Thực trạng stress nghề nghiệp của ĐDV tại Bệnh viện đa khoa tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2020 (Trang 66 - 75)

Phú Yên.

4.1.1. Mc độ nguy cơ stress ca điu dưỡng trong nhóm đối mt vi cái chết ca người bnh

Điều dưỡng là một nghề nghiệp đặc biệt vì công việc của người điều dưỡng dựa trên hoạt động thể chất, tâm lý, cảm xúc của con người [31]. Việc thường xuyên chứng kiến cơn đau, sự chịu đựng của NB. Thậm chí là người chứng kiến cái chết của NB và sự mất mát của gia đình NB. Những việc đó làm thay đổi cảm xúc, tâm lý và gây ra stress ở người ĐDV.

Bảng 3.4 cho thấy mức độ nguy cơ stress của ĐDV ở nhóm đối mặt với chết của NB là trung bình (Điểm trung bình Stress là 2,11 với độ lệch chuẩn 0,48). Đa số

các tình huống trong nhóm đối mặt với cái chết của NB gây cho ĐDV nguy cơ

stress trung bình. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tình huống liên quan đến NB tử vong khiến ĐDV thường xuyên gặp stress. Đó là chứng kiến NB tử vong chiếm 34,2%, cảm giác bất lực khi không cứu được NB với 29,5%, chứng kiến NB mà mình có mối quan hệ thân thiết tử vong là 25,3%. Đặc biệt đối với tình huống chứng kiến sự

chịu đựng của NB, có tới 34,9% ĐDV thường xuyên gặp stress và 56,9% ĐDV thỉnh thoảng gặp stress. Đây là những con số đáng báo động vì tỉ lệ ĐDV thường xuyên gặp stress ở những tình huống này chiếm tỉ lệ khá cao, thậm chí có những tình huống chiếm tới 1/3 số lượng ĐDV. Tình huống gây cho ĐDV ít stress nhất là bác sĩ không có mặt khi NB tử vong với điểm trung bình stress là 1,77 ±0,87 với phân mức nguy cơ stress ở mức thấp. Tỉ lệĐDV chưa bao giờ gặp stress trong tình huống này là 48% và thỉnh thoảng stress là 30,2%. Nghiên cứu của chúng tôi có sự

tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Mai trên điều dưỡng vừa học vừa làm tại trường đại học Thăng Long và Thành Tây trên các tình huống chứng kiến

NB tử vong (X±SD= 2,37±1,69), chứng kiến sự chịu đựng của NB (X±SD =2,05 ±1,09) [8]. Các ĐDV tại bệnh viện Nhi Trung Ương trong nghiên cứu của Trần Văn Thơ cũng thường xuyên gặp stress với các tình huống tương tự là chứng kiến NB trải qua những cơn đau với điểm trung bình 2,36 ±0,70, làm các thủ thuật gây đau

đớn cho NB và cảm giác bất lực khi không cứu được NB với điểm trung bình lần lượt là 2,29 ±0,76 và 2,17±0,65 [13].

Thực tế cho thấy rằng khi chứng kiến cái chết và sựđau đớn của người khác con người đều nảy sinh cảm giác đồng cảm, trong khi đó người ĐDV thường xuyên phải chứng kiến cái chết của người hàng ngày mình đặt tâm huyết vào chăm sóc. Phải là nguời thông báo với NB về cái chết đang đến dần với họ, thậm chí những NB đó có thể là người quen, ruột thịt. Những tình huống xảy ra thường xuyên đó có thể khiến cho người ĐDV ám ảnh, thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và gây nên stress đối với họ. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu trên

điều dưỡng làm việc tại bệnh viện công Jima, tây nam Ethiopia năm 2016 ở các tình huống chứng kiến NB tử vong (ĐTB: 2,87±1,04) và chứng kiến NB đau đớn (ĐTB: 2,61±1,05) [19]. Mặc dù các chỉ số này ở Việt Nam thấp hơn nhưng vẫn ở tình trạng

đáng báo động cần phải can thiệp đểổn định tinh thần, cảm xúc cho ĐDV để không

ảnh hưởng đến công việc.

4.1.2. Mc độ nguy cơ stress ca điu dưỡng trong nhóm mâu thun vi bác sĩ

Bác sĩ và điều dưỡng là có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời trong quá trình hồi phục của NB. Chính vì mối quan hệ đó nên trong công việc sẽ không thể

tránh khỏi những lúc bất đồng, tranh cãi, thậm chí một số người còn tồn tại quan

điểm điều dưỡng là phụ tá cho bác sĩ dẫn tới các tình huống mâu thuẫn với nhau khiến ĐDV gặp stress. Bảng 3.5 trong nghiên cứu thể hiện có 2 tình huống gây nguy cơ stress cho ĐDV ở mức độ trung bình là bị chỉ trích bởi bác sĩ (ĐTB: 2,12 ±0,62) và ra quyết định liên quan đến người bệnh khi không có mặt bác sĩ (ĐTB: 2,1±0,66) còn lại là các tình huống gây nguy cơ stress ở mức độ thấp với tần suất gặp stress chủ yếu là không bao giờ và thỉnh thoảng.

Nghiên cứu của chúng tôi có chỉ số stress cao hơn hẳn nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Mai. Các tình huống bị bác sĩ phê bình là 1,2±1,02, ra quyết định khi không có mặt bác sĩ 1,05 ± 0,90 [8]. Chỉ số của 2 tình huống trên trong nghiên cứu cao hơn chỉ số trong nghiên cứu của Trần Văn Thơ tại Nhi trung ương nhưng ở các tình huống khác lại thấp hơn. Cụ thể là trong nghiên cứu của Trần Văn Thơ, chỉ số

stress mâu thuân với bác sĩ là 1,87 ±0,63 và tranh cãi về phương pháp điều trị là 1,75 ±0,58. Trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 1,71±0,76 và 1,74±0,70 [13]. Mặc dù có sự hơn kém nhau ởở chỉ số của từng tình huống nhưng cho thấy rằng mâu thuẫn giữa bác sĩ và điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh gây stress ở các ĐDV. Để mang lại kết quả tốt nhất cho NB cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và ĐDV. Vì vậy cần có những biện pháp giải quyết các tình huống gây stress cho ĐDV đểđảm bảo công tác chăm sóc NB được tốt nhất.

4.1.3. Mc độ nguy cơ stress ca điu dưỡng trong nhóm vn đề chưa có s chun b v mt cm xúc

Kết quả bảng 3.6 chỉ ra nhóm các vấn đề về chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc, đa số các ĐDV thỉnh thoảng gặp stress. Đối với vấn đề không đủ khả năng hỗ

trợ tâm lý cho gia đình NB, điểm trung bình stress là 1,92 ±0,54 cao hơn nghiên cứu của Trần Văn Thơ là 1,84 ±0,61 nhưng thấp hơn hẳn nghiên cứu ở Tây Nam Ethiopia là 2,20 ±0,89. Bị hỏi về vấn đề mà không có câu trả lời thỏa đáng có điểm trung bình stress là 1,99 ±0,55 thấp hơn nghiên cứu của Trần Văn Thơ là 2,10 ±0,68 và nghiên cứu ở Tây Nam Ethiopia là 2,15 ±0,90. Điểm trung bình stress về cảm giác không đủ khả năng hỗ trợ tâm lý cho NB là 1,95 ±0,51 tương đồng với nghiên cứu của Trần Văn Thơ là 1,97±0,57 [13], và nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Mai là 1,03 ±0,82 [8]. Điểm trung bình chung cho nhóm vấn đề chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc là 1,95 ±0,37 tương ứng với mức độ nguy cơ stress thấp. Kết quả này có sự

tương đồng với nghiên cứu của Tăng Thị Hảo tại bệnh viện Nhi Thái Bình là 1,83±0,10 [4]. Tuy nhiên chỉ số này ở Việt Nam thấp hơn hẳn ở Ethiopia là 2,22 ±0,86. Nhìn chung các chỉ số stress này trong nghiên cứu có sự tương đồng và ở

và người nhà NB. Nghiên cứu có sự khá tương đồng với nghiên cứu trong nước chứng minh được chương trình đào tạo đã có sự cải tiến để chăm sóc cho NB một cách toàn diện về thể chất, tinh thần chứ không chỉđơn thuần là chăm sóc thể chất như trước đây. Nghiên cứu trong nước có các chỉ số thấp hơn ở Ethiopia chứng tỏ

ngành đào tạo điều dưỡng có bước phát triển, các ĐDV trong nước có đủ năng lực tự tin trong công tác chăm sóc người bệnh [19].

4.1.4. Mc độ nguy cơ stress ca điu dưỡng trong nhóm vn đề liên quan đến đồng nghip

Qua kết quả từ bảng 3.7, đa số các ĐDV chỉ thỉnh thoảng gặp stress thậm chí là không bao giờ gặp stress đối với các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp. Một số

tình huống còn ghi nhận được không có bất cứĐDV nào vô cùng stress đối với tình huống xảy ra đó là khó làm việc với điều dưỡng khác giới và thiếu cơ hội để bày tỏ

với đồng nghiệp khác trong khoa về các cảm xúc tiêu cực của bản thân đối với người bệnh. Các tình huống khác trong nhóm cũng ghi nhận mức độ vô cùng stress <1%. Điều này thể hiện mối quan hệ tốt giữa các điều dưỡng viên. Điều này tạo

điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp chăm sóc người bệnh của các điều dưỡng mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Tất cả các vấn đề trong nhóm liên quan đến đồng nghiệp đều có phân mức nguy cơ stress ở mức thấp. Tuy nhiên có một số tình huống có điểm trung bình stress cao hơn hẳn các nhóm khác cảnh báo stress đối với ĐDV cần được quan tâm giải quyết để không ảnh hưởng đến công việc đó là thiếu cơ hội chia sẻ với đồng nghiệp cùng khoa có điểm trung bình 1,93 ±0,49, tiếp đó là khó làm việc với điều dưỡng khác khoa có điểm trung bình là 1,92 ±0,62. Điều này có thể lý giải do công việc quá nhiều khiến các ĐDV không có thời gian chia sẻ với nhau. Mặt khác mặc dù tính chất công việc giống nhau nhưng đặc thù giữa các khoa vẫn có những nét

đặc trưng. Chính vì vậy việc các ĐDV thỉnh thoảng gặp stress trong khi làm việc với các điều dưỡng khoa khác là điều dễ hiểu. Mặc dù vậy phân mức nguy cơ stress chung cho nhóm ở mức thấp với điểm trung bình stress là 1,82 ±0,36. Đây là chỉ số

stress thấp nhất trong 8 nhóm của thang đo stress ENSS. Tính chất công việc giống nhau, cùng ngành có sự cảm thông, thấu hiểu lẫn nhau nên việc các ĐDV ít gặp stress trong nhóm vấn đề liên quan đến đồng nghiệp là điều hợp lý.

4.1.5. Mc độ nguy cơ stress ca điu dưỡng trong nhóm vn đề liên quan đến cp trên

Mức độ nguy cơ stress của ĐDV trong nhóm vấn đề liên quan đến cấp trên nghiên cứu được ở mức độ thấp với điểm trung bình stress là 1,91 ±0,42 thể hiện trong bảng 3.8. Trong đó việc chịu trách nhiệm về những việc ngoài nghĩa vụ có

điểm trung bình stress cao nhất là 2,30 ±0,69. Cụ thể quan sát được 55,2% ĐDV thỉnh thoảng gặp stress và có tới 31,3% ĐDV thường xuyên gặp stress. Nghiên cứu cũng ghi nhận được điểm trung bình stress đối với việc bịĐDT bệnh viện phê bình là 1,91 ±0,42, bịđiều dưỡng trưởng khoa phê bình là 2,02 ±0,70. Vấn đề thiếu sự hỗ

trợ của ĐDT có điểm trung bình stress là 1,81±0,61 và mâu thuẫn với điều dưỡng trưởng là 1,72±0,70. Nghiên cứu của chung tôi có chỉ số thấp hơn tại Ethiopia ở các mục thiếu sự hỗ trợ của ĐDT (2,12±1,04) và mâu thuẫn với ĐDT (2,14±1,04) [18]. Ngoài ra nghiên cứu của Trần Văn Thơ tại Nhi trung ương cho các chỉ số stress về

mâu thuẫn với ĐDT và bị ĐDT phê bình lần lượt là 1,79±0,62 và 1,88 ±0,59 [13],[19].

Kết quả trên có thể lý giải do các ĐDT là những điều dưỡng có nhiều kinh nghiệm, yêu cầu cao trong công tác chăm sóc người bệnh. Chịu áp lực cao từ phía người bệnh và cấp trên nên khắt khe trong công tác chuyên môn và quản lý rèn luyện điều dưỡng viên đặc biệt là các ĐDV trẻ mới làm việc còn ít kinh nghiệm. Các nguyên nhân khác có thể do sự phân công công việc chưa hợp lý, phù hợp cho các ĐDV. Yêu cầu các ĐDV làm những công việc ngoài chuyên môn, nghĩa vụ của mình. Để giải quyết tình trạng này cần thay đổi trong cách quản lý, bố trí công việc phù hợp. Đồng thời các ĐDT tích cực làm gương cho ĐDV, cần khuyến khích, hỗ

trợĐDV làm việc. Không phê phán, chỉ trích nặng nề các ĐDV khi mắc lỗi mà tìm cách phòng ngừa, khắc phục hỗ trợ các ĐDV. Chỉ có tạo được môi trường làm việc

thân thiện, cởi mở giữa các ĐDV và giám sát cũng như lãnh đạo thì mới giảm được stress cho ĐDV giúp ĐDV làm việc tốt nhất.

4.1.6. Mc độ nguy cơ stress ca điu dưỡng trong nhóm vn đề vn đề khi lượng công vic

Nghiên cứu ghi nhận được trong bảng 3.9 mức độ nguy cơ stress của ĐDV về

nhóm vấn đề liên quan đến khối lượng công việc ở mức độ trung bình với điểm trung bình stress là 2,1 ±0,40. Đây là vấn đề có điểm trung bình cao thứ 3 sau vấn

đềđối mặt với cái chết người bệnh 2,11±0,48 và vấn đề người bệnh đối và gia đình NB 2,45 ±0,46. Tần suất stress của các ĐDV cao nhất ở mức độ thỉnh thoảng và thường xuyên gặp stress, có tới 7/9 tiểu mục gây cho ĐDV stress ở mức độ trung bình chứng tỏ khối lượng công việc là một trong những nguyên nhân gây stress phổ

biến ởĐDV. Vấn đề gây stress cao nhất trong nhóm công việc là quá nhiều nhiệm vụ không liên quan đến công việc chính (2,26 ±0,71) sau đó tới các vấn đề không

đủ nhân viên làm việc trong khoa (2,20±0,62), không đủ thời gian đáp ứng nhu cầu của gia đình NB (2,18±0,56), và không đủ thời gian hỗ trợ tinh thần cho người bệnh (2,16±0,59).

Nghiên cứu của chúng tôi có chỉ số stress thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị

Ngọc Mai với vấn đề không đủ nhân viên làm việc trong khoa có điểm trung bình stress là 2,52 ±1,27 và làm quá nhiều nhiệm vụ không liên quan đến công việc chính 2,18±1,39. Nghiên cứu của Trần Văn Thơở Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận các chỉ số stress ở mức cao đối với các vấn đề liên quan đến khối lượng công việc đó là không đủ nhân viên làm việc trong khoa 2,43±0,86, không đủ thời gian hỗ trợ tinh thần cho NB 2,20±0,68 và quá nhiều nhiệm vụ không liên quan đến công việc chính 2,15±0,72 [8],[13].

Thực tế là khối lượng công việc là nguyên nhân gây stress không chỉ riêng ngành nghề nào. Đối với ngành điều dưỡng lại càng cao vì tính chất công việc liên quan đến sức khỏe con người. Việc quá tải bệnh nhân dẫn tới công việc nhiều lên. Trong khi đó với áp lực tự chủ, bệnh viện không thể tuyển dụng quá nhiều nhân

viên dẫn đến mỗi ĐDV đều phải làm việc tăng lên vì không đủ nhân viên làm việc trong khoa. Khối lượng công việc nhiều và áp lực công việc cao làm cho các ĐDV không có thời gian để hỗ trợ tinh thần và đáp ứng các nhu cầu khác của NB và gia

đình NB dẫn đến NB có thể không hài lòng, gây mâu thuẫn với các ĐDV. Đây cũng là thực tế của nhiều bệnh viện dẫn đến stress cho ĐDV. Mặt khác quá nhiều công việc giấy tờ, sổ sách và các nhiệm vụ không liên quan đến chăm sóc làm ĐDV càng mất nhiều thời gian để xử lý, gây áp lực lên việc thực hiện công việc chính. Việc chỉ

phải làm công việc chính và yêu thích sẽ hạn chếđược các stress mang tới từ công việc. Đây là điều dễ hiểu không chỉ riêng ngành nghề nào. Chính vì vậy Bệnh viện cần hệ thống lại quản lý công việc để giảm tải các công việc không liên quan, hạn chế các công việc giấy tờ, có thể phân công nhiệm vụ chuyên biệt như sử dụng các thư ký y khoa để giảm tải các công việc ngoài chăm sóc giúp ĐDV tập trung vào công việc chăm sóc NB, mang lại hiệu quả cao, nâng mức độ hài lòng NB lên.

4.1.7. Mc độ nguy cơ stress ca điu dưỡng trong nhóm vn đề không chc chn v hướng điu tr người bnh

Thực tế cho thấy rằng ĐDV trong quá trình làm việc gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn tới từ những trường hợp khách quan và chủ quan liên quan đến hướng điều trị cho NB và điều đó dẫn đến stress cho ĐDV. Các khó khăn có thể gặp phải là việc trao đổi, bàn giao bệnh nhân giữa bác sĩ và điều dưỡng, không phải lúc nào ĐDV cũng có đầy đủ thông tin về tình trạng người bệnh. Bên cạnh đó có những trường hợp bệnh nhân nặng, diễn biến nhanh mà bác sĩ không có mặt (như có quá nhiều NB diễn biến, bác sĩ không bao quát hết được, vận chuyển NB từ khoa này sang khoa khác không có bác sĩ đi cùng...). Đối với những trường hợp đó, người

ĐDV phải xử lý dựa trên kinh nghiệm, năng lực của chính mình. Rất nhiều ĐDV sợ

gây ra lỗi trong quá trình xử trí và cảm thấy năng lực của mình không xử lý được,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2020 (Trang 66 - 75)