, chưa sát với thực tế của các địa phương nên khi áp dụng khó thực thi, phát sinh
nhiều khiếu kiện liên quan đến quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi, làm cho nhiều dự án triển khai chậm.
Ngoài các dự án đã thực hiện (đã được thống kê vào hiện trạng), vẫn còn nhiều
dự án, công trình đã được giới thiệu địa điểm và chấp thuận chủ trương thu hồi đất, nhưng do khó khăn trong việc thu hồi, giải phóng mặt bằng, nên chưa được giao đất
chính thức để thống kê vào hiện trạng sử dụng đất. Vì vậy, tỷ lệ thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố còn thấp.
Một số dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch có ý nghĩa kinh tế xã hội
lớn, nhưng nhu cầu vốn đầu tư lớn vượt quá xa khả năng ngân sách của thành phố và sự hỗ trợ ngân sách của tỉnh. Việc quản lý và cấp phát vốn đầu tư chưa được chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, ngành có liên quan dẫn đến dự án theo trình tự ưu tiên đã được
duyệt trong quy hoạch thì không có vốn thực hiện, trong khi công trình không có trong
phương án quy hoạch thì lại có vốn đầu tư. Bên cạnh đó, chính sách thu hút vốn đầu tư
thực hiện các dự án cũng chưa được quan tâm, không tạo ra lợi thế cạnh tranh theo
từng địa bàn (theo chương trình chung của tỉnh) dẫn đến nhiều dự án phải kéo dài thời
gian so với dự kiến.
Việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị diễn ra liên tục nhưng chưa được quản lý cập nhật đồng bộ, chức năng quy hoạch được điều chỉnh tùy tiện
theo lợi ích của nhà đầu tư dẫn đến các nhu cầu sử dụng đất có thay đổi so với quy
hoạch được duyệt. Đối với các dự án đã được giao đất và có quy hoạch chi tiết nhưng
sau khi thực hiện, phần diện tích dành cho phát triển hạ tầng không được đầu tư xây
dựng, bàn giao cho địa phương để quản lý hoặc xây dựng theo quy hoạch, ngược lại bị điều chỉnh chức năng để đưa vào mục đích khác dẫn đến nhiều dự án dân cư đô thị không có đầy đủ các công trình phúc lợi công cộng.
Tiềm lực về kinh tế của thành phố chưa đủ mạnh nên chưa mạnh dạn đầu tư phát
triển trước hệ thống hạ tầng chính để thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu chức năng theo quy hoạch đã được xác định, dẫn đến đa số diện tích đất nông nghiệp ở các
vùng ven bị xé nhỏ (do đầu cơ, do chuyển đổi mục đích trái phép, làm nhà ở tự phát) để đáp ứng nhu cầu thiết thực của nhân dân, phá vỡ không gian kiến trúc quy hoạch, gây khó khăn khi triển khai thực hiện dự án.
nhà ở tự phát tại các vùng ven theo kiểu nông thôn; việc quản lý xây dựng, quản lý quy
hoạch theo hướng đô thị còn thiếu và yếu, do vậy các khu vực dân cư đô thị hóa phát
triển lộn xộn, không theo kiến trúc cụ thể nào và thiếu các cơ sở hạ tầng đi kèm. Từ những đánh giá trên, để phát huy hiệu quả quản lý sử dụng đất, hạn chế những
tồn tại có khả năng khắc phục, công tác quy hoạch nói chung và công tác quy hoạch sử
dụng đất nói riêng là vô cùng cần thiết, giúp chúng ta giải quyết những mâu thuẫn cơ
bản trong việc hoạch định các chính sách về đất đai, phân bổ đất đai cho các nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời gắn liền với quản lý, sử dụng đất bền vững, cân
bằng sinh thái, bảo vệ môitrường.