Điểm trung bình của quy trình chăm sóc thiết yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ thường tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 40 - 42)

2. Cơ sở thực tiễn

3.1.7. Điểm trung bình của quy trình chăm sóc thiết yếu

Qua quan sát 150 ca sinh tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số điểm thấp nhất là 51/100 điểm, nhóm điểm <60 chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 3,5%. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng có 84,7% quy trình đạt trên 80 điểm, đây là mức độ điểm khá cao, tuy nhiên chúng tôi rất mong muốn nhân viên y tế tại bệnh viện đạt điểm quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ được tốt hơn nữa. Đặc biệt 14,5% chỉ đạt dưới 80 điểm cần có những lớp hỗ trợ đào tạo, cầm tay chỉ việc giúp nhân viên khoa Đẻ hoàn thiện nhiều hơn kỹ năng chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.

Quyết định số 4673/QĐ­BYT về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ được ban hành, bệnh viện Phụ sản Hà Nội dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp, trung tâm đào tạo nên đã là một trong những cơ sở đầu tiên thực hiện quy triển khai thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.

Cho dù điểm thực hành quy trình là tương đối cao, nhưng tại bệnh viện vẫn còn có những khó khăn để thực hiện và đảm bảo chất lượng. Chi phí cao, thiếu cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng, số lượng nhân viên cần được đào tạo kỹ càng còn thiếu có thể là những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng nhất [38], [39]. Chúng tôi hiểu rằng với số lượng sản phụ đến đẻ đông, điều kiện cơ sở hạ tầng còn thiếu, để đảm bảo điều kiện chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh theo đúng quy trình chăm sóc thiết yếu trẻ được da kề da, ủ ấm và thực hiện bữa bú đầu tiên trẻ cần được chăm sóc ở một môi trường đặc biệt hơn, đủ ấm để tránh hạ thân nhiệt. Với bà mẹ, phòng cần riêng tư và kín đáo, tế nhị hơn tránh tình trạng có nhiều người thân của họ hay của các gia đình sản phụ khác cùng trong một phòng. Theo nghiên cứu của Phạm Thúy Quỳnh năm 2018 về đánh giá sự hài lòng của bà mẹ khi được chăm sóc tại bệnh viện thì tỷ lệ bà mẹ và gia đình cảm thấy không được riêng tư trong quá trình chăm sóc chiếm tỷ lệ cao nhất 17,3% [16]. Chăm sóc để duy trì sự riêng tư cho các sản phụ cũng góp phần tăng tỷ lệ cho con bú trong những giờ đầu ngay sau sinh.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một trong những bệnh viện đầu ngành sản phụ khoa tại Hà Nội và 5 tỉnh phía Bắc, các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, vật tư trang thiết bị, thuốc theo hướng dẫn thực hiện quy trình đều được chuẩn bị kỹ càng cho từng ca đỡ đẻ. Nếu có khó khăn về điều kiện đảm bảo thực hiện quy trình thì nguyên nhân là do khó khăn chung như quá tải bệnh viện, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh, sinh đẻ của người dân.

Đặc biệt trong hơn 10 năm gần đây, hiện tượng quá tải bệnh viện đã ngày càng trầm trọng và xuất hiện ở tất cả các tuyến với tình trạng nằm ghép 2 ­ 3

người một giường, phổ biến ở các bệnh viện lớn và Phụ sản Hà Nội cũng không là ngoại lệ. Cường độ và áp lực công việc liên tục như vậy rất khó để nhân viên y tế luôn có thể trạng và tinh thần tốt nhất cho công việc. Có thể vì vậy những thao tác đơn giản thường dễ bị bỏ qua để rút ngắn thời gian cho cuộc đẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ thường tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)