3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.2. Xác định giá trị bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất
3.4.2.1. Bồi thường về đất đai
Giá đất để tính bồi thường là giá đất cụ thể của từng dự án tại thời điểm bồi thường thực hiện theo Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên & Môi trường Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Dựa vào quỹ đất của từng địa phương, để bồi thường về đất ở, HĐBT đã áp dụng cả hai phương án là bồi thường bằng tiền và bồi thường bằng đất. Tất cả các hộ bị thu hồi đất đều được tính toán bồi thường bằng tiền, sau đó, hộ nào không còn đất ở và đủ điều kiện bố trí TĐC sẽ được vào khu TĐC và nộp một khoản tiền tùy theo quy định.
Đối với đất vườn, ao trong cùng thửa đất ở có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở thì được bồi thường theo quy định tại Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 15/1/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai cụ thể như sau: giá đất vườn, ao = giá đất
ởcụ thể - 50%( giá đất ở cụ thể - đất nông nghiệpcụ thể)
Việc áp giá bồi thường về giá trị của đất mỗi thời kỳ là khác nhau tùy thuộc vào tình hình thực tế và những biến động mà UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành các quyết định khác nhau quy định về công tác BTHT & TĐC khi Nhà Nước thu hồi đất trên địa bàn. Nên mỗi dự án hay mỗi giai đoạn của dự án có những áp dụng những quy định khác nhau. Chi tiết về giá đất bồi thường của 2 dự án nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.6. Bảng 3.6. Tổng hợp về đơn giá đền bù về đất của 2 dự án Đơn vị tính:Đồng/m2 STT Loại đất Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 I Dự án I 1 Đất nông nghiệp 32.000 30.000 20.000
2 Đất phi nông nghiệp 1.180.000 590.000 360.000
II Dự án II
1 Đất nông nghiệp 38.000 27.000 20.000
2 Đất phi nông nghiệp 3.255.000 1.720.000 673.000
Từ số liệu ở bảng 3.6 chúng tôi nhận thấy rằng: Đơn giá đền bù của 2 dự án có sự khác nhau khá rõ rệt, đặc biệt là giá đền bù đất phi nông nghiệp. Giá đền bù đất phi nông nghiệp của dự án thứ nhất dao động từ 360.000 đến 1.180.000 đồng/m2. Trong khi đó giá đền bù cho đất phi nông nghiệp ở dự án II cao hơn nhiều, đặt biệt là đất ở vị trí thứ nhất và thứ 2 (đoạn đi vào thành phố Biên Hòa). Ngược lại, giá đất nông nghiệp như đất lúa, đất vườn, đất trồng cây ăn quả và cây công nghiệp có sự chênh lệch không đáng kể.
3.4.2.2. Bồi thường về tài sản gắn liền với đất
Việc bồi thường tài sản trên đất là một công việc khó khăn và mang tính phức tạp, vì kết cấu nhà cửa, công trình VKT và cây cối hoa màu trên thửa đất rất phức tạp đòi hỏi người cán bộ làm công tác kiểm kê áp giá phải cẩn thận và chi tiết tránh trường hợp thiếu sót gây thiệt hại cho người dân và dẫn đến khiếu nại về việc kiểm kê tài sản trên đất. Khi so sánh về mức bồi thường thiệt hại tài sản trên đất của 2 dự án nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tổng giá trị bồi thường của 2 dự án nghiên cứu
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung đền bù Dự án I Dự án II
Về đất 28.162,2 3.040,7
Về nhà cửa, vật kiến trúc 35.651,5 1.683,8
Về cây trồng 8.788,9 350,9
Chi phí di chuyển tài sản 16.600,0 30,0
Tổng 89.202,6 5.105,3
Nguồn: Trung tâm Bồi thường và GPMB thành phố Biên Hòa
Giá tính bồi thường nhà, công trình phục vụ sinh hoạt, vật kiến trúc cho các hộ gia đình được bồi thường bằng 100% giá trị xây dựng mới. Còn đối với cây trồng, giá bồi thường được xác định chi tiết đến từng loại cây, từng kích thước của cây, thời gian trồng, sinh trưởng và phát triển của cây theo đơn giá quy định của tỉnh. Giá cụ thể của từng loại đất, vị trí đất và từng loại vật kiến trúc khác nhau có thể tham khảo ở phần phụ lục 03 và 04. Từ bảng số liệu 3.7 chúng tôi nhận thấy rằng: Tổng số tiền đền bù của dự án I lớn hơn rất nhiều so với dự án II. Nguyên nhân là do quy mô của dự án I trải dài trên 3 xã, phường của thành phố Biên Hòa với diện tích giải phóng mặt bằng. Tổng số tiền đền bù về đất và tài sản gắn liền với đất của dự án I chiếm
gần 90 tỷ đồng, trong khi đó con số này ở dự án II nhỏ hơn nhiều, chiếm xấp xĩ 5 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là đền bù thiệt hại về đất.
Khi điều tra về đánh giá của người dân về việc xác định đơn giá đền bù thiệt hại về đất, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Đánh giá của người dân về việc xác định đơn giá đền bù thiệt hại về đất của
2 dự án nghiên cứu
Loại đất Số hộ điều tra Thoả đáng Chấp nhận được Không đồng ý
Dự án I Đất nông nghiệp 40 17 16 7 Đất ở 40 25 14 1 Tài sản trên đất 40 22 15 3 Dự án II Đất nông nghiệp 13 8 5 0 Đất ở 20 12 6 2 Tài sản trên đất 20 12 8 0
Nguồn: Số liệuđiều tra thực tế
Qua số liệu ở bảng 3.8 cho thấy: Tỷ lệ người dân không đồng ý về vấn đề đền bù về đất và tài sản gắn liền với đất ở cả 2 dự án khá thấp (dao động từ 3 đến 18%). Riêng với đất nông nghiệp ở dự án II chỉ có 13 hộ điều tra bị ảnh hưởng. Tuy nhiên cả 13 hộ này đều đồng tình với giá đền bù do cơ quan nhà nước đưa ra. Đối với dự án I, tính riêng với đất nông nghiệp có 43% cho rằng thỏa đáng; 40% số hộ được điều tra cho rằng giá trị bồi thường về đất theo quy định của Nhà Nước chấp nhận được; 8,70% không đồng ý. Tỷ lệ này ở đất ở thậm chí còn cao hơn với tỷ lệ tương ứng là 63, 35 và 3%. Từ thực tế điều tra cho biết, hết người dân đều đồng ý với giá đất bồi thường vì hiện nay thực hiện theo quy định mới là áp dụng bồi thường về đất theo giá đất cụ thể sát với giá mua bán, chuyển nhượng trên thị trường. Việc xác định giá trị của tài sản gắn liền với đất cũng được người dân rất đồng tình với tỷ lệ % trả lời thỏa đáng và chấp nhận được đạt rất cao ở cả 2 dự án.
3.4.2.3. Về chính sách hỗ trợ và bố trí tái định cư của 2 dự án nghiên cứu
3.4.2.3.1. Về chính sách hỗ trợ của 2 dự án nghiên cứu
Chính sách hỗ trợ được thực hiện cho người bị thu hồi đất ở một số các các hạng mục như: Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ thuê nhà...tất cả những hạng mục hỗ trợ trên đều mang mục đích giúp người bị thu hồi đất có điều kiện tốt nhất để hòa nhập lại với cuộc sống mới tại nơi ở mới khi Nhà Nước thu hồi đất. Chi tiết về hỗ trợ được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Tổng hợp các loại hình hỗ trợ của hai dự án
STT Loại hình hỗ trợ ĐVT Đơn giá (đồng) Số lượng hỗ trợ Dự án 1 Dự án 2 1 Hỗ trợ thuê nhà Hộ 9.600.000 29 6 2 Hỗ trợ ổn định đời sống (4-24 tháng) Nhân Khẩu 400.000 đồng/ tháng 19 21 3 Hỗ trợ chuyển đổi N/nghiệp (theo diện tích đất NN thu hồi)
Hộ 2 21
5 Dự kiến thưởng tiến độ Hộ 5.000.000-
10.000.000 31 28
8 Hỗ trợ suất TĐC tối thiểu Hộ 21 0
Hỗ trợ tiền đất TĐC Hộ 0 5
9 Hỗ trợ khác Hộ 2.000.000-
4.000.000 10 1
Hỗ trợ di chuyển mộ Mộ 350.000 2 2
Nguồn: Trung tâm Bồi thường và GPMB thành phố Biên Hòa
Dự án: Dự án đường Quốc lộ 1A-Tuyến tránh thành phố Biên Hòa. Đây là
đợt thu hồi đất ở, nhà ở và đất nông nghiệp (giải tỏa trắng) các hộ dân trong đó có đến 23 hộ TĐC. Vì vậy, các hộ gia đình buộc phải tháo dỡ toàn bộ tài sản, di chuyển đến nơi ở mới được hỗ trợ tiền thuê nhà ở, ổn định đời sống... Tổng số tiền hỗ trợ đượt này là: 5.7 tỉ đồng.
Hỗ trợ tiền thuê nhà:
Hỗ trợ thuê nhà ở được quy định tại khoản, điều 27 Quyết định số 43/QĐ- UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và bố trí TĐC khi Nhà Nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Tổng số tiền hỗ trợ thuê nhà đợt này là: 338.880.000 đồng. Dự kiến thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng
Để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình, HĐBT còn khuyến khích các hộ sớm chấp hành tốt chủ trương giải tỏa, bàn giao mặt bằng trước thì tiền thưởng tiến độ được quy định tại tiết khoản 3 điều 27 Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai với mức thưởng từ 5.000.000đồng/hộ - 10.000.000 đồng/hộ.
Tổng số tiền thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng đợt này là: 286.601.086 đồng. Hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống
Được quy định tại khoản 3 điều 22 và khoản 7 điều 27 của Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai.
Hỗ trợ với số tiền 400.000 đồng/ tháng và thời gian hỗ trợ từ 3 tháng – 36 tháng tùy theo từng đối tượng bị ảnh hưởng
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp được quy định rõ điều 23 Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai; khoản 3 điều 1 Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 15/1/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai và Công văn số 443/UBND-KTTH ngày 01/2/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai như sau:
Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 22 của Quy định này (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (trừ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở, nhưng không được công nhận là đất ở) mà được bồi thường bằng tiền thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng tiền trên cơ sở diện tích đất thu hồi nhân với mức hỗ trợ theo quy định sau đây:
Mức hỗ trợ được xác định bằng giá đất nông nghiệp trong Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố nhân với hệ số như sau:
- Đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm khác và đất làm muối: 3 (ba) lần. - Đất nuôi trồng thủy sản: 2,5 (hai phẩy năm) lần.
- Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm: 2 (hai) lần.
- Đất trồng rừng sản xuất, đất rừng trồng sản xuất, đất trồng cây lâu năm khác, đất nông nghiệp khác: 1,5 (một phẩy năm) lần.
Dự án 2: Dự án đầu tư xây dựng cầu An Hảo và đường dẫn hai đầu cầu. Dự
án này cũng như dự án 1 thu hồi đất ở, nhà ở và đất nông nghiệp nên chính sách về hỗ trợ cũng tương đương như dự án 1. Tổng số tiền hỗ trợ đợt này là: 735 triệu đồng.
Hỗ trợ tiền thuê nhà:
Hỗ trợ thuê nhà ở được quy định tại khoản, điều 27 Quyết định số 43/QĐ- UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và bố trí TĐC khi Nhà Nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Tổng số tiền hỗ trợ thuê nhà đợt này là 57.600.000 đồng. Dự kiến thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng
Để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình, HĐBT còn khuyến khích các hộ sớm chấp hành tốt chủ trương giải tỏa, bàn giao mặt bằng trước thì tiền thưởng tiến độ được quy định tại tiết khoản 3 điều 27 Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai với mức thưởng từ 5.000.000đồng/hộ - 10.000.000 đồng/hộ.
Tổng số tiền thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng đợt này là: 158.578.760 đồng. Hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống
Được quy định tại khoản 3 điều 22 và khoản 7 điều 27 của Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai.
Hỗ trợ với số tiền 400.000 đồng/ tháng và thời gian hỗ trợ từ 3 tháng – 36 tháng tùy theo từng đối tượng bị ảnh hưởng
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp được quy định rõ điều 23 Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai; khoản 3 điều 1 Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 15/1/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai và Công văn số 443/UBND-KTTH ngày 01/2/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai như sau:
Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 22 của Quy định này (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (trừ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở, nhưng không được công nhận là đất ở) mà được bồi thường bằng tiền thì ngoài việc được
bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng tiền trên cơ sở diện tích đất thu hồi nhân với mức hỗ trợ theo quy định sau đây:
Mức hỗ trợ được xác định bằng giá đất nông nghiệp trong Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố nhân với hệ số như sau:
- Đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm khác và đất làm muối: 3 (ba) lần. - Đất nuôi trồng thủy sản: 2,5 (hai phẩy năm) lần.
- Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm: 2 (hai) lần.
- Đất trồng rừng sản xuất, đất rừng trồng sản xuất, đất trồng cây lâu năm khác, đất nông nghiệp khác: 1,5 (một phẩy năm) lần.
3.4.2.3.2. Chính sách TĐC
Căn cứ vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND tỉnh giao UBND cấp huyện chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan huy động các nguồn lực để lập kế hoạch và đầu tư xây dựng khu TĐC.
Chính sách TĐC là một chính sách vô cùng quan trọng đối với những hộ gia đình bị Nhà Nước thu hồi 100% đất ở để thực hiện các dự án. Đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp có tác động trực tiếp đến toàn bộ người dân bị thu hồi đất, xã hội và môi trường sống tại nơi ở mới. Như chúng ta đã biết một số trường hợp TĐC hiện nay, có những dự án TĐC thực hiện các công trình dự án thủy điện nhưng trong thời gian ngắn khi được bố trí TĐC các hộ dân đều bỏ về nơi ở cũ, khiến vấn đề TĐC bền vững không được như quy hoạch ban đầu.
Vì vậy việc quy hoạch khu TĐC phải đồng bộ về kết cấu hạ tầng, đảm bảo đủ điều kiện thiết yếu như: điện, nước, giao thông, cây xanh, cảnh quan môi trường, thiết chế văn hóa…để cho người được bố trí TĐC có nơi ở tốt hơn hoặc ít nhất phải bằng