Giải pháp xử lý stress

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2020 (Trang 85 - 119)

Kết quả nghiên cứu từ hộp 5 cho thấy các giải pháp xử lý stress được các điều dưỡng trưởng và điều dưỡng viên đưa ra góp phần quan trọng trong công tác xử trí và hạn chế stress trong công việc của các ĐDV.

Các giải pháp được đa số các điều dưỡng trưởng đề xuất phần lớn tập trung vào việc tăng cường đào tạo tại khoa, phân chia điều dưỡng có kinh nghiệm kèm cặp những người mới vào làm. Bên cạnh đó cần tạo ra môi trường làm việc thân thiện, mọi người chủ động chia sẻ những khó khăn mình gặp phải, không soi xét những sai sót của người khác. Mặt khác cần thay đổi cách quản lý và bổ sung nhân lực để giảm tải công việc cho ĐDV. Đây cũng chính là những nội dung được Bộ Y tế khuyến cáo trong các bước phòng ngừa ban đầu và phòng ngừa thứ hai để làm giảm stress công việc [3].

Đa số các ĐDV đề ra các giải pháp xử lý stress xoay quanh các biện pháp giải quyết vấn đề về quá tải công việc như thay đổi cách quản lý, bổ sung nhân lực. Bên cạnh đó việc trang bị cơ sở vật chất, tạo môi trường làm việc an toàn cho ĐDV giúp

ĐDV yên tâm làm việc. Ngoài ra việc tập huấn nâng cao kiến thức, kĩ năng cho

ĐDV trẻ còn ít kinh nghiệm cũng được các ĐDV đề xuất để làm giảm stress trong công việc. Các nội dung được ĐDV đề cập đến đều nằm trong các bước phòng ngừa thứ hai và thứ 3 theo Bộ Y tế khuyến cáo chứng tỏ đây là những biện pháp thực tế, có căn cứ khoa học [3]. Chính vì vậy, những biện pháp này cần được Ban Giám đốc

|Bệnh viện quan tâm giải quyết để tạo điều kiện tốt nhất cho ĐDV làm việc, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc và hài lòng người bệnh.

Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi thuộc loại nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

được thực hiện với phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Chính vì vậy kết quả thu được hoàn toàn có thể đại diện cho toàn bộ ĐDV của bệnh viện. Bên cạnh đó việc sử

dụng 2 bộ công cụ phối hợp vừa xác định các nhóm vấn đềđặc thù gây stress nghề

nghiệp trên ĐDV (Thang đo ENSS) và tìm hiểu các biểu hiện stress thường gặp của

ĐDV (Bộ công cụ biểu hiện stress) để kết quả nghiên cứu có thể mô tả một cách

đầy đủ, rõ ràng nhất thực trạng stress của ĐDV tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên. Ngoài ra vì nội dung đề tài khai khác là thực trạng stress, đây là vấn đề về mặt cảm xúc, tâm lý của con người. Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng phương pháp định lượng kết hợp định tính để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Mô hình kết hợp được áp dụng là mô hình thiết kế kết hợp giải thích theo trình tự, nghiên cứu định lượng trước, sau khi phân tích sơ bộ kết quả nghiên cứu định lượng tiến hành nghiên cứu

định tính để có thể khai thác được tối đa vấn đề stress của ĐDV. Cuối cùng là thực hiện đồng thời phân tích đơn biến và hồi quy nhị phân đa biến để có thể dự báo chính xác các yếu tô liên quan có thểảnh hưởng đến tình trạng stress của ĐDV.

Tuy nhiên việc phối hợp bộ công cụ làm cho bộ công cụ khá dài khiến ĐTNC mất nhiều thời gian để trả lời, có thể làm ĐTNC mệt mỏi, không muốn trả lời gây khó khăn cho việc lấy thông tin. Ngoài ra vì là nghiên cứu mô tả nên chưa thể thực hiện các giải pháp để giải quyết vấn đề.

Chương 5 KẾT LUẬN

5.1. Thực trạng stress của điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên

Mức độ nguy cơ stress của ĐDV tại Bệnh viện đa khoa tính Phú Yên ở mức trung bình Trong 8 nhóm vấn đề thì có bốn nhóm vấn đề có mức độ nguy cơ stress trung bình là đối mặt với cái chết của NB, khối lượng công việc, không chắc chắn về hướng điều trị cho NB và vấn đề NB và gia đình NB. Trong đó nhóm vấn đề về

NB và gia đình NB có mức độ nguy cơ stress cao nhất. Các nhóm vấn đề có mức độ

nguy cơ stress thấp là mâu thuẫn với bác sĩ, chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc , các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp điều dưỡng và các vấn đề liên quan với cấp trên. Trong đó, vấn đề có mức độ nguy cơ stress thấp nhất là vấn đề liên quan đến

đồng nghiệp điều dưỡng.

Các biểu hiện stress của ĐDV chủ yếu xuất hiện ở mức độ thỉnh thoảng và thường xuyên ở mặt thực thể, tinh thần và cảm xúc. ĐDV xuất hiện các biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu là phổ biến nhất về mặt thực thể. Về mặt tinh thần các biểu hiện giảm tập trung và trí nhớ bị thường xuyên nhất. Khó tính và cáu gắt là các biểu hiện về mặt cảm xúc. Đa số các ĐDV ít biểu hiện stress về mặt hành vi.

5.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng

- Nghiên cứu ở các ĐDV bị stress cho thấy rằng các yếu tố đến từ tính chất công việc từng khoa, cơ sở vật chất, an toàn lao động và mức độ đãi ngộ làm việc. Các yếu tố thuộc nội dung công việc liên quan đến stress nghề nghiệp được nghiên cứu chỉ ra là khối lượng công việc, phân công công việc, tính chất công việc đặc thù và các hoạt động giấy tờ quá nhiều. Ngoài ra các yếu tố cá nhân tìm thấy trong nghiên cứu là yếu tố kinh nghiệm làm việc và năng lực sắp xếp công việc, các

ĐDV đang thực hiện trực ban là những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress ở ĐDV. Ngoài ra các yếu tố khoa phòng, mức độđãi ngộ làm việc và thâm niên công tác là yếu tố liên quan đến stress.

KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả trên, chúng tôi có một số khuyến nghị để giảm tình trạng stress và hạn chế các yếu tố bất lợi gây stress cho điều dưỡng viên nhằm ổn định nguồn nhân lực, tái tạo sức lao động và nâng cao hiệu suất công việc, tăng cường chất lượng dịch vụ y tế của bệnh viện:

1. Đối với bệnh viện

Bệnh viện cần tổ chức, phân công, sắp xếp bố trí lại nhân lực một cách có hiệu quả và phù hợp trong công việc.. Ngoài ra cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin trong quản lý bệnh viện nhằm giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, bổ sung nhân lực, giảm tải khối lượng công việc cho ĐDV. Đồng thời phải tạo môi trường làm việc tốt, an toàn, hạn chế các tác hại nghề nghiệp và bạo lực y tế cho NVYT nói chung và ĐDV nói riêng.

Tổ chức sinh hoạt, học tập chuyên môn định kỳđể bồi dưỡng kinh nghiệm làm việc, chia sẻ cách quản lý công việc, sắp xếp thời gian để các ĐDV trẻ thích ứng nhanh chóng với công việc. Đối với các khoa có đặc thù tiếp xúc nhiều với người bệnh và gia đình cần cân nhắc tập huấn nhiều các cách xử lý trước các tình huống thường gặp có khả năng gây mâu thuẫn, stress cao giữa ĐDV và người bệnh và gia

đình người bệnh.

2. Đối với điều dưỡng viên

Các NVYT trẻ nói chung và ĐDV trẻ nói riêng cần tích cực học tập, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm làm việc, khả năng xử lý tình huống, tích cực học hỏi cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc để thích ứng với công việc.

Các ĐDV khi gặp vấn đề khó giải quyết cần trao đổi với cấp trên, đồng nghiệp

để tìm hướng giải quyết tốt nhất, hạn chế xung đột trực tiếp với người bệnh và gia

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Kim Anh (2017). Khảo sát thực trạng stress và các yếu tố liên quan của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩĐiều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định., Nam Định. 2. Bộ môn Tâm lý y học và y đức (2015). Bài giảng tâm lý và tâm lý y học, Đại

học Điều dưỡng Nam Định, 91-103.

3. Bộ Y tế (2017). Cách phòng ngừa stress trong công việc, <https://moh.gov.vn/web/phong-chong-benh-nghe-nghiep/thong-tin-hoat- dong/-/asset_publisher/xjpQsFUZRw4q/content/cach-phong-ngua-stress- trong-cong-viec?inheritRedirect=false> xem 28/10/2019.

4. Tăng Thị Hảo, Tăng Thị Hải và Đỗ Minh Sinh (2019). "Thực trạng Stress nghề nghiệp ởđiều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019". Tạp chí Khoa Học Điều Dưỡng, 2(3), tr. 5-12.

5. Phạm Thị Hằng, Vũ Thị Hải Oanh, Phạm Văn Tùng và cộng sự. (2019). "Một số biện pháp phòng ngừa, đối phó với stress của điều dưỡng viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định". Tạp chí Khoa Học & Công Nghệ ĐHTN,

197(04), tr. 113-118.

6. Dương Thành Hiệp, Trần Thanh Hải và Tạ Văn Trầm (2014). "Tỉ lệ điều dưỡng, nữ hộ sinh bị stress nghề nghiệp tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre năm 2014". Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(5), tr. 190-196.

7. Hồ Thị Thu Hương và Trần Thị Kim Trang (2017). "Stress, trầm cảm, lo âu

ởđiều dưỡng". Y học TP. Hồ Chí Minh, 02(21), tr. 223-229.

8. Trần Thị Ngọc Mai, Nguyễn Hữu Hùng và Trần Thị Thanh Hương (2014). "Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng đang học hệ cử

nhân vừa làm vừa học tại trường Đại học Thăng Long và Đại học Thành Tây". Y Học Thực Hành, 4, tr. 110-115.

9. Ngô Thị Kiều My, Trần Đình Vinh và Đỗ Mai Hoa (2015). "Tình trạng stress của điều dưỡng và nữ hộ sinh Bệnh viên Phụ sản Nhi Đà Nẵng năm 2014".

Tạp chí Y tế Công cộng, 34, tr. 57-62.

10. Nguyễn Huỳnh Ngọc (2015). Chấn thương tâm lý (stress) và các biện pháp dự phòng, Tâm lý Y học- Y đức, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

11. Lâm Minh Quang, Tô Gia Kiên, Huỳnh Ngọc Vân Anh và cộng sự (2019). "Stress và các yếu tố liên quan đến stress ởđiều dưỡng tại Bệnh viện Đại học

Y dược Thành phố Hồ Chí Minh". Y học TP. Hồ Chí Minh, 02(25) ,

12. Nguyễn Mạnh Tuân, Đàm Thị Tám Hương, Đặng Quang Hiếu và cộng sự

(2018). "Stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế Bệnh viện Trưng Vương năm 2018". Y học TP. Hồ Chí Minh, 06(22), tr. 71-79.

13. Trần Văn Thơ và Phạm Thu Hiền (2018). "Một số yếu tố nguy cơ nghề

nghiệp gây stress ởđiều dưỡng viên Bệnh viên Nhi Trung Ương năm 2017".

Tạp chí Nghiên Cứu và Thực Hành Nhi Khoa, 4, tr. 81-91.

14. Trần Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Liên Hương (2016). "Thực trạng stress và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến stress ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015". Tạp chí Y tế Công cộng, 40, tr. 21-25.

15. Lại Tuấn Việt, Nguyễn Thu Hà và Trần văn Đại (2015). Nghiên cứu ảnh hưởng của stress với chỉ số khả năng làm việc ở nhân viên y tế chuyên ngành tâm thần. Viện khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động, Tổng Liên đoàn Lao

động Việt Nam, <http://vnniosh.vn/chitiet_NCKH/id/4962/Nghien-cuu-anh- huong-cua-stress-voi-chi-so-kha-nang-lam-viec-o-nhan-vien-y-te-chuyen- nganh-tam-than > xem 28/10/2019.

16. Alharbi, H and Alshehry, A. J (2019). "Perceived stress and coping strategies among ICU nurses in government tertiary hospitals in Saudi Arabia: a cross- sectional study". Annals of Saudi medicine, 39(1), pp. 48-55.

17. Atkinson, W. J (2004). "Stress: risk management's most serious challenge?".

Risk Management. 51(6), p. 20.

18. Cheung, T, Yip, P. S. J and health, p (2015). "Depression, anxiety and symptoms of stress among Hong Kong nurses: a cross-sectional study".

International journal of environmental research public health, 12(9), pp.

11072-11100.

19. Dagget, T, Molla, A and Belachew, T. J (2016). "Job related stress among nurses working in Jimma Zone public hospitals, South West Ethiopia: a cross sectional study". BMC nursing, 15(1), p. 39.

20. Davey, A, Sharma, P, Davey, S et al. (2019). "Is work-associated stress converted into psychological distress among the staff nurses: A hospital- based study". Journal of family medicine, 8(2), p. 511.

21. Dobnik, M, Maletič, M and Skela-Savič, B. J (2018). "Work-related stress factors in nurses at Slovenian hospitals–a cross-sectional study". Slovenian journal of public health, 57(4), pp. 192-200.

22. Finfgeld‐Connett, D. J (2008). "Meta‐synthesis of caring in nursing". Journal

of clinical nursing, 17(2), pp. 196-204.

23. Gray-Toft, P and Anderson, J.G.J (1981). "The nursing stress scale: development of an instrument". Journal of behavioral assessment 3(1), pp. 11-23.

24. Halpin, Y, Terry, L.M and Curzio, J. J (2017). "A longitudinal, mixed methods investigation of newly qualified nurses’ workplace stressors and stress experiences during transition". Journal of advanced nursing, 73(11), pp. 2577-2586.

25. Hayes, B, Douglas, C and Bonner, A.J (2015). "Work environment, job satisfaction, stress and burnout among haemodialysis nurses". Journal of nursing management, 23(5), pp. 588-598.

26. Lazarus, R. S and Folkman, S (1984). Stress, appraisal, and coping. Springer publishing company.

27. Leka, S, Griffiths, A, Cox, T. et al (2003). "Work organisation and stress:

systematic problem approaches for employers, managers and trade union representatives", World Health Organization.

28. Li, S, Li, L, Zhu, X et al (2016). "Comparison of characteristics of anxiety sensitivity across career stages and its relationship with nursing stress among female nurses in Hunan, China". BMJ open, 6(5).

29. Liu, C, Wang, H, Zhou, L et al (2019). "Sources and symptoms of stress among nurses in the first Chinese anti-Ebola medical team during the Sierra Leone aid mission: A qualitative study". J International journal of nursing sciences, 6(2), pp. 187-191.

30. McCarthy, V.J, Power, S and Greiner, B. A. J (2010). "Perceived occupational stress in nurses working in Ireland". Occupational medicine,

60(8), pp. 604-610.

31. Menzies, I. E. J. (1960). "A case-study in the functioning of social systems as a defence against anxiety: A report on a study of the nursing service of a general hospital". Human relations ,13(2), pp. 95-121.

32. Milutinović, D, Golubović, B, Brkić, N et al (2012). "Professional stress and health among critical care nurses in Serbia". Archives of Industrial Hygiene

Toxicology 63(2), pp. 171-180.

33. Najimi, A, Goudarzi, A. M and Sharifirad, G. J (2012). "Causes of job stress in nurses: A cross-sectional study". Iranian journal of nursing midwifery research, 17(4), p. 301.

34. NIOSH (1998). Stress At Work. [online] Available at: https://www.cdc.gov/niosh/docs/99-101/pdfs/99-

101.pdf?id=10.26616/NIOSHPUB99101 [Accessed 27 October 2019]

35. Oe, M, Ishida, T, Favrod, C et al (2018). "Burnout, psychological symptoms, and secondary traumatic stress among midwives working on perinatal wards: a cross-cultural study between Japan and Switzerland". Frontiers in psychiatry, 9, p. 387.

36. Organizaton, I.L (2016). Work Place Stress. International Training Centre of the ILO, Turin – Italy.

37. Pisanti, R. (2012). "Beyond the job demand control (-support) model: explaining stress reactions in nurses".

38. Qin, Z, Zhong, X, Ma, J et al (2016). "Stressors affecting nurses in China".

Contemporary Nurse, 52(4), pp. 447-453.

39. Rodrigues, C.C.F.M and Santos, V.E.P.J (2016). "O corpo fala: aspectos físicos e psicológicos do estresse em profissionais de enfermagem/The body speaks: physical and psychological aspects of stress in nursing professionals/El cuerpo habla: aspectos físicos y psicológicos del estrés en los profesionales de enfermeira". Revista de Pesquisa, Cuidado é Fundamental Online ,8(1), p. 3587.

40. Sarafis, P, Rousaki, E, Tsounis, A et al (2016). "The impact of occupational stress on nurses’ caring behaviors and their health related quality of life".

BMC nursing, 15(1), p. 56.

41. Sharma, N, Takkar, P, Purkayastha, A et al (2018). "Occupational stress in the Indian army oncology nursing workforce: a cross-sectional study". Asia-

Pacific journal of oncology nursing, 5(2), p. 237.

42. Sharma, P, Davey, A, Davey, S, et al (2014). "Occupational stress among staff nurses: Controlling the risk to health". Indian journal of occupational environmental medicine, 18(2), p. 52.

43. StudyMode Research (2006), Stress: Wilson concept analysic. [Online] Available at: https://www.studymode.com/essays/Stress-Wilson-Concept- Analysis-65161936.html [Accessed 29 September 2019.

44. Sveinsdottir, H, Biering, P and Ramel, A.J (2006). "Occupational stress, job satisfaction, and working environment among Icelandic nurses: a cross- sectional questionnaire survey". International journal of nursing studies

,43(7), pp. 875-889.

45. Teng, C.-I, Hsiao, F.-J and Chou, T.-A.A.J (2010). "Nurse‐perceived time pressure and patient‐perceived care quality". Journal of nursing management

,18(3), pp. 275-284.

46. Who, Stress at the workplace. [Online] Available at:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2020 (Trang 85 - 119)