Cảm nhận về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện từ góc nhìn lịch sử:

Một phần của tài liệu Bộ đề ôn thi tốt nghiệp ngữ văn lớp 12 mới nhất 2022, chất lượng (Trang 152 - 157)

II. Đáp án và biểu điểm Phầ

b.Cảm nhận về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện từ góc nhìn lịch sử:

được thể hiện qua đoạn thơ (…)

5,0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có

định hướng)

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

(0,25)

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện từ góc nhìn lịch sử được thể hiện qua đoạn thơ

(0,25)

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn

Khoa Điềm, đoạn trích “Đất Nước”; nêu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài:

a. Vài nét khái quát về giá trị tác phẩm: Tư tưởng

đất nước của nhân dân là nguồn mạch cảm hứng xuyên suốt bản trường ca “Mặt đường khát vọng” nói chung và đoạn trích “Đất Nước” nói riêng. Đồng thời, đó cũng là giá trị cốt lõi để nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nói lên những suy nghĩ, trăn trở của mình về đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh chia cắt. Nội dung này được thể hiện trên nhiều phương diện và một trong những phương diện quan trọng nhất soi chiếu tư tưởng ấy qua góc nhìn từ lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc.

b. Cảm nhận về tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện từ góc nhìn lịch sử: dân” được thể hiện từ góc nhìn lịch sử:

* Nhân dân làm chủ đất nước trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm

- Lời nhắn nhủ của tác giả

+ cách xưng hô “Em ơi em”: giọng điệu ấm áp, thân tình, gần gũi...

+ “anh – em” hướng về thế hệ trẻ em vùng địch tạm

(4.00)

(0,5)

(0,5)

chiếm, kêu gọi sự thức tỉnh đấu tranh chống đế quốc Mỹ. -> đề cập đến vấn đề lịch sử với giọng điệu nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người.

+ “hãy nhìn rất xa”: soi chiếu vào lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước để thấy vai trò to lớn cốt yếu của nhân dân.

+ “bốn ngàn năm đất nước”: con số tượng trưng cho bề dày lịch sử lâu đời.

- Cách nói “năm tháng nào cũng người người lớp lớp” (điệp): khẳng định biết bao thế hệ cha ông đã hiến dâng cho giang sơn, tổ quốc.

- Hình ảnh “con gái con trai bằng tuổi chúng ta”: tấm gương cho thế hệ trẻ khi nhìn vào những lớp người đi trước nhưng tương đồng thế hệ: những người trẻ.

- Liệt kê “khi có giặc người con trai ra trận/ người con gái trở về về nuôi cái cùng con”: nêu cao tinh thần hi sinh tình yêu đôi lứa, hạnh phúc vợ chồng để chiến đấu bảo vệ non sông.

- Mượn ý dân gian “ngày giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”: những tấm gương nữ nhi kiên cường, bất khuất (dẫn chứng: Bà Trưng, Bà Triệu, đội quân tóc dài).

- “Nhiều người đã trở thành anh hùng/ nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ”: biết bao tên tuổi lẫy lừng được lịch sử lưu danh -> tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc

- “Có biết bao người con gái con trai/ trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi/ họ đã sống và chết/ giản dị và bình tâm/ không ai nhớ mặt đất tên/ nhưng họ đã làm nên Đất Nước”: những hy sinh thầm lặng của bao nhiêu thế hệ; lịch sử chưa kịp lưu danh nhưng chính họ bằng sự sống và cái chết của mình đã góp xương máu dựng xây tổ quốc.

- “Họ đã làm nên đất nước”: khẳng định tư tưởng đất nước của nhân dân, nhân dân bảo vệ đất nước của mình bằng sự đấu tranh, hi sinh thầm lặng.

Qua việc kêu gọi người đọc nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định vai trò to lớn của nhân dân. Nếu không có nhân dân, Đất Nước đã không tồn tại vững vàng. Điều đó cũng khơi gợi ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong đất nước.

* Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đóng góp giá trị vật chất, tinh thần để dựng xây đất nước

- Điệp cấu trúc “Họ đã...”: nhấn mạnh vai trò chủ yếu của nhân dân trong quá trình xây dựng tổ quốc.

- Loạt động từ: “giữ, truyền, chuyền, gánh, đắp đập be bờ”: làm rõ công sức, mồ hôi xương máu của nhân dân đổ ra để đắp xây, làm cho đất nước ngày càng trù phú, đẹp giàu.

- Liệt kê nhiều danh từ thể hiện sự kết tinh thành quả vật chất, tinh thần của nhân dân đóng góp cho đất nước qua quá trình khai hoang, mở cõi, lao động sinh tồn của nhân dân.

+ “Hạt lúa”: biểu tượng của nền văn minh lúa nước, thành quả của mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng của người nông dân.

- “Lửa”: ngọn lửa sưởi ấm, ngọn lửa soi đường, ngọn lửa mang đến no đủ, ngọn lửa nhiệt huyết dựng xây cuộc sống.

- “Giọng điệu”: âm sắc thân thương của quê hương, tiếng nói vang lên từ lúc cha sinh mẹ đẻ, gắn bó với mọi người đến suốt đời và trên mọi nẻo đường sinh sống.

- “Tên xã tên làng”: những địa danh in đậm trong ký ức về nơi chôn nhau cắt rốn làm cho vùng đất mới gần gũi, thân thương hơn.

- “Đập, bờ, cây trái”: thành quả của lao động, gợi lên truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . Đó là những hình ảnh bình dị mà thiêng liêng cao quý.

- Lời thơ kết đoạn “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm/ Có nội thù thì vùng lên đánh bại” sử dụng phép điệp – cấu trúc đối xứng: khẳng định tinh thần chiến đấu xả thân cho đất nước; bảo vệ những thành tựu mà cha ông để lại và tiếp tục truyền cho đời sau.

- Phát huy truyền thống kiên cường bất khuất của cha ông

* Nghệ thuật: từ ngữ hình ảnh giản dị; phép điệp

cấu trúc, hình ảnh đối xứng; giọng thơ thể hiện sự chiêm nghiệm, triết lí nhưng vẫn đậm chất trữ tình tự sự.

*Nhận xét: từ việc kêu gọi thế hệ trẻ nhìn lại lịch sử,

một lần nữa Nguyễn Khoa Điềm đã làm sáng lên hình ảnh của nhân dân trong suốt chiều dài tồn tại của dân tộc. Nhân dân là người kiến tạo và cũng chính là người giữ gìn những tinh hoa vật chất, tinh thần với khao khát, mong ước làm cho đất nước ngày một giàu mạnh, vững bền.

(0,5)

(0,5)

3. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện từ góc nhìn lịch sử trong đoạn trích “Đất Nước”.

- Mở rộng liên hệ thực tế (tình yêu quê hương; tự hào về truyền thống, lịch sử dân tộc…).

4. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

( 0,25) )

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

( 0,25) ) ĐỀ THI THAM

KHẢO

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNGNĂM021 NĂM021

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Tên tác phẩm: Đất Nước

Đơn vị thực hiện: Trường THPT Thanh Tuyền I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.

Từ đó ta có bài học về nết tốt của hạt: Kiên trì, nhẫn nại, và lòng dũng cảm. Cũng như ta học về việc sống hết mình của hạt thóc: sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc.

Mỗi khi ta cằn cỗi, hãy nhớ ta là hạt. Ta lại nghĩ về khoảng xanh ngoài ban công, cũng như bạn thấy những mầm cây đội lên từ khối bê tông đường nhựa. Để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy.

(Đoàn Công Lê Huy, Gửi em mây trắng, NXB Kim Đồng,016)

Câu: Dựa vào bài viết, hãy cho biết hạt thóc đã sống hết mình như thế nào? Câu 3: Nêu nội dung của văn bản.

Câu 4: Nêu thông điệp rút ra từ văn bản. II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng00 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc cần làm “để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy”.

Câu. (5,0 điểm)

Cho đoạn thơ:

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu”

(Trích Đất nước (Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, tập một,013, trang 121, 122)

Anh/ Chị hãy phân tích hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ trên. Từ đó, làm rõ tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.

---Hết---

HƯỚNG DẪN CHẤMMÔN NGỮ VĂN 12 MÔN NGỮ VĂN 12

Một phần của tài liệu Bộ đề ôn thi tốt nghiệp ngữ văn lớp 12 mới nhất 2022, chất lượng (Trang 152 - 157)