Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ thường tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 34 - 36)

2. Cơ sở thực tiễn

3.1.1. Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da

Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh mang lại nhiều lợi ích cho bà mẹ và trẻ sơ sinh với những điểm nổi bật nhất mà các bà mẹ cảm nhận được từ chương trình này là “Cái ôm đầu tiên” ngay khi con mới chào đời, giúp trẻ sơ sinh tránh được giảm thân nhiệt, suy hô hấp,….

Trong chuyên đề của tôi có 100% bà mẹ được thực hiện phương pháp da kề da sau sinh, nhưng chỉ có 42,7% bà mẹ được ôm con đúng và đủ thời gian.

Nghiên cứu của Ngô Thị Minh Hà về “Thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ của hộ sinh tại khoa Đẻ, bệnh viện Phụ Sản Trung ương và một số yếu tố ảnh hưởng năm 2017” có tỷ lệ trẻ được tiếp xúc da kề da tương đồng là 100% 11.

Theo báo cáo đánh giá tại 45 bệnh viện năm 2016 của nhóm EENC Việt Nam là 75% trẻ được da kề da với mẹ trong giờ đầu sau sinh, báo cáo năm 2017 tại 48 bệnh viện tỷ lệ da kề da là 76%. Nghiên cứu của Phó Thị Quỳnh Châu “Đánh giá kết quả chăm sóc thiết yếu sớm cho bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2016” tỷ lệ da kề da với trẻ sơ sinh khỏe mạnh là 91,5% 9.

Theo nghiên cứu của Phó Thị Quỳnh Châu năm 2015­2017 “Đánh giá tổng kết 3 năm thực hiện chương trình chăm sóc thiết yếu sớm cho bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại khoa Đẻ Bệnh viện Phụ Sản Trung ương: Kết quả, thuận lợi, khó khăn” tỷ lệ EENC tại bệnh viện Phụ sản Trung ương là 69,39%, năm 2016 là 59,29%, năm 2015 là 57,33% 8.

Kết quả nghiên cứu của tôi cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Phó Thị Quỳnh Châu do nghiên cứu của Phó Thị Quỳnh Châu được tiến hành tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Có thể nói bệnh viện Phụ sản Hà Nội hàng năm có số lượng bệnh nhân tới sinh khá đông, trên 40.000 ca sinh, số lượng bàn đẻ tại khoa không có nhiều, nhưng các nhân viên y tế đã hết sức cố gắng thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, do số lượng bàn sinh có hạn nên có rất nhiều các bà mẹ đã được ôm con thực hiện da kề da nhưng không đủ 90 phút đầu sau sinh.

Kết quả nghiên cứu Cochrane phân tích gộp 34 thử nghiệm lâm sàng trên 2177 cặp mẹ con về tiếp xúc da kề da cho thấy các trẻ được tiếp xúc trực tiếp da kề da với mẹ ngay sau sinh thì ít khóc hơn so với các trẻ được nhân viên y tế chăm sóc, các bà mẹ cũng cảm thấy dễ dàng cho con bú mẹ hơn trong những tháng đầu sau đẻ, thời gian cho bú cũng lâu hơn, các bà mẹ cũng ghi nhận trẻ gần gũi với mẹ hơn 5, 7:

Tổng hợp 6 nghiên cứu từ các quốc gia đang phát triển, hạ thân nhiệt tăng nguy có tử vong sơ sinh lên gấp 2­6 lần [30], việc trẻ sơ sinh được da kề da với mẹ có thể giúp giữ ấm đứa trẻ, tăng sự gắn kết, đóng góp vào thành công chung của việc nuôi con bằng sữa mẹ, cho ăn sữa non, kích thích hệ thống miễn dịch tiếp

xúc vi khuẩn có lợi, giúp khu trú với hệ da bà mẹ (vi khuẩn thân thiện gia đình) và phòng ngừa hạ đường huyết. Những trẻ không được thực hiện da kề da dễ giảm thân nhiệt có thể gây cho trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu, nhiễm toan, chậm điều chỉnh tuần hoàn từ trạng thái thai nhi sang trẻ sơ sinh, bệnh màng trong (hội chứng suy hô hấp) và chảy máu não 5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ thường tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)