.Luận điểm Cảm nhận Cảm nhận bức tranhViệt Bắc ra

Một phần của tài liệu Bộ đề ôn thi tốt nghiệp ngữ văn lớp 12 mới nhất 2022, chất lượng (Trang 141 - 144)

II. Đáp án và biểu điểm Phầ

1 .Luận điểm Cảm nhận Cảm nhận bức tranhViệt Bắc ra

trận

* Về nội dung:

- Hình ảnh những con đường ra trận (câu 1,2):Tác giả tả con

đường ra trận nhưng là để nói lên khí thế dũng mãnh của những người ra trận, bức tranh đậm màu sắc huyền thoại (từ láy, hình

ảnh con đường, biện pháp so sánh;…)

- Hình ảnh đoàn quân (câu 3,4): Hình ảnh đoàn quân ra trận dài

vô tận tựa như núi rừng trùng điệp, đông đảo, mạnh mẽ (từ láy;

hình ảnh tả thực; hình ảnh ẩn dụ;…)

- Hình ảnh dân công (câu 5,6): Khắc họa hình ảnh dân công sẻ

núi san đường, tải lương thực, quân nhu ra chiến trường (từ

ngữu; hình ảnh; nghệ thuật phóng đại;…).

- Hướng vào tương lai thể hiện niềm tin chiến thắng (câu 7,8):

Những đoàn xe ra trận mà đèn pha bật sáng quét sạch màn sương đêm dày thăm thẳm của núi rừng Việt Bắc; Đằng sau cái nghĩa thực, câu thơ còn mang nghĩa bóng – nghĩa tượng trưng, trong một hình ảnh lạc quan phơi phới:

* Về nghệ thuật:

- Cách chọn lọc những từ ngữ , hình ảnh gợi tả, gợi cảm: rầm

rập, điệp điệp trùng trùng, ánh sao đầu súng, bước chân nát đá…

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: phép điệp, so sánh, cường điệu, liệt kê…

- Gịong thơ sôi nổi, hào hùng thể hiện khí thế ra trận của dân

4,0

tộc trong kháng chiến chống Pháp.

- Đoạn thơ thể hiện sâu sắc khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn .

2.Luận điểm 2- Nhận xét về sự thống nhất và vận động trong phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu từ trước cách mạng cho đến sau cách mạng tháng Tám/1945.

* Sự thống nhất: Thơ Tố Hữu từ trước đến sau đều mang tính

chất trữ tình chính trị rất sâu sắc (đề tài, cảm hứng; cái Tôi trữ tình nhà thơ đều hướng tới cái ta chung ngợi ca lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng….)

* Sự vận động:

- Ở thời kì trước cách mạng tháng Tám: chất trữ tình chính trị được thể hiện với cái tôi của một chiến sĩ cộng sản trẻ trung say mê khi giác ngộ lí tưởng qua giọng thơ thiết tha, sôi nổi, chân thành và chất lãng mạn trong trẻo (Ví dụ: Từ ấy, Nhớ đồng,

Tâm tư trong tù,…)

- Ở thời kì trước cách mạng tháng Tám (đến giai đoạn sáng tác “Việt Bắc”): chất trữ tình chính trị được thể hiện với cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc để khẳng định lẽ sống giàu ân tình cách mạng. Chất trữ tình chính trị gắn liền với khuynh hướng sử thi cùng tính dân tộc đậm đà trong đoạn thơ. - Sự thống nhất và vận động trong phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu là một qui luật tất yếu phản ánh sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu.

c. Đánh giá 0,75

Đánh giá khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; vị trí, phong cách thơ Tố Hữu.

Tổng điểm: 9,5 điểm nội dung + 0,5 điểm hình thức toàn bài = 10 điểm

10,0

ĐẤT NƯỚC

ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 2BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.

Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo… Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.

28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.

…Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu… Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu…

Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.

(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình ảnh

đó?

Câu 3. Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”? Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? (0,75 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ đoạn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thi chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục, trang121) Từ đó, anh/ chị hãy khái quát cách thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

……… HẾT ………..

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 3BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3,0

1 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 0,50

Một phần của tài liệu Bộ đề ôn thi tốt nghiệp ngữ văn lớp 12 mới nhất 2022, chất lượng (Trang 141 - 144)