Thí sinh có thể đưa ra những thông điệp khác nhau nhưng cần lí giải vấn đề phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp

Một phần của tài liệu Bộ đề ôn thi tốt nghiệp ngữ văn lớp 12 mới nhất 2022, chất lượng (Trang 133 - 136)

- Về nội dung:

4 Thí sinh có thể đưa ra những thông điệp khác nhau nhưng cần lí giải vấn đề phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp

luật (Một số thông điệp: Tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách từng ngày một để tránh được điều ác; Hành động và việc làm tử tế; Lan tỏa sự yêu thương, năng lượng sống tích cực ra cộng đồng...).

1.0

II LÀM VĂN (7.0 điểm)

1(2đ) (2đ)

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của việc lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực cho người xung quanh.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có

thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, song hành...

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc lan

tỏa nguồn năng lượng sống tích cực cho người xung quanh.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao

tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của việc lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực cho người xung quanh. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

1. Giải thích: Năng lượng sống tích cực là những suy

nghĩ, hành động, thái độ sống tích cực, lạc quan của mỗi cá nhân đối với các vấn đề trong cuộc sống.

0.25

2. Bàn luận

- Ý nghĩa khi lan tỏa năng lượng sống tích cực:

+ Đối với bản thân: Luôn hướng về những điều tích cực 1.0

giúp bạn tự tin, cải thiện tâm trí và giảm khả năng mắc bệnh huyết áp, trầm cảm và rối loạn căng thẳng, sẽ giúp ta luôn cảm thấy lạc quan, yêu đời, dễ dàng vượt qua được mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

+ Đối với người xung quanh: Khi lan tỏa năng lượng sống tích cực đến những người xung quanh sẽ giúp họ có niềm tin vào cuộc sống và vượt qua thử thách. Năng lượng tích cực khi được lan tỏa sẽ khiến cho cộng đồng sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Năng lượng tích cực sẽ tạo nên một xã hội vững mạnh, văn minh và nhân ái.

- Làm thế nào để lan tỏa năng lượng sống tích cực:

+ Giữ thái độ sống lạc quan, yêu đời để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn, sống trọn vẹn hơn.

+ Luôn ghi nhận và khen ngợi trước những thành tích người khác đạt được.

+ Luôn mỉm cười, sống thân thiện, chan hòa, biết cho đi, làm mọi thứ cho người khác bằng tất cả tình yêu và xúc cảm sâu thẳm trong trái tim....

- Phản đề: Lối sống tiêu cực: triền miên sự thất bại, nỗi thất vọng và nỗi đau cá nhân; lối sống vị kỉ, bi quan

3. Liên hệ bản thân rút ra bài học

- Lạc quan, tích cực lan tỏa năng lượng từ suy nghĩ đến

hành động sẽ nhìn giúp ta chủ động vượt qua khó khăn và giữ vững niềm tin.

- Cách chạm vào hạnh phúc thực sự bằng những việc làm nhỏ với tình yêu to lớn; từ những việc làm bé nhỏ mà mang đến hạnh phúc cho chính mình và người khác.

0.25

2(5đ) (5đ)

Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.

a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới

thiệu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về bức

tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác

lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cơ bản

đảm bảo các nội dung sau:

1. Giới thiệu chung 0.25

- Tác giả: Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. - Tác phẩm: Tập thơ Việt Bắc (1946-1954) là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ Tố Hữu. Bài thơ “Việt Bắc” (1954) là thành công xuất sắc.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ và nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.

2. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ. 0.25

- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng chung của tác phẩm: viết nhân một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử:

+ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne- vơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7/1954), hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra.

+ Tháng 10 - 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc - thủ đô của cuộc kháng chiến - trở về Hà Nội. Trong cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc - ở lại với cán bộ kháng chiến - về xuôi, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ này.

- Đặc điểm cấu tứ tác phẩm

+Hình thức là đối thoại (cuộc chia tay giữa người dân với cán bộ kháng chiến) nhưng thực chất là lời độc thoại nội tâm của chủ thể trữ tình - nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình phân thân thành người về - kẻ ở để thể hiện cảm xúc, nỗi niềm của chính nhà thơ).

+Kết cấu chung của bài thơ Việt Bắc:3 phần

++ Phần đầu: Tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến từ ngày đầu gian khổ đến khi thắng lợi vẻ vang, sự gắn bó nghĩa tình của miền ngược và miền xuôi .

++ Phần sau: Viễn cảnh tương lai tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ với dân tộc. - Vị trí, nội dung đoạn thơ: Thuộc phần đầu của bài thơ, thể hiện bức họa ngôn từ nghệ thuật, bức tứ bình về vẻ đẹp

hài hòa toàn bích giữa thiên nhiên thơ mộng, trữ tình và con người Việt Bắc ân nghĩa thủy chung.

3. Cảm nhận bức tranh thiên nhiên và con người ViệtBắc trong đoạn thơ

Một phần của tài liệu Bộ đề ôn thi tốt nghiệp ngữ văn lớp 12 mới nhất 2022, chất lượng (Trang 133 - 136)