2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thông tin về địa điểm nghiên cứu [1]
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được thành lập năm 1979 theo quyết định số 4951/QĐTC ngày 21/11/1979 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Từ một bệnh viện chỉ với 100 giường bệnh và tổng số nhân viên ban đầu là 102 người, đến nay bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã trở thành một bệnh viện chuyên khoa Hạng I có hơn 1600 nhân viên với 650 giường kế hoạch và 750 giường thực kê cùng với những trang thiết bị hiện đại.
Tại bệnh viện hiện có 1 Phó Giáo sư, 11 Tiến sỹ đầu ngành và nhiều Thạc sĩ, Bác sĩ CKII giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Từ năm 2010, bệnh viện đã được bình chọn là 1 trong 6 cơ sở khám và điều trị sản phụ khoa tốt nhất trong nước. Tháng 6 năm 2018, bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã được công nhận là bệnh viện tuyến cuối chuyên ngành Sản phụ khoa. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một trong những cơ sở đi đầu áp dụng quy trình Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện bệnh viện chưa có nghiên cứu đánh giá tổng quát về việc thực hiện quy trình này.
Khoa đẻ thường A2 là một trong những khoa trọng điểm và được thành lập ngay từ những ngày đầu thành lập Bệnh viện. Với đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết của 9 Thạc sĩ; 24 Bác sĩ; 1Thạc sĩ điều dưỡng; 5 Cử nhân đại học; 40 Cử nhân cao đẳng; 16 Hộ sinh, khoa Đẻ thường A2 là tập thể khoa phòng có bề dày kinh nghiệm, luôn hướng tới sự hài lòng của người bệnh và đảm bảo an toàn cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh vì vậy việc thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ là kim chỉ Nam trong chuyên môn nhằm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh
2.2. Đánh giá thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh.
Lựa chọn toàn bộ 50 hộ sinh trực tiếp tham gia đỡ đẻ các ca đẻ thường tại thời điểm tiến hành thực hiện chuyên đề.
Mỗi hộ sinh thực hiện 3 ca chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.
Số ca đẻ cần quan sát là 150 ca.
Số liệu được thu thập qua quan sát 150 ca đẻ được các hộ sinh trực tiếp chăm sóc bà mẹ hàng ngày sử dụng bảng kiểm có sẵn, việc quan sát không làm ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc bà mẹ của nhân viên y tế.
Việc thực hành quan sát được thông qua:
Sự đồng ý của Ban Giám đốc bệnh viện, Bác sĩ trưởng khoa, Hộ sinh trưởng. Thực hiện quan sát qua bảng kiểm “Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ” với trẻ thở được