Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 41 - 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Sơ đồ vùng nghiên cứu

(Nguồn: [31])

Thị xã An Nhơn nằm ở khu vực đồng bằng, phía Nam của tỉnh Bình Định, có tọa độ địa lý từ 1300 đến 130049' độ Vĩ Bắc và từ 1090 đến 109018' độ Kinh Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Phù Cát - Phía Đông giáp huyện Tuy Phước - Phía Tây giáp huyện Tây Sơn

- Phía Nam giáp huyện Vân Canh và huyện Tuy Phước.

Tổng diện tích tự nhiên của toàn thị xã 24.449,16 ha [28], dân số đến cuối năm 2015 có 183.565 người, mật độ dân số trung bình 750,8 người/km2 [13]. Toàn thị xã

34

có 10 xã và 5 phường, phường Bình Định là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của thị xã. Với vị trí địa lý nằm trên nhiều tuyến đường quan trọng có ý nghĩa chiến lược của quốc gia như tuyến đường quốc lộ 1A, quốc lộ 19 là trục hành lang Đông – Tây nối liền với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, tuyến đường sắt Hà Nội - Sài Gòn, cách cảng Quy Nhơn 20km, cách sân bay Phù Cát 10km. Đây là điều kiện đặc biệt thuận lợi để thị xã An Nhơn hội nhập, giao lưu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội với các huyện, tỉnh và khu vực lân cận.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình của thị xã An Nhơn tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây sang Đông, hướng nghiêng ra biển, độ cao trung bình khoảng 6m - 8m gồm hai dạng chính:

- Địa hình vùng đồng bằng có diện tích 17.298,80 ha (chiếm 70,75%), chủ yếu phân bố ở các phường: Bình Định, Đập Đá, Nhơn Hưng, Nhơn Thành và các xã Nhơn Hạnh, Nhơn Phong, Nhơn An, Nhơn Khánh, Nhơn Lộc và Nhơn Phúc [29].

- Địa hình vùng đồi núi có diện tích 7.150,36 ha (chiếm 29,25%), phân bố ở khu vực phía Nam của thị xã, ven quốc lộ 19 và khu vực phía Tây giáp huyện Tây Sơn. Tập trung chủ yếu ở phường Nhơn Hòa, xã Nhơn Thọ và xã Nhơn Tân [29].

Nhìn chung địa hình của thị xã An Nhơn có diện tích khu vực đồng bằng lớn, thuận lợi cho cơ giới hoá đồng ruộng, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá với các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và thuận lợi cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và giao lưu phát triển kinh tế với bên ngoài, thuận lợi cho quy hoạch xây dựng, phát triển Công nghiệp, đô thị và thương mại dịch vụ, du lịch.

3.1.1.3. Khí hậu

An Nhơn nằm trong khu vựccó gió mùa, kết hợp với điều kiện địa hình đa dạng, đặc biệt là dãy Trường Sơn nên có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khí hậu của thị xã. An Nhơn có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa theo mùa. Một năm có hai mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 12 dương lịch. Mùa khô bắt đầu từ tháng 01, kết thúc vào tháng 8 năm sau [29].

Chế độ nhiệt: Có nền nhiệt cao ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,20C, cao nhất vào tháng 8 (trung bình 32,70C), thấp nhất vào tháng 2 (trung bình 25,40c). Tổng tích ôn trung bình năm là 9.9000C [29].

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.750 mm, phân bố không đều theo mùa. Lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 20%, thời kỳ khô hạn nhất là từ tháng 4 đến tháng 7 [29].

35

Nắng: Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng 2.331 giờ, phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 5 (273 giờ), tháng thấp nhất là tháng 12 (107 giờ) [29].

Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi hàng năm tương đối ổn định, ít biến động, các tháng mùa khô thường giao động từ 100mm - 140mm, các tháng mùa mưa từ 60 - 90mm. Lượng bốc hơi bình quân trên ngày vào mùa mưa đạt 2,5mm và mùa khô 4,22mm [29].

Độ ẩm không khí trung bình 76% - 85%, biến đổi theo mùa và theo gió mùa. Các tháng mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 4), độ ẩm không khí khoảng 80%, các tháng mùa mưa (tháng 6 đến tháng 11) khoảng 85%.

Gió: Có 2 hướng gió chính là gió Đông, Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Gió Tây, Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11. An Nhơn nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão lũ, tuy nhiên vào đầu mùa mưa có thể xuất hiện gió lốc, hay giông mạnh làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.4. Chế độ thủy văn

An Nhơn có hệ thống sông ngòi khá dày chảy trên địa bàn và phân bố tương đối đồng đều. Trong đó quan trọng nhất là sông Kôn với 3 nhánh sông chính: sông Đập Đá, sông Gò Chàm và sông Tân An. Hệ thống sông ngòi của An Nhơn đều chảy theo hướng từ Tây sang Đông, lưu vực nhỏ ngắn. Đa số các nhánh sông đều bắt nguồn từ vùng miền núi phía Tây có độ dốc lớn, lòng sông hẹp, ít có bãi bồi, về phía hạ lưu lòng sông mở rộng. Chế độ nước của các sông phụ thuộc vào chế độ mưa. Vào mùa mưa lượng nước sông dâng cao gây hiện tượng lụt lội khu vực ven sông, mùa khô lượng nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Đất đai của An Nhơn được hình thành từ 2 nguồn gốc: Do phong hoá đá mẹ tại chỗ và đất thuỷ thành. Cụ thể gồm 5 nhóm với các loại đất chính sau:

Nhóm đất cát: Có diện tích 160 ha, chiếm 0,65% diện tích tự nhiên, phân bố thành những dải hẹp hoặc bãi rộng ven sông Kôn thuộc xã Nhơn Phúc, Nhơn Mỹ. Đất cát thường có màu trắng hoặc vàng nhạt, kích thước hạt rất thô.

Nhóm đất phù sa: Có diện tích khoảng 7.641 ha, chiếm 31,25% diện tích tự nhiên của thị xã. Đất được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa của sông Kôn và các sông, suối nhỏ khác trên địa bàn. Do phần lớn các sông đều bắt nguồn và chảy qua vùng đồi núi cấu tạo bởi đá cát, đá granít hoặc phù sa cổ nên phần lớn đất phù sa đều có thành

36

phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, có phản ứng chua. Nhóm đất phù sa có 2 loại đất chính là đất phù sa chua và đất phù sa đốm gỉ.

- Đất phù sa chua: Có diện tích 7.279 ha phân bố ở các xã khu vực ven sông Kôn thuộc các xã Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Thọ, phường Nhơn Hoà và phường Bình Định, thường ở các khu vực có địa hình cao. Đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, có màu vàng đậm, khá xốp, chuyển lớp từ từ. Đất chua vừa, độ chua giảm dần theo độ sâu tầng đất. Hàm lượng mùn, đạm trung bình; lân tổng số và lân dễ tiêu khá; kali tổng số và dễ tiêu trung bình và nghèo. Đất nhẹ dễ thấm nước nhưng đã hình thành tầng đế cày. Đất phù sa chua thuận lợi cho phát triển hoa màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất phù sa đốm gỉ: Có diện tích 362 ha, phân bố ở các xã Nhơn Thọ, Nhơn Lộc và Nhơn Tân (gồm đất phù sa đốm gỉ glây sâu và đất phù sa đốm gỉ kết von sâu). Loại đất này phân bố ở khu vực có địa hình vàn cao. Lớp đất tầng mặt và tầng kế tiếp chua vừa, các tầng dưới ít chua. Hàm lượng mùn, đạm, lân dễ tiêu và lân tổng số ở mức trung bình; kali tổng số và kali dễ tiêu nghèo, lượng canxi và magiê trao đổi thấp, nhất là ở tầng mặt. Hàm lượng sắt, nhôm di động rất cao ngay ở tầng mặt gây độc hại cho cây trồng. Đất phù sa đốm gỉ hiện chủ yếu là đất trồng lúa.

Nhóm đất Glây: Có diện tích khoảng 3.044 ha, chiếm 12,45% diện tích tự nhiên của thị xã (gồm đất glây chua điển hình, đất glây chua thành phần cơ giới nhẹ, đất glây chua kết von sâu, đất glây chua kết von yếu). Phân bố chủ yếu ở khu vực phía Đông của thị xã, chia ra: phường Bình Định 276 ha, Đập Đá 90 ha, Nhơn Thành 419 ha, Nhơn Hoà 312 ha, Nhơn Hưng 350 ha và các xã: Nhơn Mỹ 685 ha, Nhơn An 90 ha, Nhơn Hạnh 504 ha, Nhơn Phong 318 ha. Đất có nguồn gốc phù sa do quá trình canh tác lúa nước lâu đời, thường xuyên bị ngập nước, yếm khí nên bị glây mạnh hoặc trung bình. Đất thường chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số khá hoặc giàu, các chất dễ tiêu nghèo, nhất là lân.

Nhóm đất xám: Có 8 loại đất gồm đất xám điển hình, đất xám feralit điển hình, đất xám feralit glây sâu, đất xám feralit glây, kết von sâu, đất xám feralit đá nông, đất xám feralit đá sâu, đất xám glây kết von sâu, đất xám glây cơ giới nhẹ đá sâu, đất xám kết von sâu cơ giới nhẹ. Nhóm đất xám có diện tích 7.150 ha, chiếm 29,24% diện tích tự nhiên, phân bố ở phường Đập Đá 306 ha, Nhơn Hoà 191 ha, Nhơn Thành 101 ha và ở các xã Nhơn Tân 4.070 ha, Nhơn Thọ 1.662 ha, Nhơn Mỹ 357 ha, Nhơn Lộc 338 ha, Nhơn Hậu 239 ha, Nhơn Phúc 125 ha. Hầu hết các loại đất xám trên địa bàn thị xã An Nhơn đều phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá granít, gơnai và trên trầm tích phù sa cổ vì vậy phần lớn đất có thành phần cơ giới cát pha hoặc thịt nhẹ, thường tầng dưới có tích sét, giữ nước kém; đất có phản ứng chua vừa toàn phẫu diện. Hàm lượng mùn nghèo, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số nghèo, kali dễ tiêu ở tầng

37

mặt giàu. Lượng canxi và Magiê trao đổi thấp. Sắt và nhôm di động có có xu hướng tăng từ tầng mặt xuống tầng sâu. Đất xám bạc màu có sự chuyển lớp khá rõ, lớp bề mặt có màu xám bạc hơi vàng, ở độ sâu từ 14cm - 52cm có màu vàng xám, ở độ sâu từ 5cm - 84cm đất có màu nâu vàng và ở độ sâu từ 84cm - 125cm có màu vàng sẫm.

Nhóm đất tầng mỏng: Có diện tích khoảng 1.292 ha, chiếm 5,28% diện tích tự nhiên, phân bố ở phường Nhơn Hoà, Nhơn Thành và các xã Nhơn Mỹ, Nhơn Thọ, Nhơn Hậu và Nhơn Phong. Phần lớn loại đất này phân bố ở những nơi có độ dốc cao. Độ sâu tầng đất thường dưới 30 cm xuất hiện đá lộ đầu. Đất có màu vàng da cam ở tầng mặt. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha sét cấu trúc cục nhỏ không rõ góc cạnh, nhiều rễ cây, đá mảnh lẫn khoảng 10% chuyển lớp rõ. Đất có phản ứng chua nghèo các chất hữu cơ, hàm lượng Ca2+, Mg2+ rất thấp. Phần lớn đất tầng mỏng là đất đồi núi chưa sử dụng không có lớp phủ thực vật do vậy bị rửa trôi lớp đất bề mặt, cần được trồng rừng phủ xanh để giảm thiểu tình trạng trơ sỏi đá.

Nhìn chung An Nhơn có lớp phủ thổ nhưỡng khá đa dạng, diện tích đã sử dụng vào sản xuất nông nghiệp khoảng 46,27% tổng diện tích tự nhiên.

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thị xã là nước mưa tại chỗ, nguồn bổ sung từ sông Kôn và nguồn nước ngầm. Trữ lượng nước có khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dân sinh.

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước từ sông Kôn và hồ Núi Một được dẫn qua hệ thống kênh, rạch là nguồn nước mặt chủ yếu, quan trọng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, tuy nhiên do lưu vực các sông trên địa bàn thị xã An Nhơn hẹp do vậy vào mùa khô lượng nước các sông xuống thấp gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Chất lượng nước mặt (sông, rạch, ao, hồ) cũng diễn biến theo mùa. Ngoài ra lượng mưa hàng năm cũng là nguồn nước ngọt chính, quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống.

- Nguồn nước ngầm: Chưa có số liệu đánh giá cụ thể trữ lượng nguồn nước ngầm trên địa bàn thị xã An Nhơn. Tuy nhiên, theo khảo sát sơ bộ của tỉnh Bình Định, thị xã An Nhơn nằm trong khu vực triển vọng có trữ lượng nước ngầm khá dồi dào, chất lượng tốt, có thể khai thác cho sản xuất và sinh hoạt ở độ sâu trung bình 20 m. Hiện tại đã có 9 giếng dọc sông Tân An cung cấp nước cho thành phố Quy Nhơn, về lâu dài có khả năng cung cấp nước cho An Nhơn và các vùng lân cận khác.

Nhìn chung, thị xã An Nhơn có trữ lượng nước dồi dào, tuy nhiên phân bố không đều theo mùa, mùa mưa lượng nước các sông lớn gây hiện tượng lũ lụt, mùa khô nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.

38 - Chất lượng nguồn nước:

Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch phân bố đều khắp trên địa bàn thị xã, cho nên nguồn nước mặt và nước ngầm ở thị xã rất dồi dào, nếu khai thác tốt sẽ đảm bảo phần nào về số lượng và chất lượng phục vụ nhu cầu cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên nguồn nước mặt có thể bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân như: Ô nhiễm môi trường do sinh hoạt, do các chất thải từ các cơ sở kinh doanh, sản xuất chế biến và do phát triển mạnh công nghiệp. Ngoài ra môi trường nước còn bị ô nhiễm bởi tác động do hoạt động nông nghiệp (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) gây nên.

c. Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015, thị xã An Nhơn có 5.721,82 ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất có 4.331,23 ha (phần lớn là rừng trồng sản xuất: 3.473,65 ha, chiếm 80,2%), rừng phòng hộ 1.390,59 ha (chủ yếu là đất có rừng tự nhiên phòng hộ: 1118,59 ha, chiếm 80,44%) [28]. Tài nguyên rừng của An Nhơn không phong phú, chất lượng rừng kém nên khó có thể bảo vệ nguồn nước vào mùa khô gây nên tình trạng khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

d. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng

Theo khảo sát đánh giá sơ bộ, tài nguyên khoáng sản của An Nhơn không đa dạng về chủng loại, có một số loại khoáng sản có trữ lượng khá lớn, có giá trị trong ngành công nghiệp. Cụ thể đá xây dựng có trữ lượng ước tính hàng trăm triệu m3, bao gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu xây dựng cao cấp; các loại đá granite như granosinite màu đỏ, biotite hạt thể màu vàng là những loại được thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu cao. Ngoài ra còn có một số loại khoáng sản khác, tuy nhiên trữ lượng không lớn và chưa có những đánh giá đầy đủ về trữ lượng cũng như chất lượng, một số loại là nguồn cung cấp làm vật liệu xây dựng như sét và cát sông.

- Sét: là nguyên liệu sản xuất gạch ngói, qua khảo sát sơ bộ được phân bố chủ yếu ở các xã: Nhơn Phúc, Nhơn Tân, Nhơn Lộc.

- Cát sông: phân bố dọc sông Kôn, thuộc các xã: Nhơn Mỹ, Nhơn Hậu, Nhơn Khánh, Nhơn Phúc và phường Nhơn Hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất công ích tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 41 - 46)