Đánh giá kết quả thực hiện bồi thường,hỗ trợ của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 80 - 82)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.3. Đánh giá kết quả thực hiện bồi thường,hỗ trợ của dự án

3.4.3.1. Những kết quảđạt được a) Về chính sách bồi thường

+ Đối với đất nông nghiệp, diện tích đất được bồi thường phải là diện tích đất đo đạc thực tế theo bản đồ địa chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Đối với đất ở, diện tích đất được bồi thường phải là diện tích được kê khai trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi Nhà nước thu hồi đất ở thì việc bồi thường về đất thực hiện theo quy định tại Điều 79 Luật Đất đai và Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

+ Đối với tài sản trên đất bao gồm nhà ở, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và các tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường theo các quyết định có liên quan của UBND tỉnh Đồng Nai. Những tài sản là

cây trồng, vật nuôi, công trình xây dựng trên đất phát sinh sau khi có thông báo thu hồi đất thì không được tính bồi thường hỗ trợ.

b) Chính sách hỗ trợ

Việc hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, Trong đó: Mức hỗ trợ ổn định đời sống đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp. Mức hỗ trợ tính theo diện tích đất nông nghiệp được bồi thường 4.000 đồng/m2. Mức hỗ trợ này còn thấp sp với mặt bằng chung giá cả thị trường hiện nay.

-Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; diện tích được tính hỗ trợ là diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

Địa bàn thành phố Biên Hòa: Mức hỗ trợ tại các xã bằng 3,5 lần, tại các phường bằng 4,5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương.

-Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn

Thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, Mức hỗ trợ cho địa phương có đất công ích bị thu hồi bằng 70% giá đất nông nghiệp cùng loại do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

Phải nhìn nhận rằng, tất cả các hình thức bồi thường đất nông nghiệp đến bồi thường cây cối,hoa màu đều được trả bằng tiền. Tuy vậy, khi những người nông dân quanh năm chỉ biết canh tác, cầm một khoản tiền trong tay họ sẽ làm gì khi tư liệu sản xuất của họ là ruộng đất đã bị thu hồi. Các dự án xây dựng liên tiếp ra đời , song hành cùng với những phương án thu hồi, giải phóng mặt bằng nhưng lại có ít dự án đào tạo

chuyển đổi nghề nghiệp cho một số lao động trình độ còn hạn chế.

Đây chính là nhược điểm của công tác bồi thường, GPMB khi không tính đến hậu quả về mặt xã hội của việc thu hồi đất.

c) Về tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, GPMB tương đối đúng quy trình, được thể hiện theo ba giai đoạn sau:

-Giai đoạn 1: Lập phương án tổng thể

+ UBND tỉnh ban hành văn bản về chủ trương thu hồi đất, văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi. + Tổ chức làm nhiệ vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có sự tham gia của chủ đầu tư, lập phương án tổng thể và nộp một bộ tại Sở Tài chính để thẩm định.

+ Cơ quan tài chính phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan liên quan tiến hành thẩm định phương án và trình UBND tỉnh xét duyệt.

+ UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt phương án tổng thể. -Giai đoạn 2: Quyết định thu hồi đất

+ Tổ chức giải phóng mặt bằng thông báo với người có đất bị thu hồi về phương án tổng thể.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh về Quyết định thu hồi đất, UBND tỉnh ký QĐ thu hồi đất.

+ QĐ thu hồi đất được gửi đến người dân có đất bị thu hồi và niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường.

+ Tổ chức GPMB có trách nhiệm kiểm kê thực hiện kê khai tài sản gắn liền với đất và xác định nguồn gốc đất đai.

-Giai đoạn 3: Lập phương án cụ thể

+ Tổ chức giải phóng mặt bằng lập phương án cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

+ Căn cứ vào Tờ trình của Sở Tài chính, UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường cụ thể.

+ Phổ biến và niêm yết công khai QĐ phê duyệt phương án bồi thường cụ thể cho người sử dụng đất và tại UBND xã, phường.

+ Thực hiện việc chi trả tiền bồi thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)