6. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Phƣơng pháp phổ hồng ngoại (IR)
* Nguyên tắc:
Khi chiếu một chùm tia đơn sắc có bƣớc sóng nằm trong vùng hồng ngoại (50 – 10.000 cm-1) qua chất phân tích, một phần năng lƣợng bị hấp thụ làm giảm cƣờng độ tia tới. Sự hấp thụ này tuân theo định luật Lambert - Beer:
D = lgIo/I = .l.C (2.9) Trong đó: D : mật độ quang
l : chiều dày cuvet (cm)
C : nồng độ chất phân tích (mol/L)
26
Io, I: cƣờng độ ánh sáng trƣớc và sau khi ra khỏi chất phân tích Phân tử hấp thụ năng lƣợng sẽ thực hiện dao động (các hạt nhân nguyên tử dao động xung quanh vị trí cân bằng) làm giảm độ dài liên kết giữa các nguyên tử và góc hoá trị tăng giảm tuần hoàn, chỉ có những dao động làm biến đổi momen lƣỡng cực điện của liên kết mới xuất hiện tín hiệu hồng ngoại. Ngƣời ta phân biệt hai loại dao động của phân tử là dao động hoá trị và dao động biến dạng. Loại dao động hoá trị chỉ thay đổi độ dài liên kết mà không thay đổi góc liên kết. Loại dao động biến dạng chỉ thay đổi góc liên kết mà không thay đổi độ dài liên kết. Đƣờng cong biểu diễn sự phụ thuộc độ truyền quang vào bƣớc sóng là phổ hấp thụ hồng ngoại. Mỗi nhóm chức hoặc liên kết có một tần số (bƣớc sóng) đặc trƣng bằng các pic (đỉnh hấp thụ cực đại) trên phổ hồng ngoại.
* Thực nghiệm:
Phổ hồng ngoại (IR) [1] của mẫu xúc tác đƣợc ghi trên máy GX – PerkinElmer ở nhiệt độ phòng trong vùng 400 cm-1 – 4000 cm-1
. Mẫu đƣợc đo tại khoa Hóa học, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.