2. Cơ sở thực tiễn
3.1.3. Kẹp dây rốn muộn, cắt dây rốn một thì
Nghiên cứu tổng hợp 15 nghiên cứu với 3911 bà mẹ và trẻ sơ sinh, lượng Haemoglobin: tại thời điểm 24 48 giờ thấp hơn ở trẻ kẹp rốn sớm; cải thiện dự trữ sắt: trẻ kẹp rốn muộn có dự trữ sắt nhiều gấp đôi tại thời điểm 36 tháng; tỷ lệ trẻ bị vàng da chiếu đèn ít nhu cầu hơn ở trẻ kẹp rốn sớm; đồng thời kẹp dây rốn muộn không khác biệt về tỉ lệ tử vong, không tăng nguy cơ chảy máu mẹ
26.
Theo WHO, từ năm 2012 đã khuyến cáo nên kẹp cắt dây rốn muộn (khi dây rốn ngừng đập hoặc 13 phút sau xổ thai) cho tất cả các trường hợp đẻ thường để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu của trẻ.
Trong nghiên cứu của tôi có 91,3% trẻ được kẹp dây rốn đúng thời điểm từ 13 phút sau khi sinh hoặc khi dây rốn ngừng đập, chỉ có 8,7% NVYT không thực hiện kiểm tra mạch đập dây rốn hay kẹp rốn sớm trước khi dây rốn ngừng đập.
Nghiên cứu của Ngô Thị Minh Hà về thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ của hộ sinh tại khoa Đẻ, bệnh viện Phụ Sản Trung ương cho thấy có 93,9% trẻ được kẹp dây rốn đúng thời điểm [11]. Theo nghiên cứu của Phó Thị Quỳnh Châu về đánh giá kết quả chăm sóc thiết yếu sớm cho mà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2016 có 94% trẻ được kẹp rốn đúng thời điểm, 6% trẻ không được kiểm tra mạch rốn trước khi kẹp và cắt dây rốn 9.
Kết quả nghiên cứu của tôi thấp hơn so với kết quả của Ngô Thị Minh Hà và Phó Thị Quỳnh Châu. Đặc biệt, trong nghiên cứu của tôi chỉ có 8,7% NVYT kẹp rốn không đúng thời điểm hay không kiểm tra mạch rốn trước khi kẹp và cắt dây rốn có thể do tiết kiệm thời gian làm việc khác hay bị ảnh hưởng bởi thói quen thực hành trong những năm trước đây. Điều này có thể dẫn tới trẻ có thể không được ngăn ngừa tình trạng thiếu máu vì trong phút đầu tiên sau sinh lượng máu truyền từ bánh rau sang trẻ sơ sinh khoảng 80ml và có thể lên tới 100ml trong 3 phút sau sinh 5, 7, 32.
3.1.4. Kéo dây rốn có kiểm soát
Kéo dây rốn có kiểm soát sau khi tiêm bắp 10 đơn vị Ocytocin được Bộ Y tế khuyến khích áp dụng từ năm 2012 cho tất cả các trường hợp đẻ đường âm đạo tại cơ sở y tế từ tuyến xã đến trung ương do nhân viên y tế đỡ đẻ thực hiện.
Trong nghiên cứu của tôi 100% bà mẹ được tiến hành kéo dây rốn có kiểm soát cao hơn so với nghiên cứu Ngô Thị Minh Hà (89,9%) [11], tương đồng so với Phó Thị Quỳnh Châu năm 2016 (100%). Trong nghiên cứu của tôi không có trường hợp nào không tiến hành kéo dây rốn, thấp hơn so với Huỳnh Công Lên (43,7%) 12. Điều này cũng có thể giải thích được do nghiên cứu của Huỳnh Công Lên được thực hiện tại Đắk Lắk là một tỉnh miền núi có một số nhân viên chưa được đào tạo về EENC trong khi kéo dây rốn chỉ nên thực hiện tại các cơ sở cung cấp dịch vụ đỡ đẻ có cán bộ y tế có kỹ năng và được đào tạo về xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ, còn các nơi không có nhân viên y tế có kỹ năng và chưa được đào tạo thì không được tiến hành kéo dây rốn có kiểm soát 7.
Tra cứu một số tài liệu gần đây, tôi chưa tìm được các chỉ số đánh giá kỹ năng thực hành các bước xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ, số liệu báo cáo thống kê thường quy chỉ nêu tỷ lệ ca sinh được áp dụng xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ. Tuy nhiên, kỹ năng thực hiện xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ phát hiện qua nghiên cứu này là đáng lưu ý, vì nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, có thể là nguy cơ làm tăng tai biến sản khoa như băng huyết, lộn tử cung, đứt dây rốn…