Một số biểu hiện của stres sở điều dưỡng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2020 (Trang 75 - 85)

Stress là một kích thích tác động mạnh vào con người, là phản ứng sinh lý và tâm lý của con người đối với tác động đó [10]. Chính vì vậy khi bị stress, con người sẽ biểu hiện một số dấu hiệu về mặt thể chất và tâm lý. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhằm mục đích khai thác tốt nhất các biểu hiện của stress trên ĐDV, chúng tôi chia các biểu hiện stress ra thành 4 nhóm là biểu hiện về mặt thực thể, tinh thần, cảm xúc và hành vi.

4.2.1. Biu hin stress v cơ th ca điu dưỡng viên

Biểu hiện về mặt thực thể là biểu hiện rõ ràng, dễ nhận biết, tuy nhiên lại dễ

nhầm lẫn với các biểu hiện thực thể của nhiều bệnh khác. Trong nghiên cứu của chúng tôi thể hiện ở bảng 3.13, các biểu hiện stress về mặt thực thể mà ĐDV nhận thấy được ở mức độđôi khi mắc phải chiếm đa số. Phần lớn các ĐDV cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu với 40,6% ĐDV mắc ở mức độ thường xuyên và 2,8% ở mức độ rất thường xuyên. Tiếp đến là các biểu hiện đau cổ, vai gáy và thắt lưng với tỉ lệ ĐDV cảm thấy ở mức độ thường xuyên là 27,8% và 5% ĐDV cảm thấy ở mức độ rất thường xuyên. Các ĐDV thường xuyên cảm thấy khô miệng, chán ăn, khó tiêu chiếm 11% và 1,8% ở mức độ rất thường xuyên. Dấu hiệu mạch nhanh, tăng tiết mồ hôi khi không gắng sức chỉ xuất hiện thường xuyên ở 6,4% và rất thường xuyên là 2,8% ở các ĐDV. Các biểu hiện thực thể xuất hiện ở mức độ thường xuyên gặp khá cao. Điều này dễ gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả làm việc của ĐDV. Phỏng vấn và thảo luận ở các ĐDV cũng nhận được kết quả khá tương đồng khi đa số ĐDV đều cho rằng khi bị stress họ thường cảm thấy mệt mỏi. Nghiên cứu của chung tôi có chỉ số cao hơn nghiên cứu của Phạm Thị Hằng cùng cộng sự tại BVĐK tỉnh Nam Định. Các chỉ số về mức độ thường xuyên cảm thấy ở các biểu hiện stress của Phạm Thị Hằng cùng cộng sự ở nhịp tim nhanh, huyết áp tăng là 1,9%, đổ nhiều mồ hôi là 7,1%, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ là 7,6%, miệng khô, chán ăn, ăn không ngon là 8,9% và đau các khớp là 8,2% [5]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh tại BV Sản- Nhi tỉnh Bắc Giang trên các điều dưỡng, NHS

chỉ ra có 28,3% có biểu hiện khô miệng [1]. Một nghiên cứu định tính về triệu chứng stress giữa các ĐDV trong nhóm y tế chống Ebola đầu tiên của Trung Quốc chỉ ra các biểu hiện về cơ thể tương tự. Cụ thể là chán ăn là biểu hiện phổ biến được ghi nhận ở 7/10 ĐD tham gia: “Tôi bị mất cảm giác ngon miệng, bị đầy bụng và thường xuyên bị táo bón” [29]. Mệt mỏi và đau đầu dữ dội là những biểu hiện stress tìm được trong một nghiên cứu định tính tiến hành trên 20 ĐDV làm việc tại khoa ICU của một bệnh viện đại học ở Natal [39]. Các chỉ số trong nghiên cứu của chúng tôi mặc dù cao hơn hay thấp hơn các nghiên cứu tương tự tuy nhiên không loại trừ

trường hợp có thể nhầm lẫn vơi biểu hiện của các bệnh khác mà ĐDV đang mắc phải. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu cũng phản ánh công việc điều dưỡng vất vả, thường xuyên thức đêm, thực hiện hoạt động trái với giờ sinh lý dẫn đến xuất hiện các biểu hiện về mặt thực thể như một hệ quả liên hệ trực tiếp với stress, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của ĐDV và chất lượng cung cấp dịch vụ y tế của họ.

4.3.2. Biu hin stress v tâm thn ca điu dưỡng viên

Khi bị stress ngoài các biểu hiện về mặt thực thể, các ĐDV còn bịảnh hưởng về tinh thần. Điều này dễ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, khả năng tập trung trong công việc và dễ dẫn đến sai sót trong khi làm việc. Nghiên cứu ghi nhận có 30,6% ĐDV thường xuyên mất ngủ và 2,5% ĐDV gặp rất thường xuyên. Đối với biểu hiện lo lắng, chán nản buồn rầu thì có 18,2% ĐDV than phiền ở mức độ

thường xuyên và 1,4% gặp ở mức độ rất thường xuyên và đặc biệt có tới 41,3%

ĐDV thường xuyên cảm thấy giảm tập trung, giảm trí nhớ. Đây là con sốđáng báo

động vì công việc điều dưỡng đòi hỏi khả năng tập trung cao, mọi sai sót dù nhỏ

nhất đều có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, các nhà quản lý điều dưỡng cần có những biện pháp đối khó, khắc phục để ĐDV hạn chếđược stress trong công việc. Kết quả thu được ở giai đoạn nghiên cứu

định tính phản ánh khá tương đồng với kết quả phân tích định lượng. Đa số các

ĐDT được phỏng vấn đều có chung nhận định là các ĐDV bị stress có các biểu hiện như cáu gắt với người bệnh và đồng nghiệp và thiếu tập trung trong quá trình làm việc. Đấy cũng là những ý kiến thu được khi tiến hành thảo luận nhóm các ĐDV bị

stress. Nghiên cứu của Phạm Thị Hằng cùng cộng sự ghi nhận biểu hiện lo lắng, chán nản, buồn rầu ở tần suất 61,4% đôi khi gặp và 4,4% thường xuyên gặp ởĐDV.

Đối với vấn đề mất ngủ thì có 59,5% ĐDV đôi khi cảm thấy và 7,6% thường xuyên cảm thấy [5]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh cho thấy biểu hiện chán nản, thất vọng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các biểu hiện về stress. Tỷ lệĐDV ghi nhận

được là 34,8% [1]. Các ĐDV chống Ebola đầu tiên của Trung Quốc liệt kê mất ngủ

là một trong những biểu hiện phổ biến nhất khi họ bị stress. Cụ thể là “Tôi thường ngủ chỉ sau nửa đêm. Tình trạng này xảy ra 5 hoặc 6 ngày mỗi tuần. (điều dưỡng E)”. Ngoài ra các biểu hiện lo lắng, không tập trung được vào công việc cũng được ghi nhận phổ biến ở các ĐDV “Tôi luôn lo lắng, với nhiều lo lắng. Tôi dễ dàng quên những gì tôi đã làm. (Điều dưỡng C)”[29].

4.3.3. Biu hin stress v ri lon cm xúc ca điu dưỡng viên

Các biểu hiện về mặt thể chất, tinh thần mặc dù dễ nhận biết nhưng lại dễ bị

nhầm lẫn, ảnh hưởng của nhiều bệnh khác. Chính vì vậy ngoài các biểu hiện về mặt thể chất tinh thần, khi đánh giá tình trạng stress, cần quan tâm đến các biểu hiện về

mặt tâm lý, cảm xúc. Nghiên cứu các biểu hiện stress về mặt cảm xúc ghi nhận trong bảng 3.14 có 36,3% ĐDV thấy mình khó tính, cáu gắt thường xuyên, 11,7% thường xuyên thấy dễ xúc động, hoảng loạn và 13,5% ĐDV thường xuyên nôn nóng, sốt ruôt, thiếu kiên nhẫn. Ở cả 3 biểu hiện về mặt cảm xúc đều ghi nhận được 0,4% ĐDV cảm thấy ở mức độ rất thường xuyên. Các biểu hiện về mặt cảm xúc tương tự trong nghiên cứu ở BV Sản Nhi Bắc Giang như không có hứng thú chiếm 28,3%, lo lắng chiếm 26,8%, không có cảm xúc tích cực là 20,7% [1]. Các biểu hiện này trong nghiên cứu của Phạm Thị Hằng và cộng sự ghi nhận được chủ yếu ở

mức độ thỉnh thoảng gặp phải. Có 4,4% ĐDV khó tính, cáu gắt, 1,9% ĐDV dễ xúc

động, hoảng loạn và 1,3% ĐDV nôn nóng, thiếu kiên nhẫn ở mức độ thường xuyên [5]. Kết quả này chứng tỏ điều dưỡng ở trong nghiên cứu của chúng tôi có mức độ

stress cao hơn hẳn và các biểu hiện stress ở mức độ nghiêm trọng hơn. Đây cũng là tình trạng cần được các cấp quản lý BV quan tâm giải quyết vì các ảnh hưởng về

mặt tâm lý sẽảnh hưởng quá trình chăm sóc cũng như giao tiếp của ĐDV với NB và gia đình NB gây những mâu thuẫn, không hài lòng không đáng có xảy ra.

4.3.4. Biu hin stress v ri lon hành vi ca điu dưỡng viên

Khi bị stress, các ĐDV sẽ có xu thế giải tỏa, biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành vi ứng xử với bản thân và mọi người xung quanh. Chính những hành vi đó làm mọi người dễ nhận biết một người đang bị stress và nhiều lúc chính những hành vi

đó gây nên những xung đột, những tác động xấu không chỉđối với bản thân người

ĐDV mà còn cả các mối quan hệ xung quanh họ. Mặc dù vậy ghi nhận của nhóm nghiên cứu về các biểu hiện stress về mặt hành vi trong bảng 3.15 cho thấy. Đa số

các ĐDV thể hiện ở mức độ đôi khi và không bao giờ thể hiện. Ở mức độ thường xuyên gặp phải ghi nhận được tần suất khá thấp các ĐDV mắc phải. Cụ thể là: Gây sự với người xung quanh với 1,4%; Thường xuyên mắc lỗi 2,5%; Phản ứng thái quá với mọi vấn đề là 4,3%; Tự cô lập, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh là 2,5%; Xuất hiện thói quen tiêu cực như hút thuốc, uống rượu là 3,6%. Trong tất cả các hành vi chỉ có hành vi xuất hiện thói quen tiêu cực là ghi nhận thêm 1 trường hợp chiếm 0,4% ĐDV xảy ra ở mức độ rất thường xuyên. Các chỉ số của chúng tôi có sự

tương đồng với chỉ số có được từ nghiên cứu của Phạm Thị Hằng và cộng sự là 1,9% ĐDV thường xuyên gây gổ, gây sự, 1,3% ĐDV sống khép mình với mọi người xung quanh, 1,9% ĐDV hút thuốc uống rượu nhiều hơn [5]. Nghiên cứu của nhóm ĐDV Trung Quốc thì các triệu chứng hành vi chủ yếu là suy nghĩ tiêu cực và tự nghi ngờ. Đây là kết quả có được từ phỏng vấn 10 ĐDV. Các ĐDV cho rằng “Tôi

cảm thấy rằng trong khoảng thời gian đó, tôi là một kẻ gây rối với những cuộc nói chuyện bất tận và hành vi chậm chạp”, hay “Tôi không biết tại sao tôi lại khóc rất nhiều trong nhiệm vụ viện trợ. Tôi đã khóc vì nhìn thấy người khác sau khi tôi gọi cho gia đình mình. Tôi cũng đã khóc nếu tôi không thể ngủ hoặc có những hiểu lầm với các đồng nghiệp của tôi. Trước đây tôi không cư xử như vậy.” Phỏng vấn các

ĐDV tại khoa ICU của bệnh viện đại học ở Natal cho thấy nóng tính và cư xử thô lỗ

với người khác là những biểu hiện hành vi thường thấy ở ĐDV đang stress [29],[39]. Tóm lại các ĐDV mặc dù bị stress và có các biểu hiện khá thường xuyên

về mặt thực thể, tâm lý nhưng đều biết kiềm chế để không bộc phát ra các hành vi không tốt. Mặc dù đây là sự thích nghi, cố gắng dung hòa với stress của các ĐDV nhưng việc kiềm chế hành vi lâu ngày sẽ dấn đến những bộc phát trong các trường hợp mà nhân tố stress tác động mạnh. Chính vì vậy các cấp quản lý BV cũng cần có những giải pháp để giải quyết và hạn chế các tình huống gây stress xảy ra.

4.4. Một số yếu tố liên quan đến stress của điều dưỡng viên

Stress nghề nghiệp là sự tương tác giữa môi trường công việc đặc điểm của nhân viên, yêu cầu công việc thêm và những áp lực khiến người đó không thể làm nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả [1]. Tuy vậy nguyên nhân chính của tình trạng stress vẫn chưa được xác định rõ ràng. Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học

đã chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng stress với các yếu tố cá nhân, gia đình, nghề

nghiệp, xã hội…Trong nghiên cứu này chúng tôi cố gắng đi sâu tìm hiểu tập trung khai thác vào các yếu tố nội dung công việc, môi trường làm việc và các yếu tố cá nhân ĐDV. Ngoài ra các yếu tố về nhân khẩu học được đưa vào phân tích để thấy

được sự khác biệt giữa các vùng miền nghiên cứu.

4.4.1. Mt s yếu t v môi trường làm vic nh hưởng đến tình trng stress ca điu dưỡng viên

Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) xác định các yếu tố gây stress nghề nghiệp vào năm 1984, đó là sự tương tác giữa môi trường làm việc, nội dung công việc,

điều kiện tổ chức với năng lực, nhu cầu, văn hóa công việc cá nhân của người lao

động [36]. Môi trường làm việc bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, các dụng cụ trang bị bảo hộ lao động, diện tích và điều kiện nơi làm việc, đãi ngộ trong công viêc. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh còn có các nguy cơ như tiếp xúc với các tác nhân độc hại, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, các đặc trưng của khoa làm việc và những tác động từ khách hàng là những NB và gia đình NB. Các phát hiện của nghiên cứu này cho thấy, nhóm yếu tố môi trường làm việc là yếu tố phổ biến ảnh hưởng đến stress nghề nghiệp ởđiều dưỡng.

Các ý kiến ở hộp 2 cho thấy rõ những khó khăn trong môi trường làm việc mà

điều dưỡng gặp phải chủ yếu do đặc trưng của từng khoa. Các khoa đặc thù như gây mê hồi sức và hồi sức tích cực chống độc thì ĐDV luôn chịu áp lực về tình trạng của NB. Đa số các bệnh nhân nặng, diễn biến bất thường, quá trình chăm sóc lâu dài, tiến triển chậm. Các ĐDV luôn trong tinh thần chạy đua để giành giật sự sống cho NB. Khoa cấp cứu với đăc thù là nơi tiếp nhận NB cũng là nơi ĐDV chịu áp lực về khả năng tiếp nhận, những đòi hỏi của NB. NB luôn đòi hỏi phải ưu tiên giải quyết vấn đề của mình dẫn đến những xung đột, quát tháo điều dưỡng viên khiến các ĐDV luôn cảm thấy áp lực, sợ bạo lực xảy ra và cảm thấy không an toàn khi làm việc. Nghiên cứu định lượng cũng khẳng định yếu tố khoa phòng là yếu tố liên quan gây stress nghề nghiệp của ĐDV với p<0,05. Các nghiên cứu khác cũng chứng minh rõ điều này, kết quả nghiên cứu của V.J.C Malarthy tại Ailen cho thấy mức độ

stress tìm thấy cao hơn đáng kể trong phòng y tế, tai nạn và cấp cứu, phòng chăm sóc đặc biệt và nhi khoa (p< 0,05). Homood Albaibi (2019) công bố ICU tim có mức độ stress cao hơn ICU phấu thuật khi nghiên cứu stress ởđiều dưỡng của bệnh viện Ả Rập Saudi [16]; [30]; [38]. Ngoài ra nghiên cứu của Anuradha tại Ấn Độ chỉ

ra thêm các điều dưỡng báo cáo từ nhẹ (12%) đến trung bình / nặng (77%) mức độ

stress công viêc. Các yếu tố gây stress phổ biến là thái độ kém của bệnh nhân nam, không có nhà vệ sinh riêng cho nữ điều dưỡng [20]. Tại Việt Nam cũng ghi nhận yếu tố khoa phòng là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress ở bệnh viện Nhi Trung ương và Nhân dân Gia Định, BV Nguyễn Tri Phương [7],[13].

Bệnh viện là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tiếp xúc với các tác nhân độc hại, nguy cơ lây nhiễm các bệnh tật, các loại virut lây lan nhanh từ người bệnh. Kết quả

nghiên cứu định tính cho thấy các ĐDV lo ngại về những nguy cơ phơi nhiễm các mầm bệnh từ người bệnh đến khám và điều trị. Đây cũng là yếu tố được phát hiện trong nghiên cứu của Chunzi Liu trên 10 ĐDV tham gia công tác chống Ebola ở

Sierra Leone. Trong số 10 ĐDV thì có tới 7 người cho rằng mức độ stress do cảm giác hoảng sợ về căn bệnh và không chắc chắn về an toàn cá nhân [29]. Trong tình hình diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh hiện nay như COVID-19 thì vấn đề

bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế nói chung và ĐDV nói riêng giảm nguy cơ phơi nhiễm là rất quan trọng. Do vậy việc đưa ra các quy trình tiếp đón người bệnh an toàn, tập huấn các nguyên tắc phòng chống tác hại nghề nghiệp và đầu tư cho công tác bảo hộ lao động phải được đặt lên hàng đầu, có như vậy điều dưỡng viên mới yên tâm công tác.

Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng chứng minh được mức lương không phản ánh hết công sức làm việc là yếu tố liên quan tới stress nghề nghiệp ở ĐDV với mức ý nghĩa thống kê p<0,05 và các ý kiến của ĐDV trong hộp 2. Thực tế rằng,

đối với bệnh viện công hạng 2 đang trong quá trình tự chủ thì mức lương để cho nhân viên không bị áp lực trong cuộc sống là một điều khó khăn mà ban giám đốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2020 (Trang 75 - 85)