3.1.1.1. Chức năng
(i) Tiếp nhận vốn ngân sách của tỉnh, vốn tài trợ, viện trợ; huy động các nguồn vốn chung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn. (ii) Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn uỷ thác từ các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng uỷ
thác. (iii) Tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 05/2008/NĐ-CP. (iv) Thực hiện hỗ trợ vốn cho các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP. (v) Thực hiện việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh, theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ
về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
3.1.1.2. Nhiệm vụ
(i) Vận động, tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, uỷ thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. (ii) Tổ chức thẩm định, xét chọn chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định hỗ trợ đầu tư. (iii) Hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự
hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ. (v) Thực hiện các quy định của pháp luật về
thống kê, kế toán và kiểm toán. (vi) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc quy định.
* Tổng số biên chế, người làm việc: 10 người, trong đó: + Biên chế Viên chức: 05 người.
+ Hợp đồng 68: 02 người;
+ Hợp đồng khoán việc không thường xuyên: 03 người (Phụ thuộc nguồn thu của Quỹđể sử dụng hợp đồng khoán việc).
3.1.2. Diện tích và tiềm năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Thái Nguyên
3.1.2.1. Diện tích chi trả DVMTR
Năm 2017, 2018 và năm 2019, do chưa xây dựng được dự án xác định diện tích chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho nên, UBND tỉnh Thái Nguyên cho phép thí điểm chi trảđối với 03 Ban quản lý rừng; Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước 1 thành viên Lâm nghiệp Đại Từ; 02 UBND xã và 18 cộng đồng bảo vệ rừng tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ tự nhiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó chi cho 01 Ban quản lý Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng và 18 cộng đồng bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Võ Nhai, cụ thể:
Bảng 3.1. Diện tích chi trả cho chủ rừng là tổ chức Nhà nước và các cộng đồng giai đoạn 2017 - 2019
STT Tên địa bàn Tên chủ rừng Diện
tích (ha)
Chia ra các năm
2017 2018 2019
1 Huyện Phú Lương BCH Quân sự huyện
Phú Lương 2.490 830 830 830
2 Huyện Định Hóa BQL rừng ATK
Định Hoá 2.628 1.268 830 530 3 Huyện Đại Từ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đại Từ 270 - - 270 UBND xã Cù Vân 200 - - 200 4 Huyện Đại Từ, Thị xã Phổ Yên và TP. Thái Nguyên BQL rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc 3.748 1.804 1.304 640 5 Huyện Võ Nhai BQL Khu BTTN Thần
Xã Lâu Thượng (06 cộng đồng) 2.344,0 - 1.172,0 1.172,0 Xã Phú Thượng (02 cộng đồng) 1.294,40 - 647,20 647,20 Xã Tráng Xá (03 cộng đồng) 329,60 - 164,80 164,80 Xã Liên Minh (02 cộng đồng) 410,00 - 205,00 205,00 Xã Phương Giao (06 cộng đồng) 858,00 - 429,00 429,00 Tổng cộng 19.572 8.902 5.582 5.088 Nguồn: số liệu Quỹ Bảo vệ và PTR năm 2019 3.1.2.2. Hình thức chi trả tiền DVMTR
Năm 2017, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên chi trả tiền DVMTR thông qua tài khoản ngân hàng đến các chủ rừng các chủ rừng là các Ban quản lý, từđó các ban quản lý chi trả trực tiếp cho các cộng đồng và hộ gia đình. Năm 2018, năm 2019 đối với cộng đồng hình thức hình thức chi trả qua Viettel pay tức là chi trả trực tiếp chuyển tiền vào tài khoản cho các cộng đồng, để cộng đồng tự chủ động trong việc rút tiền và sử dụng tiền. Bảng 3.2. Mức độ hài lòng đối với hình thức chi trả tiền DVMTR STT Tên đơn vị Hình thức chi trả Mức độ hài lòng Qua ngân hàng Qua ViettelPay RHL HL KHL 1 BQL rừng phòng hộ bảo vệ
môi trường Hồ Núi Cốc
x x
2 Ban Chỉ huy quân sự huyện Phú Lương
x x
3 Ban quản lý Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng
x x
4 Ban quản lý rừng ATK Định Hóa x x
5 18 Cộng đồng bảo vệ rừng x x
Qua bảng trên cho ta thấy các đơn vị chủ rừng rất hài lòng với hình thức chi trả tiền DVMTR hiện nay.
3.1.2.3. Tiềm năng chi trả DVMTR tại tỉnh Thái Nguyên
Từ năm 2017 - 2019, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên mới thu tiền từ dịch vụ môi trường rừng từ các nhà máy sản xuất và cung ứng nước sạch, cơ sở sản xuất thủy điện và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch mỗi năm thu
được 1,8 - 2,5 tỷđồng.
Năm 2019, đang xây dựng dự án xác định lưu vực sông Công và lưu vực sông Cầu để năm 2020 thu thêm loại hình cơ sở sản xuất công nghiệp và cơ sở nuôi trồng thủy sản có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước. Quy rà soát có 70 cơ sở
sản xuất công nghiệp và 6 cơ sở nuôi trồng thủy sản là đối tượng phải chi trả tiền DVMTR số tiền dự kiến thu khoảng 2 - 3 tỷ đồng. Tăng số tiền thu từ 2 tỷ lên khoảng 4 đến 5 tỷđồng. Chi trả cho 30.000 - 40.000ha rừng theo lưu vực sông.
Đánh giá: Để nâng nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng, quỹ đã thành lập các tổ công tác, tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về
DVMTR. Ngoài ra, quỹ cũng tăng cường công tác tuyên truyền qua các buổi tập huấn về chính sách chi trả DVMTR, hàng năm phối hợp với các Hạt Kiểm lâm và Ban quản lý rừng và UBND xã, thị trấn tổ chức tập huấn thực hiện chính sách chi trả DVMTR cho người dân. Có thể thấy, chính sách chi trả DVMTR đã đi vào cuộc sống, các đối tượng được hưởng lợi từ DVMTR đã chi trả tiền DVMTR ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp. Từ chính sách này thấy rõ mối liên kết kinh tế mang tính bền vững giữa bên sử dụng và bên cung ứng DVMTR. Mặt khác, rừng trong vùng được hưởng chính sách chi trả DVMTR được bảo vệ tốt hơn, đời sống người lao động nghề rừng được cải thiện, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị tại địa phương.
3.1.3. Hệ số K trong quá trình áp dụng giá chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Căn cứ Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó có quy định cụ thể về việc áp dụng
hệ số K1, K2, K3, K4 xác định cho từng lô rừng, làm cơ sở để tính toán mức chi trả
dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Cụ thể: Hệ số K được xác định cho từng lô rừng, làm cơ sởđể tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Có các hệ số K sau:
a) Hệ số K1 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo trữ lượng rừng, gồm rừng rất giàu và rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo. Hệ số K1 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng rất giàu và rừng giàu; 0,95 đối với rừng trung bình; 0,90
đối với rừng nghèo. Tiêu chí trữ lượng rừng theo quy định tại Thông tư
số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;
b) Hệ số K2 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo mục đích sử dụng rừng được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây viết chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt, gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hệ số K2 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng đặc dụng; 0,95 đối với rừng phòng hộ; 0,90 đối với rừng sản xuất;
c) Hệ số K3 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo nguồn gốc hình thành rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Hệ số K3 có giá trị bằng: 1,00
đối với rừng tự nhiên; 0,90 đối với rừng trồng;
d) Hệ số K4 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo mức độ khó khăn được quy định đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng nằm trên
địa bàn các xã khu vực I, II, III theo quy định tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Hệ số K4 có giá trị bằng: 1,00 đối với xã thuộc khu vực III; 0,95 đối với xã thuộc khu vực II; 0,90 đối với xã thuộc khu vực I.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Văn bản số 4498/UBND-CNN ngày 06/11/2018 về việc thực hiện áp dụng hệ số K để chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Theo đó áp dụng hệ số K4 - điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường
vực I, II, III theo quy định tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ).
Sau khi hệ số K được áp dụng trong quá trình chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong đó có 18 cộng đồng trên địa bàn huyện Võ Nhai đã triển khai có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong công tác bảo vệ, phát triển rừng, phù hợp với nhu cầu, được người dân hết sức đồng tình và ủng hộ. Bên cạnh đó, đưa chính sách chi trả DVMTR từng bước đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng, hiệu quả, gắn kết và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sử dụng và người cung ứng dịch vụ.
Xác định số tiền chi trả cho 01 ha rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Số tiền chi trả cho 01 ha rừng (đồng/ha) = Số tiền dịch vụ môi trường rừng do Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thực thu trong năm (đồng) - Kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (đồng) - Kinh phí dự phòng (đồng) Tổng diện tích rừng đã quy đổi theo hệ số K (ha)
Trường hợp có thiên tai, khô hạn và trường hợp mức chi trả cho 01 ha rừng thấp hơn năm trước liền kề, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ sung từ nguồn kinh phí dự phòng.
Đối với diện tích rừng có mức chi trả dịch vụ môi trường rừng lớn hơn 2 lần mức hỗ trợ của ngân sách Nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tùy theo đối tượng trên cùng địa bàn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức điều tiết phù hợp.
3.2. Thực trạng, tiềm năng chi trả và cung ứng DVMTR tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
Huyện Võ Nhai hiện nay có 62.689,50 ha rừng, trong đó có khoảng 40.000ha diện tích rừng đang cung ứng DVMTR cho lưu vực sông Cầu.
Từ năm 2015 đến năm 2019, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên đã thu tiền dịch vụ môi trường rừng từ các nhà máy sản xuất và cung
ứng nước sạch, cơ sở sản xuất thủy điện và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch bình quân năm thu được 1,8 - 2,5 tỷđồng. Phân bổ cho huyện Võ Nhai mỗi năm khoảng 1,2 - 1,5 tỷđồng/năm.
Dự kiến đến năm 2020, xây dựng xong dự án xác định lưu vực sông Công và lưu vực sông Cầu để năm 2021 thu thêm loại hình cơ sở sản xuất công nghiệp và cơ
sở có sử dụng và lưu giữ các - bon của rừng (Qua rà soát năm 2019 có 70 cơ sở sản xuất công nghiệp và 6 cơ sở có sử dụng và lưu giữ các - bon của rừng là đối tượng phải chi trả tiền DVMTR số tiền dự kiến thu khoảng 4 - 6 tỷđồng). Tăng số tiền thu từ 2 tỷ lên khoảng 6 đến 8 tỷ đồng, dự kiến số tiền chi trả cho khoảng 40.000 - 90.000ha rừng theo lưu vực sông Công và lưu vực sông Cầu sẽ tăng lên.
3.2.1. Công tác tuyên truyền và nhận thức của người dân về chính sách chi trả DVMTR trả DVMTR
Giai đoạn 2017 đến năm 2019, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm các huyện, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị chủ rừng có liên quan triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ và triển khai các Nghị định thông tư có liên quan đến chính sách chi trả trả dịch vụ môi trường rừng đến các các tổ chức cá nhân có sử dụng DVMTR; các đơn vị chủ rừng cung cấp DVMTR và cán bộ, cấp ủy chính quyền địa phương ở cơ sở để cùng phối hợp và thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn.
Bảng 3.3. Kết quả tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR (giai đoạn 2017 - 2019)
STT Nội dung Năm Hội nghị Số người
tham gia
1 Phối hợp tuyên truyền chính sách chi trả
DVMTR và công tác quản lý bảo vệ rừng 2017 4 320 2 Phối hợp tuyên truyền chính sách chi trả
DVMTR và công tác quản lý bảo vệ rừng 2018 4 320 3 Phối hợp tuyên truyền chính sách chi trả
DVMTR và công tác quản lý bảo vệ rừng 2019 8 640
Tổng cộng 16 1.280
Qua Bảng 3.3: Ta thấy hoạt động tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR và công tác QLBVR thông qua các năm được thể hiện rõ:
Năm 2017 đến năm 2019, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã xây dựng kế
hoạch phối hợp với Ban quản lý rừng, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Võ Nhai tổ chức tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR và công tác quản lý bảo vệ
rừng được 16 cuộc họp, với 1.280 lượt người tham gia.
Đánh giá: Để nâng nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng, quỹ đã thành lập các tổ công tác, tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về
DVMTR. Ngoài ra, quỹ cũng tăng cường công tác tuyên truyền qua các buổi tập huấn về chính sách chi trả DVMTR, hàng năm phối hợp với Hạt Kiểm lâm và Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng và UBND xã, thị trấn tổ
chức tập huấn thực hiện chính sách chi trả DVMTR cho người dân. Có thể thấy, chính sách chi trả DVMTR đã đi vào cuộc sống, các đối tượng được hưởng lợi từ
DVMTR đã chi trả tiền DVMTR ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp. Từ chính sách này thấy rõ mối liên kết kinh tế mang tính bền vững giữa bên sử
dụng và bên cung ứng DVMTR. Mặt khác, rừng trong vùng được hưởng chính sách chi trả DVMTR được bảo vệ tốt hơn, đời sống người lao động nghề rừng được cải thiện, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị tại địa phương.
3.2.2. Kết quả thu, chi ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng và phân tích số liệu
Bảng 3.4. Kết quả thu tiền DVMTR giai đoạn 2017 - 2019 ĐVT: Nghìn đồng STT Tên đơn vị Tổng số