3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.4.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất được đánh giá thông qua rất nhiều các chỉtiêu đánh giá và đối với từng loại đất khác nhau thì cũng có những cách đánh giá khác nhau; chẳng hạn
như đối với đất nông nghiệp đểđánh giá hiệu quả sử dụng đất ta thường sử dụng các chỉ
tiểu như năng suất cây trồng tính cho từng loại cây, lợi nhuận tính trên một diện tích đất nông nghiệp, sốcông lao động của các loại hình sử dụng đất chính…hay đối với đất lâm nghiệp thì chỉ tiêu quan trọng nhất đểđánh giá là độ che phủ của đất…nhưng đối với đất công nghiệp đề tài tập trung đánh giá theo một số chỉtiêu như sau:
a. Thời gian sử dụng đất
Việc so sánh thời gian sử dụng đất của các dự án trong khu công nghiệp từ khi
được cấp GCNQSDĐ cho đến khi đi vào hoạt động cho ta biết được việc sử dụng đất của các dựán đó đã được thực hiện nhanh chóng hay chưa, có gây lãng phí đất không. Vì vậy, việc so sánh thời gian sử dụng đất của các dự án trong khu công nghiệp là một trong những tiêu chuẩn đểđánh giá hiệu quả sử dụng đất.
Từ khi thành lập cho đến nay các dựán đầu tư vào trong khu công nghiệp phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo tương đối khá nhiều, tuy nhiên chỉ có 15 dự án đã đi vào
hoạt động, còn lại các dự án đang trong thời gian triển khai đầu tư xây dựng và đang
Bảng 3.8: Thời gian sử dụng đất của các dự án trong KCN
Tên dự án Quy mô đầu tư Thời
gian Nguồn vốn Lĩnh vực công nghiệp Điện năng
Nhà máy sản xuất linh kiện, phụ tùng, thiết bị năng lượng mới và năng lượng tái tạo
10.000 đến 100.000
tấn sp/năm 5 - 40
100% vốn nhà
đầu tư
Nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời
Tùy thuộc vào khả năng sản xuất và nhu
cầu thị trường
5 - 10 100% vốn nhà
đầu tư
Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp
Nhà máy chế biến nông sản ngũ cốc, tinh bột các loại
10.000 tấn sản
phẩm/năm 8
100% vốn nhà
đầu tư Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp,
sản xuất chế biến các sản phẩm từ gỗ 5.000 m3/năm
30 - 50 100% vốn nhà
đầu tư
Lĩnh vực chế biến và bảo quản thực phẩm
Nhà máy chế biến thực phẩm cho tiêu
dùng và xuất khẩu
50.000 tấn sản phẩm các loại/năm 8
100% vốn nhà
đầu tư Nhà máy sản xuất rượu, bia, nước
giải khát các loại
50 triệu lít sản phẩm
các loại/năm 20 - 40
100% vốn nhà
đầu tư Nhà máy chế biến bánh kẹo 5.000 tấn sp/năm 6 100% vốn nhà
đầu tư Nhà máy chế biến dầu ăn các loại 500.000 lít sản
phẩm/năm 7
100% vốn nhà
đầu tư Xây dựng nhà máy sản xuất nguyên
liệu và chế biến thức ăn chăn nuôi
1.000 tấn sản phẩm/năm 15 100% vốn nhà đầu tư Nhà máy chế biến nông sản thực phẩm 10.000 tấn sản phẩm/năm 15 100% vốn nhà đầu tư Lĩnh vực công nghiệp Nhà máy sản xuất vật liệu trang trí nội thất các loại
Tùy thuộc vào khả năng sản xuất và nhu
cầu thị trường
8 100% vốn nhà
Tên dự án Quy mô đầu tư Thời
gian Nguồn vốn
Nhà máy sản xuất thủy tinh pha lê 20 nghìn tấn sản
phẩm/năm 10 100% vốn nhà đầu tư Dự án sản xuất nhựa kỹ thuật 10.000 tấn sản phẩm/năm 6 100% vốn nhà đầu tư Nhà máy sản xuất bông, tơ, sợi các
loại 10.000 tấn sản phẩm/năm 6 100% vốn nhà đầu tư Nhà máy sản xuất cơ khí chính xác 3.000 tấn sản phẩm/năm 8 100% vốn nhà đầu tư Nhà máy sản xuất lắp ráp các sản
phẩm điện, điện tử, điện lạnh
10.000 sản phẩm
/năm; 5-15 100% vốn nhà
đầu tư Nhà máy chế tạo sản phẩm viễn thông
– kỹ thuật số
1.000 sản phẩm/năm
5 100% vốn nhà
đầu tư Nhà máy sản xuất phụ liệu, phụ kiện
cho ngành dệt may, giày da
5.000 tấn sản phẩm/năm 5 100% vốn nhà đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm gốm sứ các loại 10.000 sản phẩm/năm 4 100% vốn nhà đầu tư Nhà máy chế tạo thiết bị, linh kiện
cho ngành công nghiệp ôtô, xe máy
200.000 sản phẩm/năm 10 100% vốn nhà đầu tư Xây dựng nhà máy sản xuất chế biến bột giấy, nguyên liệu giấy 10.000 tấn sản phẩm/năm 15-20 100% vốn nhà đầu tư Xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm từ cao su 50.000 tấn/năm 15 - 20 100% vốn nhà đầu tư Xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm từ thạch cao 10.000 m2 sản phẩm/năm 5 - 15 100% vốn nhà đầu tư
Xây dựng nhà máy gia công may, giày da xuất khẩu sử dụng 10.000 nhân công 15 - 20 100% vốn nhà đầu tư Lĩnh vực cơ sở hạ tầng
Dự án kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu
KT-TM đặc biệt Lao Bảo 10-50
100% vốn nhà
đầu tư
Xây dựng kho dịch vụ Hải quan,
Logistics Khoảng 10 ha 10
100% vốn nhà
Tên dự án Quy mô đầu tư Thời
gian Nguồn vốn
Trường kỹ thuật dạy nghề tổng hợp thị trấn Lao Bảo
Đào tạo nghề cho
20.000 lao động 6
100% vốn nhà
đầu tư
Nhà máy sản xuất dược phẩm, nguyên liệu dược phẩm theo tiêu chuẩn GMP
Thuốc viên: 50 triệu
viên /tháng/đơn vị sản phẩm; Thuốc cốm khoảng 7 triệu túi/ tháng; thuốc nước: 150.000 chai/ tháng 10-20 100% vốn nhà đầu tư Dự án khu dịch vụ – du lịch Làng Vây 20 100% vốn nhà đầu tư Lĩnh vực giáo dục - y tế và du lịch
Xây dựng sân golf Khoảng 10 ha 10 100% vốn nhà
đầu tư
(Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát của BQL KCN tỉnh QT.)
Qua bảng trên cho thấy tình hình hoạt động của các dự án trong khu công nghiệp còn quá hạn chế, khu công nghiệp phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo có 30 dự án
đăng ký nhưng chỉ có 16 dựán đang hoạt động; còn lại các dự án vẫn đang trong giai đoạn triển khai đầu tư xây dựng và làm thủ tục xin thuê đất.
Nhìn chung, các dự án đầu tư tại khu công nghiệp phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo đa số đều chậm tiến độ hoạt động từ khoảng một đến hai năm, thậm chí là ba
năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến khi chính thức đi
vào hoạt động.
Nguyên nhân của việc chậm tiến độđi vào hoạt động là Do các dựán đang triển khai xây dựng hoặc một số dự án do thiếu vốn để xây dựng nên các xi nghiệp, nhà máy không hoàn thiện được cơ sở hạ tầng đểđi vào hoạt động, chính đều này đã làm lãng phí thời gian sử dụng đất trong các khu công nghiệp.
b. Tỷ lệ lấp đầy
Tỷ lệ lấp đầy đây là một trong nhứng chỉ tiêu phổ biến thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các khu công nghiệp.Tỷ lệ lấp đầy là tỷ lệ phần trăm
diện tích đất của tất cả các đơn vị đang bị chiếm đóng tại một thời gian trong một không gian nhất định.
Tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp được định nghĩa như sau: “ tỷ lệ lấp
đầy sử dụng đất trong khu công nghiệp là tỷ lệ phần trăm diện tích đất đã cho thuê
trên tổng số diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch của khu công nghiệp tại một thời gian nhất định”.
Tỷ lệ lấp đầy =
∑ diện tích đất đã giao
x 100
∑ diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê
Kết quả điều tra tại khu công nghiệp và Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị, được thể hiện qua bảng sau
Bảng 3.9: Tỷ lệ lấp đầy của KCN phía Tây bắc thị trấn Lao bảo
KCN Diện tích đất (ha) Quy hoạch toàn khu Sau khi điều chỉnh Có thể cho thuê theo quy hoạch Đã cho thuê Tỷ lệ lấp đầy (%) Phía Tây Bắc thị Trấn Lao Bao 100 105 70,4 22.28 31,65
( Nguồn: Báo cáo về giám sát sử dụng đất trong các KCN của tỉnh QT)
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo tương đối thấp so với năm thành lập; khu công nghiệp phía Tây bắc thị trấn Lao Bảo sau gần mười năm thành lập và đi vào hoạt động đến nay tỷ lệ lấp
đầy đạt được 31,65% diên tích đất. Trong khi đó các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Quảng trị như KCN Đông Nam thành phốĐông Hà và KCN Quán Ngang có
tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng từ 40-70%.
Nguyên nhân của tỷ lệ lấp đầy thấp là:
- Do hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo vẫn chưa được đầu tư hoàn thiện chưa đáp ứng được nhu cầu của các chủđầu tư.
- Chính sách đầu tư vẫn còn rườm rà làm cho nhà đầu tư cảm thấy khó khăn về
- Năm trên địa bàn huyện Hướng Hóa, vì vậy xa khu trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Trị cũng là một thách thức lớn của nhà đầu tư so với các cụm công nghiệp khác.
- Ngoài ra còn do một số dựán xin đầu tư không được chấp thuận vì phương án
hạn chế gây ô nhiễm môi trường không rỏ ràng.
Nhìn chung, so với quy mô và thời gian thành lập của các khu công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp phía Tây Bắc thị trấn Lao bảo là tương đối thấp.
c. Mật độ sử dụng đất
Mật độ sử dụng đất là tỷ số giữa diện tích đất đã được đưa vào sử dụng trên tổng diện tích toàn khu đất, nhưng không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình phụ trợ.
Mật độ sử dụng đất sẽđược tính theo công thức như sau:
Mật độ sử dụng đất =
∑ diện tích đất xây dựng
∑ diện tích mặt bằng
Kết quả điều tra tại khu công nghiệp và số liệu thu thập được tại Ban quản lý
các dự án tỉnh về mật độ sử dụng đất được thể hiện qua bảng sau
Bảng 3.10: Mật độ sử dụng đất ở khu công nghiệp phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo
ĐVT: lần KCN Tổng diện tích đất xây dựng Tổng diện tích đất mặt bằng có thể cho thuê Mật độ sử dụng đất Phía Tây bắc thị trấn Lao Bảo 33,56 143,34 0,232
(Nguồn:Báo cáo kết quảđánh giá quy hoạch và hoạt động của các KCN tỉnh QT) Nhìn chung, mật độ sử dụng đất của khu công nghiệp phía Tây bắc thị trân Lao Bảo còn quá thấp.
Điều này cho ta thấy diện tích đất đã được đưa vào sử dụng trong thực tế tại khu công nghiệp phía Tây bắc thị trấn Lao Bảo là còn quá ít chỉđạt từ 20% diện tích đất có thể cho thuê.
Nguyên nhân là do:
- Các dự án đăng ký đầu tư nhiều nhưng số lượng dự án đã triển khai xây dựng và đi vào hoạt động còn quá khiêm tốn, đa số vẫn đang trong thời gian làm thủ tục xin thuê đất;
- Ngoài ra còn do các dự án chậm tiến độ triển khai xây dựng giai đoạn hai hay các dựán dành đất để xây dựng giai đoạn hai nhưng chưa xây dựng.
d. Hiệu quả kinh tế
Đánh giá hiêu quả kinh tếđây là một chỉtiêu đánh giá hiệu quả không thể thiếu
được trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, tuy nhiên là rất khó khăn.
Hiệu quả kinh tế giúp cho ta biết được trên một đơn vị diện tích đất mang lại bao nhiêu giá trị sản xuất.
Có nhiều cách để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất nhưng trong
phạm vi nghiên cứu của đềtài là đất công nghiệp nên đểđánh giá hiệu quá kinh tế sử
dụng đất chính là tìm hiểu xem trên một đơn vị diện tích đất tạo ra được bao nhiêu doanh thu.
Hiệu quả kinh tế =
∑ doanh thu
∑ diện tích
Trong đó: Doanh thu: chính là tổng giá trị sản xuất
Diện tích: là tổng diện tích của các dựán đang hoạt động
Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế của khu công nghiệp phía Tây bắc thị trấn Lao Bảo
Chỉ tiêu Đơn vị tính KCN Tây Bắc thị trấn Lao bảo 2015 2016 2017 Doanh thu Tỷđồng 34,0 44,3 210,9 Diện tích Ha 10,2 12,2 21,5 Hiệu quả Tỷ/ha 3,32 3,6 10,2
Theo báo cáo hoạt động sản xuất công nghiệp của các dự án trong khu công nghiệp thì doanh thu năm 2015 của khu công nghiệp phía Tây bắc thị trấn Lao Bảo có
doanh thu đạt 34 tỷđồng nên hiệu quả kinh tế mang lại là 3,3 tỷ/ha.
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng đất của khu công nghiệp tăng dần qua từng năm
Đối với khu công nghiệp phía Tây bắc thị trấn Lao Bảo vì mới được thành lập nên số lượng dựán đầu tư vào khu công nghiệp còn quá ít; qua số liệu trên cho thấy diện tích đất qua các năm từ năm 2015 đến 2017 tăng dần lên, do số lượng dựán đi
vào hoạt động trong khu công nghiệp tăng lên, kéo theo đó là tổng doanh thu của khu công nghiệp cũng được tăng lên.
Vì vậy hiệu quả kinh tế của khu công nghiệp phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo cũng tăng dẫn theo thời gian từnăm 2015đạt 3,3 tỷ/ha đến năm 2016 là 3,6 tỷ/ha, tuy
nhiên đến năm 2017 thì hiệu quả kinh tế có tăng lên đến 10,2 tỷ/ha đồng là do số lượng dự án đi vào hoạt động nhiều tăng lên thêm hai dự án có sức sản xuất lớn nên mang lại doanh thu cao.
Nhìn chung, hiệu quả kinh tế mang lại từ khu công nghiệp phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo là chưa cao do sốlượng dựán đã đi vào hoạt động so với số dựán đã đăng ký
còn quá khiêm tốn, nhưng có tăng đều qua các năm và đã góp một phần vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện Hướng Hóa nói riêng và của tỉnh Quảng Trị nói chung.
e. Giá trị nộp ngân sách các dự án trong khu công nghiệp
Giá trị nộp ngân sách của các dự án trong khu công nghiệp cũng là một trong những chỉ tiêu cần thiết khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các khu công nghiệp.
Nộp ngân sách của các dự án trong khu công nghiệp chủ yếu là các khoản thu từ
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trịgia tăng, thuế xuất nhập khẩu.
Bảng 3.12: Giá trị nộp ngân sách của các dự án trong khu công nghiệp
ĐVT: Tỷđồng
KCN
Giá trị nộp ngân sách
Cộng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Sáu tháng
năm 2018 Phía Tây Bắc thị
trấn Lao bảo 1,150 4,809 11,654 5,854 23,548
Khu công nghiệp phía Tây bắc thị trấn Lao Bảo đến nay tổng nguồn vốn đầu tư
cho khu công nghiệp là 82,9 tỷđồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ là 70 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 12,9 tỷđồng.
Tuy nhiên, tổng giá trịđã nộp ngân sách của khu công nghiệp này vẫn còn ít, do sốlượng dựán đã hoạt động vẫn còn quá ít nên từnăm 2015đến nay giá trị nộp ngân sách của khu công nghiệp phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo chỉđạt 23,548tỷđồng.
Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay khu công nghiệp phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo đã đóng chỉ 23 tỷđồng vào ngân sách của tỉnh Quảng Trị; điều này cho ta thấy rằng việc hình thành khu công nghiệp tuy hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, nhưng cũngđã mang lại hiệu quả sử dụng đất tốt hơn so với thời gian trước khi mà các khu công nghiệp chưa được xây dựng thì các diện tích đất này chỉ sử dụng để trồng rừng hay là đất bỏ hoang, điều quan trọng hơn là đã đánh thức hoạt động kinh tế xã hội cho vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Trịmà trước đây còn quá nhiều khó khăn.