Bảng 2.2. Dân số trung bình phân theo giới tính và khu vực
Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
I- Dân số (người) 2017 65.914 33.076 32.838 3.691 62.223 2018 66.340 33.290 33.050 3.715 62.625 2019 66.675 33.452 33.223 3.731 62.944 II- Cơ cấu (%) 2017 100 50,18 49,82 5,6 94,4 2018 100 50,18 49,82 5,6 94,4 2019 100 50,18 49,82 5,6 94,4 III-Tốc độ tăng (%) 2017 61 61 60 60 84 2018 65 65 65 65 65 2019 50 49 52 43 51
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Võ Nhai 2017-2018-2019
Năm 2019 theo báo cáo số liệu thống kê dân số của huyện Võ Nhai 66.675 nhân khẩu, bao gồm 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: Người Tày chiếm 24%, người Nùng chiếm 21%; Người Kinh chiếm: 31%; Người dân tộc thiểu số khác chiếm: 24%. Dân số trung bình của huyện tăng bình quân 1,01%/năm. Dân số trong
độ tuổi lao động của huyện Võ Nhai là 45,774 người, chiếm 68,6% dân số toàn huyện, lao động nông nghiệp 35,049người. Hơn 80% số lao động chưa được qua
đào tạo, hầu hết dân số sống ở nông thôn, chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, số
lao động tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp.
Tỷ lệ dân số nam và nữ của huyện không biến động nhiều trong những năm qua, dân số nữ chiếm 49,8% và dân số nam là 50,2%. Giống như hầu hết các tỉnh trong vùng, dân số hoạt động nông nghiệp của huyện Võ Nhai rất lớn chiếm gần 60% dân số của huyện. Chất lượng dân số huyện ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Dân số của huyện tính đến hết năm 2019 là 66.675 người. Trong đó 33.452 là nam chiếm 50,2%, nữ là 33.223 người chiếm 49,8%; Dân số thành thị là 3.731 người chiếm tỷ lệ 5,5%, dân số nông thôn là 62.944 người, chiếm tỷ lệ 94,5% tổng dân số.
Theo số liệu thống kê năm 2019 dân số trong độ tuổi lao động có 45.774 người chiếm 68,65% dân số, trong đó lao động có việc làm trong các ngành kinh tế
quốc dân là 43,469 người chiếm 65,19%, lao động chưa có việc làm có 2.305 người chiếm 3,4% tổng lực lượng lao động. Trong số lao động có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân: lao động nông, lâm nghiệp có chiếm 80,6 %; lao động công nghiệp, xây dựng, vận tải chiếm 4,5% và lao động các ngành dịch vụ chiếm 14,8%. Hiện nay số người cần giải quyết việc làm hàng năm khoảng trên 1.000 người. Phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụđã và đang thu hút và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động khu vực.
Nguồn lao động ở đây chủ yếu là lực lượng lao động tại chỗ và nội vùng, do
đó phát triển đa dạng loại hình hoạt động sản xuất sẽ hạn chế tình trạng di cư của dân địa phương và thu hút lao động từ các địa phương khác. Từ năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhà máy Sam sung tại khu công nghiệp Yên Bình thị xã Phổ Yên cũng đã thu hút và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện, tăng thu nhập cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.