Từ phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của lòng tự trọng đối với mỗi người.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015,
tr 111)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong đoạn thơ trên. --- Hết ---
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 3
BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN N
CÂU NỘI DUNG
ĐIỂM
I
ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5
2
Điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản
thân khi làm những chuyện đi ngược lại lương tri của chính mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà mình theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình
0,5
3
“Tòa án lương tâm”: là sự xét xử, luận tội bản thân không căn cứ vào quy định pháp luật mà dựa trên sự tự dằn vặt, phán xét vì đã vi phạm những nguyên tắc đạo đức và lẽ sống của chính mình.
1,0
4
Thí sinh có thể trả lời:
Đồng tình hoặc không đồng tình (có cách lập luận, lí giải hợp lí).
1,0
II 1 LÀM VĂN
Từ phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết của lòng tự trọng đối với mỗi người.
2,0
a) Đảm bảo hình thức đoạn văn 200 chữ
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp…
0,25
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Sự cần thiết của lòng tự trọng đối với mỗi người.
c) Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ cách ứng xử trước những định kiến xã hội.
Có thể theo hướng sau đây:
- Sự cần thiết của lòng tự trọng đối với mỗi người:
+ Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người. Trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng là điểm tựa để giúp con người giữ gìn phẩm giá của bản thân.
+ Luôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách tránh được những cám dỗ trong cuộc sống.
+ Được mọi người tôn trọng, yêu mến.
- Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối.
1,00
d) Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25
e) Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,25
2 Phân tích đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp thiên nhiên và con
người Việt Bắc. 5,0
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát đánh giá vấn đề
0,25
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận
- Phân tích khổ sáu của đoạn trích bài thơ Việt Bắc
- Làm rõ vẻ đẹp thiên nhiên và con người thể hiện qua đoạn thơ.
0,5
c) Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, yêu cầu của đề 0,5 * Khái quát chung về đoạn thơ :
Đoạn thơ thuộc khổ sáu đoạn trích bài thơ Việt Bắc. Đây là khổ thơ đặc sắc tái hiện nỗi nhớ của người ra đi đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc.
* Nội dung: