Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Biên Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 45 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Biên Hòa

3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

- Ước giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2016 là 294.611,754 tỷ đồng, đạt 100,05% kế hoạch, tăng 12,53% so năm 2015. Nhìn chung, các lĩnh vực đều tăng trưởng, riêng ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm (giảm 14,60% so năm 2015).

- Trong năm, thành phố đã hoàn chỉnh hồ sơ, trình UBND tỉnh Đồng Nai quyết định thành lập cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh (Quyết định 2491/QĐ-UBND ngày 08/8/2016 của UBND tỉnh); tiếp tục đôn đốc, hỗ trợ các đơn vị sản xuất gốm sứ thực hiện di dời vào cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh, đến nay có 24/27 đơn vị đã nộp hồ sơ xin phép xây dựng, 18 đơn vị đã được cấp Giấy phép xây dựng, 15 đơn vị đã triển khai đầu tư xây dựng trong cụm công nghiệp; đối với Cụm công nghiệp Dốc 47, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong cụm triển khai lập hồ sơ nâng cấp tuyến đường Hà Nam, đồng thời thống nhất giao Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp và dịch vụ công ích thành phố làm chủ đầu tư thực hiện đầu tư hạ tầng.

- Triển khai công tác khuyến công năm 2016; rà soát các chương trình, đề án để xây dựng kế hoạch khuyến công giai đoạn 2016 - 2020; rà soát, báo cáo hiện trạng các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung và đề xuất lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn thành phố; thực hiện công tác xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương, đề nghị UBND tỉnh xét tặng 02 nghệ nhân, 9 thợ giỏi.

b) Hoạt động thương mại - dịch vụ

* Nội thương:

- Ước tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn năm 2016 là 151.202,370 tỷ đồng, đạt 100,09% kế hoạch, tăng 14,54% so năm 2015. Trong đó: Khu vực kinh tế có

vốn đầu tư trong nước ước 143.151,954 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch, tăng 14,51% so

năm 2015 (gồm: Kinh tế nhà nước ước 16.135,639 tỷ đồng, đạt 99,6% kế hoạch, tăng 8,04% so năm 2015 và Kinh tế ngoài quốc doanh ước 127.016,315 tỷ đồng, đạt 100,28% kế hoạch, tăng 15,39% so năm 2015); Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 8.050,416 tỷ đồng, đạt 98,18% kế hoạch, tăng 15,05% so năm 2015.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa - dịch vụ ước 73.496,546 tỷ đồng, đạt 100,02% kế hoạch, tăng 14,36% so năm 2015. Trong đó: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trong nước

ước 69.232,932 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 14,3% so năm 2015 (gồm: Kinh tế nhà nước ước 10.356 tỷ đồng, đạt 101,53% kế hoạch, tăng 8,7% so năm 2015 và Kinh tế ngoài quốc doanh ước 58.876,932 tỷ đồng, đạt 99,74% kế hoạch, tăng 15,35% so năm 2015); Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước 4.263,614 tỷ đồng, đạt 100,32% kế hoạch, tăng 15,35% so năm 2015.

* Tiến độ đầu tư xây dựng một số chợ: Thành phố đã hoàn thành tổ chức di dời tiểu thương vào hoạt động ổn định đối với chợ mới Tân Hiệp (tháng 01/2016), chợ tạm Tân Mai 2 (tháng 5/2016); Chợ Tân Biên, đã tổ chức làm việc với Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai về phương án nâng cấp, cải tạo thành chợ đầu mối cung cấp thịt, rau củ quả sạch; Chợ Sặt: đề xuất, xin ý kiến Thường trực Thành ủy về công tác cải tạo, nâng cấp sửa chữa chợ; Chợ Tam Phước, UBND xã Tam Phước và Công ty Tín Nghĩa đã tổ chức bốc thăm; Chợ Tân Vạn, UBND phường đang thuê tư vấn để lập thiết kế dự toán, do đất chợ xây tạm trên đất của Công ty Tín Nghĩa (thời hạn 05 năm), nên quá trình kêu gọi xã hội hóa chưa có nhà đầu tư tham gia.

* Công tác quản lý thị trường, giá cả: Thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đưa hàng Việt về nông thôn và chợ truyền thống; thường xuyên theo dõi tình hình giá cả thị trường và tăng cường tổ chức kiểm tra giá, niêm yết giá; tăng cường kiểm tra chống hàng lậu, hàng cấm và kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy ở các chợ; hướng dẫn thực hiện các tiêu chí chợ văn minh, văn hóa năm 2016. Qua đó, đã xử lý theo quy định đối với 417 vụ vi phạm hàng cấm, hàng gian,

hàng lậu, hàng không rõ xuất xứ,…; nhắc nhở các Ban Quản lý chợ tăng cường công tác an ninh, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu các tiểu thương thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Tuy nhiên, đã xảy ra 01 trường hợp cháy 07 sạp kinh doanh cá tại chợ Hóa An. Nhìn chung, hoạt động của các chợ và siêu thị hiệu quả, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong các dịp Lễ, Tết; giá lương thực, thực phẩm trên địa bàn tương đối ổn định.

* Hoạt động du lịch: Thành phố triển khai kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch sinh thái trên sông; rà soát, khảo sát tiến hành lập thủ tục đầu tư các điểm, trạm dừng. Doanh thu du lịch lữ hành năm 2016 ước 66,032 tỷ đồng, đạt 100,05% kế hoạch, tăng 14,35% so năm 2015; doanh thu hoạt động khách sạn, nhà hàng ước 6.552 tỷ đồng, đạt 99,97% kế hoạch, tăng 14,39% so năm 2015.

c) Sản xuất nông, lâm, thủy sản

Giá trị tổng sản lượng (giá so sánh 2010) ước 464,720 tỷ đồng, đạt 132,78% kế hoạch, bằng 91,15% so năm 2015. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp là 355,870 tỷ đồng, đạt 128,94% kế hoạch, bằng 90,17% so cùng kỳ; giá trị sản xuất lâm nghiệp là 2,620 tỷ đồng, đạt 65,5% kế hoạch, tăng 2,34% so năm 2015; giá trị sản xuất thủy sản là 106,230 tỷ đồng, đạt 151,76% kế hoạch, bằng 94,34% so năm 2015.

* Sản xuất nông nghiệp:

- Trồng trọt: Thành phố hướng dẫn nông dân tổ chức gieo trồng, thu hoạch cây trồng vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016, với tổng diện tích là 379/379 ha, đạt 100% so kế hoạch; vụ Hè Thu, với tổng diện tích gieo trồng 408,5/357 ha, đạt 114,4% so kế hoạch; vụ Mùa 2016, với tổng diện tích gieo trồng 459/476 ha, đạt 96,4% kế hoạch; triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; triển khai phương án phòng, chống hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn thành phố; phối hợp Chi cục Bảo vệ thực vật thanh tra định kỳ 03 công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, nhưng không phát hiện vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; kiểm tra, đánh giá 73 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản (có 08 cơ sở xếp loại A, 59 cơ sở xếp loại B, 06 cơ sở xếp loại C); tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh phân bón và giống cây trồng, có 120 người tham dự (gồm: Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng; cán bộ nông nghiệp, Hội nông dân các phường, xã); phối hợp Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai tổ chức 01 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng nấm tại phường Trảng Dài, có 40 hộ nông dân tham dự; ngoài ra, tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và hướng dẫn các địa phương triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có 25 lao động thuộc xã Tân Hạnh đăng ký học nghề trồng nấm các loại.

- Chăn nuôi: Tăng cường các giải pháp thực hiện chủ trương ngưng chăn nuôi gia súc của thành phố, đã xử lý vi phạm hành chính, ban hành 251 quyết định cưỡng chế, trong đó: thực hiện ngưng cung cấp điện 142 trường hợp. Tuy nhiên, còn 03/26 phường, xã có hộ dân chưa chấp hành ngưng chăn nuôi (Tân Phong, Trảng Dài, Long Bình), với 89 hộ và tổng đàn heo là 6.971 con (giảm 211 hộ, 18.372 con so với đầu năm 2016); Bên cạnh đó, tuyên truyền, thông báo chủ trương ngưng chăn nuôi và tổ chức cho các hộ, cơ sở ký cam kết ngưng chăn nuôi ở 04 xã: An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước; đề xuất giãn lộ trình thực hiện ngưng chăn nuôi đối với một số khu vực xa khu dân cư thuộc xã Tam Phước và xã Phước Tân đến năm 2020.

Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, không để xảy ra dịch bệnh; tổ chức kiểm tra, lấy mẫu việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại các cơ sở, đã phát hiện, xử lý 03 trường hợp dương tính với chất cấm Sabutamol; rà soát, đề xuất điểm quy hoạch giết mổ tập trung và tiếp tục giám sát hoạt động các cơ sở giết mổ tạm, đồng thời tăng cường quản lý địa bàn, không để phát sinh các cơ sở giết mổ không phép, không để xảy ra các trường hợp bơm nước vào động vật; thường xuyên kiểm tra, xử lý 85 vụ, phạt tiền 202,9 triệu đồng đối với các trường hợp buôn bán gia súc gia cầm sống, vận chuyển, kinh doanh thịt không rõ nguồn gốc, nhất là tập trung ở khu vực Long Bình và chợ Tam Hòa.

* Lâm nghiệp, thủy lợi và phòng, chống thiên tai:

- Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và tổ chức kiểm tra công tác quản lý, phòng chống cháy rừng ở các đơn vị có rừng. Tổ chức trồng 663 cây dầu, diện tích 10.570 m2 tại xã Tam Phước nhân ngày sinh nhật Bác 19/5, hỗ trợ cây giống trồng phân tán 10.030 cây gỗ lớn và 31.000 cây keo, góp phần nâng diện tích cây xanh đô thị đến nay đạt mức 7,6 m2/người (đạt mục tiêu NQ: 7,6 m2/người).

- Duy trì hoạt động các trạm bơm để bơm nước phục vụ sản xuất và khảo sát, sửa chữa các công trình thủy lợi; thông tin, tuyên truyền về tình hình diễn biến thủy văn khô hạn và sự cần thiết của việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước; tiếp tục phổ biến, tuyên truyền về nội dung, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến từng địa phương; kịp thời hỗ trợ 26 hộ dân bị tốc mái nhà do ảnh hưởng của mưa bão, lốc, các hộ dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lỡ và 01 trường hợp tử vong do mưa bão.

* Thủy sản: Tiếp tục triển khai Quy chế quản lý, hoạt động làng cá bè sau quy hoạch; thường xuyên kiểm tra, xử lý một số bè neo đậu không đúng quy hoạch và giám sát, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho các hộ; tổ chức kiểm tra, xử lý các hộ dân sử dụng phế phẩm từ gia cầm để nuôi cá lồng bè và việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trên bè gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước; hỗ trợ ngưng chăn nuôi cho 25 hộ ở khu vực phường Long Bình Tân, với tổng số tiền 516,240 triệu đồng. Bên cạnh đó, xây dựng Phương án hoạt động du lịch sinh thái làng bè trên sông thuộc khu vực thành phố Biên Hòa.

3.1.2.2. Xã hội

- Tỷ lệ hộ nghèo 4,30% bằng 1075 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo 3,88%.

- Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số ước thực hiện 9,91%o. Tỷ lệ sinh giảm 2,44%o, tỷ lệ sinh trên hai con giảm 0,39%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ước thực hiện 10,3%.

- Tỷ lệ hộ gia đình văn hoá ước đạt 89%, xóm, phố văn hoá ước đạt 82,8%; - Số phường đạt chuẩn văn minh đô thị: 4 phường .

- Số trường đạt chuẩn quốc gia hiện nay: 5 trường. - Số phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 15 đơn vị. - Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm Y tế ước đạt 83,7%. - Tỷ lệ người dân sử dụng nước máy là 95,8%

- 100% xã, phường đạt cơ sở vững mạnh. Giao quân đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch được giao. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

3.1.2.3. Dân số, lao động, y tế

- Dân số:

Đến năm 2016, thành phố Biên Hòa có dân số 98.668 người. Bao gồm 10 phường và 6 xã. Trong đó:

Nội thị: 68.970 người (gồm 10 phường), ngoại thị: 29.698 người (gồm 6 xã), mật độ dân cư đô thị là: 1.707 người/km2.

- Lao động:

Dân số trong độ tuổi lao động toàn thành phố là: 53.343 người, chiếm tỷ lệ khoảng 54,06% trong tổng dân số (tính theo dân số trung bình).

- Y tế:

Công tác y tế tại thành phố Biên Hòa được quan tâm chú trọng về cơ sở hạ tầng và chất lượng y tế. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 1 Bệnh viện đa khoa Tỉnh; 1 Bệnh việnY học cổ truyền; 1 Trung tâm Mắt; 1 Bệnh viện đa khoa thành phố; 1 Trung tâm Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 45 - 49)