2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm kinh tế
của huyện cách thành phố Thái Nguyên 37km, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 83.923,14 ha, gồm 15 đơn vị hành chính 01 thị trấn và 14 xã. Diện tích có rừng là 62.689,50 ha chiếm 74% diện tích tự nhiên.
Huyện tiếp giáp với các địa phương khác như sau: - Phía Bắc giáp huyện Na Rì (Bắc Kạn);
- Phía Tây giáp huyện huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên); - Phía Nam giáp huyện Yên Thế ( Bắc Giang);
- Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn);
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình huyện Võ Nhai tương đối phức tạp đồi núi cao, bị chia cắt. Do vị
trí địa lý, toàn huyện được chia thành 3 tiểu vùng:
Tiểu vùng I. Gồm 4 xã, thị trấn dọc Quốc lộ 1B: Thị trấn Đình Cả, La Hiên, Phú Thượng, Lâu Thượng. Đây là trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của huyện, tập trung các cơ quan Nhà nước. Dân sốđông, lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, có hệ thống giao thông, thuỷ lợi thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch sinh thái.
Tiểu vùng II. Gồm 5 xã phía nam: Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Phương Giao, Bình Long. Địa hình bát úp bị chia cắt bởi nhiều khe suối, sông và xen kẽ các bãi soi bằng phẳng phù hợp với phát triển cây công nghiệp ngắn ngày kết hợp với cây ăn quả, cây lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
Tiểu vùng III. Gồm 6 xã phía bắc: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Vũ Chấn, Thần Sa và Cúc Đường. Đặc điểm vùng này đất rộng, nhiều đồi núi khe suối thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây lâm nghiệp, du lịch sinh thái, di tích lịch sử.
2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
+ Khí hậu: Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên. Nhiệt độ
trung bình hằng năm 22,90 C. Từ thượng tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 9 là những tháng có nhiệt độ cao; nóng nhất là tháng 6, tháng 7 với nhiệt độ khoảng 27,90 C. Nhiệt độ cao tuyệt đối khoảng 39,50 C (tháng 6), thấp tuyệt đối là 300 C (tháng 1). Vào mùa lạnh (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), tiết trời giá rét, nhiều khi có sương muối, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và sự phát triển cây trồng, vật nuôi. Biên độ ngày và đêm trung bình là 70C, lớn nhất vào tháng 10, khoảng 8,20 C.
+ Thủy văn: Nguồn nước trên địa bàn huyện Võ Nhai rất phong phú nhưng phân bố không đều, ngoài nguồn nước mặt từ sông, suối còn có các mạch nước ngầm từ các hang động trong núi đá vôi.
Võ Nhai có hai con sông nhánh thuộc hệ thống Sông Cầu và Sông Thương
- Sông Nghinh Tường có chiều dài 46 km bắt nguồn từ dãy núi vòng cung Bắc Sơn - Lạng Sơn chảy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa rồi đổ ra Sông Cầu khoảng 40% chiều dài dòng chảy là vùng núi đá vôi, thung lũng thường hẹp và sâu, vách đá dựng đứng.
- Sông Rong bắt nguồn từ xã Phú Thượng chảy qua Thị trấn Đình Cả, xã Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long sang địa phận tỉnh Bắc Giang và đổ về Sông Thương.
2.1.1.4. Cơ sở hạ tầng
+ Giao thông: Trên địa bàn huyện Võ Nhai có tuyến quốc lộ 1B chạy qua nối với các huyện của tỉnh Lạng Sơn, tuyến đường liên tỉnh là đường nhựa, đường liên xã bao gồm cảđường nhựa và đường cấp phối, các tuyến đường liên thôn, xóm một phần đã được bê tông hóa, phần còn lại cũng được người dân sửa chữa. Nhìn chung huyện Võ Nhai có hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận lợi, có
đường ô tô chạy đến trung tâm các xã. Huyện Võ Nhai đã và đang từng bước đầu tư, nâng cấp các tuyến đường giao thông nội vùng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, lưu thông trao đổi hàng hóa...
+ Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi với 105 công trình lớn nhỏ đảm bảo tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên chất lượng các công trình đang bị
xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đồng thời kiên cố hóa lại các hệ
thống kênh mương còn lại, xây dựng thêm hồ chứa nước, các hệ thống tiêu lũ để đảm bảo tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp và phục vụ công tác phòng chống chữa cháy rừng.