Một số yếu tố liên quan đến stress của điều dưỡng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2020 (Trang 58 - 65)

3.3.1. Kết qu t nghiên cu định lượng

Bng 3.16. Mi liên quan gia mt s yếu t nhân khu hc vi mc độ nguy cơ stress điu dưỡng viên (Kim định Khi bình phương)

Đặc điểm

Mức độ nguy cơ stress

p Thấp Cao N % n % Tuổi <=30 tuổi 52 34,2 100 65,8 0,291 >30 tuổi 52 40,3 77 59,7 Giới Nam 10 35,7 18 64,3 0,881 Nữ 94 37,2 159 62,8

Hôn nhân Chưa kết hôn 31 34,8 58 65,2 0,606 Kết hôn 73 38,0 119 62,0

Qua bảng 3.16 ta thấy về nhóm tuổi, nhóm tuổi từ 30 trở xuống có mức độ

nguy cơ stress cao hơn nhóm lớn hơn 30 tuổi, nghĩa là càng trẻ càng dễ có nguy cơ

bị stress. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Về giới, không có sự khác biệt về tỷ lệ mức độ stress giữa 2 giới nam và nữ (p>0,05). Kết quả này cũng tương đương ở các đặc điểm về hôn nhân của các ĐDV tham gia nghiên cứu.

Bng 3.17. Mi liên quan gia đặc đim quá trình công tác vi mc độ nguy cơ stress điu dưỡng viên (Kim định Khi bình phương)

Đặc điểm

Mức độ nguy cơ stress

P Thấp Cao N % n % Trình độ chuyên môn Dưới Đại học 76 34,2 146 65,8 0,062 TừĐại học trở lên 28 47,5 31 52,5 Thâm niên công tác Dưới 5 năm 44 30,8 99 69,2 0,027 Từ 5 năm trở lên 60 43,5 78 56,5 Khoa làm việc Cấp cứu, Hồi sức 27 32,9 55 67,1 0,363 Khoa khác 77 38,7 122 61,3

Bảng 3.17 cho ta thấy có mối liên quan giữa thâm niên công tác với mức độ

độ nguy cơ stress thấp cao hơn hẳn so với những ĐDV làm việc dưới 5 năm (43,5%). Bên cạnh đó, các ĐDV làm việc ở khoa hồi sức và cấp cứu có nguy cơ

stress cao hơn các khoa khác (67,1%). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ngoài ra các ĐDV có trình độ đại học trở lên có nguy cơ stress thấp hơn những điều dưỡng viên có trình độ dưới đại học mặc dù sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Bng 3.18. Mi liên quan gia đặc đim môi trường làm vic vi mc độ nguy cơ stress điu dưỡng viên (Kim định Khi bình phương)

Đặc điểm

Mức độ nguy cơ stress

P

Thấp Cao

N % n %

Kiêm nhiệm công tác khác Có 16 42,1 22 57,9 0,484 Không 88 36,2 155 63,8 Làm thêm giờ Có 49 31,2 108 68,8 0,023 Không 55 44,4 69 55,6 Nghỉđủ phép Có 98 39,5 150 60,5 0,017 Không 6 18,2 27 81,8 Mức lương thỏa đáng Có 57 47,1 64 52,9 0,002 Không 47 29,4 113 70,6 Số buổi trực/tháng <=8 buổi 84 35,9 150 64,1 0,388 >8 buổi 20 42,6 27 57,4 Cơ sở vật chất Không đạt 9 37,5 15 62,5 0,959 Đạt 95 37,0 126 63,0

Qua bảng 3.18 có thể thấy việc làm thêm giờ là yếu tố liên quan đến mức độ

nguy cơ stress ởĐDV (p<0,05) khi những ĐDV không làm thêm giờ có tỷ lệ stress mức thấp cao hơn so với những ĐDV có làm thêm giờ cảm thấy mức lương phù hợp và nghỉ đủ ngày lễ phép cũng là yếu tố liên quan đến mức độ nguy cơ stress ở ĐDV (p<0,05). Những ĐDV cho rằng mức lương là phù hợp có tỷ lệ stress mức thấp cao hơn so với nhóm còn lại.

Giđịnh khi s dng Hi qui logistic nh phân đa biến:

- Kiểm tra Hosmer and Lemeshow để kiểm tra việc sử dụng mô hình là phù hợp. - Biến phụ thuộc “Mức độ nguy cơ stress” được đưa vào mô hình là nhị phân

thấp và “2” tương ứng với “Nguy cơ cao” với mức độ nguy cơ stress trung bình và cao.

- Trong mô hình các biến độc lập đã được chuyển về nhị phân: Nhóm tuổi, giới tính , tình trạng hôn nhân, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, khoa làm việc, kiêm nhiệm công tác khác, làm thêm giờ, nghỉđủ phép, Mức lương thỏa

đáng, số buổi trực/tháng, cơ sở vật chất.

Bng 3.19. Mô hình hi qui logistic nh phân đa biến (n=281)

Biến Đặc tính B p-value OR 95% CI

Tuổi <=30 tuổi 0,505 0,300 1,656 0,637- 4.305 >30 tuổi

Giới Nam Nữ -0,159 0,734 0,853 0,341- 2,134 Hôn nhân Chưa kết hôn 0,192 0,608 1,212 0,581- 2,527

Kết hôn Trình độ chuyên môn Dưới Đại học 0,654 0,053 1,923 0,991- 3,733 TừĐại học Thâm niên công tác Dưới 5 năm -1,242 0,009 0,289 0,114- 0,734 5 năm trở lên Khoa làm việc Cấp cứu -hồi sức -0,964 0,033 0,381 0,157- 0,925 Khoa khác Kiêm nhiệm công tác Có 0,011 0,978 1,012 0,450- 2,274 Không Làm thêm giờ Có -0,268 0,362 0,765 0,430- 1,361 Không Nghỉđủ phép Có 0,973 0,055 2,646 0,981- 7,139 Không Mức lương thỏa đáng Có 0,676 0,019 1,965 1,116- 3,459 Không Số buổi trực/tháng <=8 buổi -0,854 0,109 0,426 0,150- 1,210 >8 buổi Cơ sở vật chất Không đạt 0,295 0,554 1,343 0,505- 3,572 Đạt (Hằng số) 0,829 0,682 1,117

Từ bảng 3.19 sau khi chạy lại với mô hình hồi qui logistic nhị phân đa biến cho thấy: điều dưỡng làm thêm giờ và không nghỉ đủ ngày phép có nguy cơ mắc stress cao hơn, điều này cũng dễ giải thích do ĐDV làm thêm giờ và không nghỉđủ

này chưa đủ ý nghĩa thống kê (mặc dù kiểm định Khi bình phương cho kết quả có mối liên quan, p< 0,05). Mặt khác đối với yếu tố khoa phòng làm việc khi phân tích

đơn biến chưa đủ ý nghĩa thống kê (kiểm định Khi bình phương p>0,05) nhưng khi

đưa vào chạy lại với mô hình hồi quy logistic nhị phân đa biến cho thấy ĐDV làm ở

các khoa hồi sức- cấp cứu có nguy cơ stress cao hơn các khoa khác với mức ý nghĩa thống kê p= 0,033. Ngoài ra ĐDV có nguy cơ mắc stress cao hơn có mối liên quan với thâm niên công tác và nhận đủ mức lương so với mức độ cống hiến, cụ thể kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm nguy cơ stress cao hơn trên 5 năm (p = 0.009, OR = 2,89); nhận đủ mức lương so với mức độ làm việc có nguy cơ stress thấp hơn không nhận đủ mức lương (p = 0.019, OR = 1,965).

Phương trình hi qui logistic nh phân đa biến được viết như sau:

LnOdd = 0.829 - 1.242*Thâm niên công tác – 0.964*Khoa làm việc + 0.676*Đủ lương.

Bng 3.21: Mc độ gii thích biến nguy cơ stress ca các biến độc lp trong mô hình hi qui logistic đa biến

Kiểm tra Omnibus của Hệ số Mô hình

Khi bình phương Df Ý nghĩa (Sig)

Step 32,677 12 ,001

Block 32,677 12 ,001

Model 32,677 12 ,001

Kiểm tra Hosmer và Lemeshow

1 Khi bình phương Df Ý nghĩa (sig)

8.652 8 0.372

Bảng phân loại

Observed Dự đoán

Nguy cơ thấp Nguy cơ cao Phần trăm chính xác

Nguy cơ thấp 43 61 40.4

Nguy cơ cao 27 150 85.9

Phần trăm chung 69.0

Bảng 3.21 cho thấy, mô hình này cho phép dự báo chính xác 69.0% trường hợp (>50%). Kiểm định Hosmer và Lemeshow với mức ý nghĩa p = 0. 372 ( >0.05) cho thấy mô hình này là phù hợp. Kết quả phân tích hệ số của mô hình Omnibus có p = 0,001 (<0,05) nên mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê.

3.3.2. Kết qu t nghiên cu định tính.

Hp 2. các yếu t v môi trường làm vic nh hưởng đến tình trng stress

“... Đặc thù người bệnh ở khoa đa số là bệnh nhân nặng, diến biến bất thường, ĐDV phải liên tục theo dõi, tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng...”-

ĐDTK –PVS04, ĐDTK –PVS05.

“....Người bệnh tới khoa là bệnh nhân mới vào viện, luôn đòi hỏi giải quyết nhanh, các ĐDV thường xuyên bị người bệnh, người nhà lên án, chỉ trích, đe dọa,

đòi hỏi cao...”- ĐDTK –PVS06.

Bổ sung thêm cho những quan điểm trên, 2 điều dưỡng trưởng khoa cùng chung ý kiến: “... Nguyên nhân stress nghề nghiệp đến từ đa số người bệnh và người nhà gây áp lực, không chịu hợp tác điều trị và đòi hỏi không phù hợp khi chăm sóc...” ĐDTK –PVS02, ĐDTK –PVS03

Các quan điểm của nhóm điều dưỡng viên bị stress cũng có sự tương đồng:

“...ngoài những căng thẳng đến từ người bệnh, các ĐDV còn cảm thấy không an toàn khi làm việc, lo sợ các tình huống không được hỗ trợ kịp thời khi gặp đe dọa tới từ người nhà NB...”- NĐD 27 tuổi –TLN1

“...môi trường bệnh viện với nhiều mầm bệnh lây nhiễm, các ĐDV sợ không

đảm bảo sức khỏe và dễ lây nhiễm mầm bệnh từ người bệnh đến khám và điều trị...” NĐD 25 tuổi –TLN1

Bổ sung thêm quan điểm về những yếu tố dẫn đến stress, các ĐDV nhóm 2 chia sẻ: “....Tình trạng thiếu trang thiết bị, bệnh nhân đòi hỏi không hợp lý và trong quá trình chăm sóc bệnh nhân không tiến triển, mức lương không đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống làm cho ĐDV dễ bị stress...”. NĐD 30 tuổi –TLN2

“...có những lúc các ĐDV mâu thuẫn, tranh cãi với nhau khi bàn giao công việc, đặc biệt là bàn giao công việc giữa các khoa với nhau. Những mâu thuẫn đó làm cho ĐDV khó chịu khi giao tiếp, làm việc...”. NĐD 25 tuổi –TLN2

Về những yếu tố môi trường làm việc liên quan đến stress nghề nghiệp của

ĐDV, đa số điều dưỡng trưởng và các ĐDV đều cho rằng nguyên nhân chủ yếu là tới từđặc thù công việc từng khoa như tiếp xúc với bệnh nhân nặng, diễn biến bất

thường, các bệnh nhân mới vào có đòi hỏi yêu cầu cao không phù hợp. Người nhà bệnh nhân đe dọa, các ĐDV lo sợ an toàn khi làm việc. Mặt khác cũng đến từ vấn

đề thiếu trang thiết bị và mức lương đểđảm bảo nhu cầu cuộc sống của các ĐDV.

Hp 3. các yếu t v ni dung công vic nh hưởng đến tình trng stress

“... Khối lượng công việc nhiều, áp lực công việc chăm sóc cho bệnh nhân nặng. Các ĐDV thường xuyên phải trực 3 ca 3 kíp không có thời gian nghỉ ngơi ...”- ĐDTK –PVS04, ĐDTK –PVS05.

“...Khoa thường xuyên quá tải bệnh nhân, các ĐDV thường xuyên phải chịu áp lực xếp giường cho người bệnh. NB thường xuyên bất mãn gây khó khăn cho công việc ĐDV phải giải thích, chăm sóc....” - ĐDTK –PVS02

Nhóm 1 điều dưỡng viên bị stress cùng thảo luận và chia sẻ: “... Công việc nhàm chán lặp đi lặp lại với khối lượng nhiều, thời gian ở bệnh viện nhiều, các

ĐDV thường xuyên trực 3 buổi/ tuần, không có thời gian giải trí, chăm sóc bản thân...” –TLN1

“...nhiều lúc công việc bị dồn nhiều một lúc, không kịp xử lý nên mọi người phải ở lại làm thêm giờ. Cũng có khi bị giao cả những công việc không liên quan

đến chăm sóc khiến mọi người mệt mỏi, khó chịu...” NĐD 25 tuổi –TLN1

Bổ sung thêm quan điểm về những yếu tố dẫn đến stress, các ĐDV nhóm 2 chia sẻ: “...Công việc giấy tờ, sổ sách nhiều khiến ĐDV mất nhiều thời gian không kịp giải quyết các công việc chăm sóc nên thường xuyên phải làm thêm giờđể hoàn thành. Kíp trực 24h với nhiều bệnh nhân làm cho ĐDV mệt mỏi, căng thẳng giải quyết các công việc sau ca trực...”. –TLN2

Các chia sẻ ý kiến chủa điều dưỡng trưởng và điều dưỡng viên về các yếu tố

xoay quanh nội dung công việc có thể dẫn đến stress nghề nghiệp của ĐDV là khối lượng công việc quá nhiều, quá tải bệnh nhân khiến cho điều dưỡng không đủ thời gian làm việc nên phảm làm thêm giờ. Công việc nhàm chán diễn ra liên tục, giấy tờ sổ sách quá nhiều chiếm phần lớn thời gian làm việc, các ca trực 24 giờ và chạy tua liên tục khiến ĐDV không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí chăm sóc bản thân.

giao những công việc không liên quan làm cho ĐDV khó chịu, mệt mỏi cũng là những yếu tố gây nên stress cho ĐDV.

Hp 4. các yếu t v cá nhân ĐDV nh hưởng đến tình trng stress

Đa số các điều dưỡng trưởng được phỏng vấn đều chia sẻ giống nhau về yếu tố cá nhân dẫn đến stress ở ĐDV: “...Các ĐDV còn trẻ, còn ít kinh nghiệm dễ gặp stress. Trước các tình huống tiếp xúc với NB và người nhà NB các ĐDV mới chưa có kinh nghiệm để xử lý...”- ĐDTK –PVS06

“...Các ĐDV mới làm việc chưa thích nghi được với áp lực công việc tại khoa nên dễ gây stress...”- ĐDTK –PVS05

“... Năng lực làm việc, xử lý, sắp xếp công việc hợp lý còn hạn chế dẫn đến các ĐDV gặp khó khăn khi làm việc, mất nhiều thời gian để giải quyết dễ dẫn đến stress do không tìm được hướng giải quyết...”- ĐDTK –PVS03

“Những trường hợp người bệnh trở nặng, ĐDV rất lo lắng nên phải xử trí, chăm sóc như thế nào cho hiệu quả nhất, nhiều khi NB nặng mình chăm sóc hết khả

năng rồi nhưng hiệu quả lại không được như mong muốn làm cho ĐDV cảm thấy rất buồn, ám ảnh và lo lắng nên giải thích với gia đình người bệnh như thế nào để

họ hiểu” NĐD 26 tuổi -TLN1

“Tại khoa rất nhiều mặt bệnh , đòi hỏi kiến thức rất là rộng, nhiều khi người bệnh hỏi mà ĐDV không trả lời được hoặc trả lời không được như mong muốn thì cảm thấy rất là bị áp lực” NĐD 25 tuổi –TLN2

“...Điều dưỡng trẻ, điều dưỡng đang trong tua trực là những người dễ bị

stress nhất vì áp lực khi trực cao, điều dưỡng còn trẻ nên năng lực xử lý tình huống còn hạn chế...”- TLN2, TLN1

Nhóm yếu tố tới từ bản thân người điều dưỡng được các điều dưỡng trưởng và

ĐDV chia sẻ khá giống nhau. Đa số đều cho rằng điều dưỡng mới, còn trẻ ít kinh nghiêm làm việc. Các ĐDV mới chưa thích nghi được với áp lực công việc, năng lực xử lý còn bị hạn chế và sắp xếp công việc chưa phù hợp là những yếu tố gây nên stress ở ĐDV. Ngoài ra các yếu tố về tâm lý của ĐDV trước những khó khăn trong công việc như không giải đáp được thắc mắc cho NB hay chăm sóc không đạt

được hiệu quả như mong muốn, thậm chí là nhìn thấy NB đau đớn cũng ảnh hưởng

đến tâm lý người ĐDV gây nên stress. Mặt khác một số ý kiến của điều dưỡng viên cho rằng ĐD đang trong ca trực có nguy cơ mắc stress cao hơn các điều dưỡng không trực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2020 (Trang 58 - 65)