Một số kinh nghiệm về xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất của cụm công nghiệp phía tây bắc thị trấn lao bảo (Trang 25 - 29)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.1. Một số kinh nghiệm về xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp trên thế

thế giới .

* Kinh nghiệm của Thái Lan

Ý tưởng xây dựng các KCN ở Thái Lan được hình thành từnăm 1970. Mô hình

KCN, CĐCN, KCX của Thái Lan là mô hình KCN, CĐCN tập trung tổ hợp, bao gồm

KCN, CĐCN, KCX và các khu dịch vụ. Đến nay ở Thái Lan đã có khoảng gần 500

nhau nhưng tựu chung đều nằm dưới sự quản lý của Cục quản lý KCN Thái Lan (gọi tắt là IEAT).

Các KCN Thái Lan có thểdo Nhà nước, tư nhân sở hữu hoặc thông qua một tổng

Công ty Nhà nước là Industrial Estates Authority of Thailand (IEAT) hoặc cơ quan đầu tư Thái Lan - Board of Investment (BOI); hoặc thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan hoặc liên doanh với IEAT. Do vậy, phương thức đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ

tầng cũng đa dạng.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, Thái Lan cũng áp dụng mô hình quản lý dịch vụ “một cửa” đối với KCN. Năm 1972, IEAT được thành lập vừa mang tính chất của một cơ quan quản lý nhà nước, vừa mang tính chất của một đơn vị

kinh doanh.Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN xin ưu đãi và các thủ tục liên quan tại

IEAT, IEAT có đại diện của các Bộ, Ngành tham gia và có cơ quan thường trú đóng

tại các vùng, các KCN. Họ sẽ giới thiệu mạng lưới KCN, ngành nghề khuyến khích

đầu tư, vị trí các KCN, các vốn ưu đãi, các thủ tục cần thiết. Sau khi được hướng dẫn

chu đáo và làm xong thủ tục, một tuần sau doanh nghiệp có thể nhận được giấy phép và có thể bắt tay ngay vào xây dựng nhà xưởng...

Chính sách đối với xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, Nhà nước không ưu đãi cho vay vốn, tuy nhiên Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các công ty Nhà nước vay mà không phải thế chấp. Mọi ưu tiên như được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu sản xuất, các loại thuếkhác như thuế giá trị gia tăng, thuế

tiêu thụđặc biệt, thuế phụthu,… đều có thể dành cho các doanh nghiệp trong KCN. Một trong năm mục tiêu xây dựng KCN Thái Lan là đảm bảo môi trường trong sạch. Thái Lan đưa ra nguyên tắc cân bằng: người gây ô nhiễm môi phải đền bù thiệt hại. Do vậy khi thành lập KCN phải có dự án thiết kế hệ thống xử lý nước thải và được

cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Vì vậy KCN Thái Lan luôn được đánh giá

là KCN xanh và sạch đẹp.

Theo các chuyên gia Thái Lan, chìa khóa cho sự thành công của các KCN là vị

trí, dịch vụ kết cấu hạ tầng và năng lực quản lý. Giá cho thuê đất rẻ không phải là yếu tố quyết định trong việc thu hút đầu tư. Xây dựng KCN trong khu vực nghèo sẽ ít tốn

kém hơn so với trong khu vực phát triển, có chi phí lao động, đất đai, vật liệu thấp

hơn. Nhưng ngược lại, chi phí hạ tầng cơ sở và vận chuyển lại cao hơn, do đó các nhà đầu tư thường hướng đến các khu vực phát triển hơn [37].

* Kinh nghiệm của Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc chủtrương phát triển kinh tế vùng ven biển bằng việc xây dựng các đặc khu kinh tế. Hiện nay Trung quốc có "5 đặc khu kinh tế", nhiều vùng "kinh tế mở cửa" và nhiều khu "khai thác kinh tế kỹ thuật". Tính chất các đặc khu kinh tế của Trung Quốc gần giống như "khu chế xuất" của một sốnước đã làm, sản xuất có

đặc trưng, gắn bó hữu cơ với thịtrường bên ngoài. Sự phát triển xuất khẩu đã làm mở

rộng sựtham gia tư bản nước ngoài vào công nghệ chế biến và thu hút nguồn vốn bằng các biện pháp ưu đãi về thuế, lãi suất... Ngoài những ý đồ chiến lược còn kèm theo cả

mục tiêu phấn đấu biến đặc khu kinh tế thành thịtrường tài chính quốc tế.

Trong hai thập kỷqua, điểm đáng chú ý nhất trong toàn bộ bức tranh kinh tế của Trung Quốc là việc phát triển kinh tế và công nghệ, trong đó có các khu khai thác phát

triển kinh tế và công nghệ. Khu phát triển kinh tế và công nghệ Quảng Châu là một trong những khu khai thác cấp nhà nước đầu tiên được phê chuẩn. Được khởi công xây dựng ngày 28/12/1984, đây là khu kinh tế có mô hình “hướng ngoại” theo phương

châm “lấy công nghiệp hiện đại thu hút vốn nước ngoài và thu hút ngoại tệ là chính, tất cả nhằm phát triển công nghệ mới và công nghệ cao”.

Trong phát triển KCN, Trung Quốc giữ chủ quyền lãnh thổ, thực hiện chính sách

ưu đãi, khuyến khích đầu tư, cơ chế quản lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi tối

đa để các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài được tự do kinh doanh. Khuyến khích sử dụng công nghệ cao thực hiện chức năng: chuyển giao công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm hàng hoá bằng công nghệ cao.

Bài học kinh nghiệm trong thu hút đầu tư vào các KCN của Trung Quốc là:

“trước tiên cung cấp mọi điều kiện thuận lợi, rồi mới mong gặt hái được nhiều thành quả”. Ngoài ra, tại Trung Quốc sự phát triển và phân bốcác KCN được thực hiện theo nguyên tắc: lấp đầy và phát triển hiệu quảcác KCN đã có, chỉ khi mức độ lấp đầy đạt 60 - 70% diện tích thì mới cho phép triển khai các KCN tiếp theo. Thời gian gần đây,

Trung Quốc đã cắt giảm tới 500 KCN nhằm hạn chế việc sử dụng quá mức và lãng phí quỹđất canh tác. Các hồsơ xin duyệt và mở rộng các KCN cũng bị chững lại và nhiều

nơi đã rút hồsơ lập KCN mới khỏi danh sách được duyệt.

* Kinh nghiệm của Đài Loan

Nhằm thực hiện chính sách phát triển công nghiệp và quản lý môi trường, trong thời gian đầu, Đài Loan phát triển các khu chế xuất, tiếp theo là các KCN. Năm 1960,

Chính phủĐài Loan ban hành Bộ Luật khuyến khích đầu tư và tiếp sau đó là Bộ Luật nâng cấp sản nghiệp. Đài Loan thuộc loại hình kinh tế hải đảo, đất chật người đông.

Trong hơn ba thập kỷ qua, ngay từ đầu Đài Loan đã xác định được vai trò quan trọng của KCN trong quá trình phát triển và việc tập trung các xí nghiệp công nghiệp vào

các KCN đã mang lại nhiều lợi ích, nhất là ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động.

Trong khu đất dành cho xây dựng KCN có thể chủ động xây dựng hạ tầng kỹ

thuật đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài. Bên

cạnh đó, nhờ bố trí tập trung nên việc tổ chức sản xuất (như cung cấp điện nước, vận tải nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất và sản phẩm, xử lý nước thải...) cũng thuận lợi

hơn, tạo điều kiện trực tiếp cho việc giảm tối đa chi phí của các xí nghiệp. Sau cùng nhờcó KCN nên đã giảm dần và tiến tới chấm dứt xây dựng nhà máy riêng lẻ, phân tán trong nội thành, nội thị hoặc chiếm dụng quỹđất nông nghiệp, ngư nghiệp vốn rất khan hiếm của đài Loan. Các KCN thường được bố trí tại những vùng đất cằn cỗi hoặc đất lấn biển còn góp phần giảm thiểu được các chi phí về bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Hoạt động của các KCN đã đóng vai trò rất quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế Đài Loan. Mỗi KCN là hạt

nhân thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong vùng. Trong định hướng phát triển, các KCN tập trung dần được đổi mới theo hướng chuyển thành các KCN có dịch vụ kỹ

thuật, công nghệcao, đáp ứng được nhiệm vụlà nơi tập trung sản xuất và chế biến các sản phẩm cao cấp phục vụ cho xuất khẩu và thịtrường trong nước.

Nhìn chung công tác xây dựng quy hoạch phát triển các KCN ở Đài Loan được tổ chức khoa học và chặt chẽ. Trước hết, Cục Công nghiệp thuộc Bộ Kinh tế tiến hành khảo sát, đánh giá tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng, kết hợp với việc dự báo,

đánh giá về xu hướng phát triển khoa học công nghệ, triển vọng thịtrường đầu tư,... để

xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế quốc dân, định hướng phát triển ngành nghề theo không gian lãnh thổ. Trên cơ sởđó, các nhà đầu tư xác định khả năng xây dựng các KCN với quy mô thích hợp và lập quy hoạch chi tiết trình cơ

quan có thẩm quyền xin phép đầu tư xây dựng KCN. Với cách làm này, việc xây dựng các KCN vừa đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể của cảnước, vừa phù hợp với thực tế của địa phương và khảnăng của nhà đầu tư nên tính khả thi của dựán cao hơn.

Ngoài ra quy hoạch xây dựng và phát triển KCN của Đài Loan không phải cốđịnh mà

thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại về tính phù hợp với thực tiễn (3 năm/1 lần), nhất là những vấn đềcó liên quan đến môi trường để kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

Để đảm bảo cho các KCN hoạt động có hiệu quả, sự phát triển của các KCN ở Đài Loan luôn gắn liền với việc xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bên trong và bên ngoài KCN như hệ

thống giao thông nội bộ, hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện nước, các dịch vụ bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm, hệ thống xử lý chất thải tập trung... Xây dựng các khu

đô thịxung quanh, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ tiện ích công nghiệp

và đời sống, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệmôi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất của cụm công nghiệp phía tây bắc thị trấn lao bảo (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)