Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 4,5 trong học tập yếu tố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Dạy học yếu tố hình học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 29 - 30)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 4,5 trong học tập yếu tố

Diện tích toàn phần, tính thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ.

+ Kiến thức: Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

+ Kĩ năng: Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Vận dụng để giải một số bài tập liên quan. So sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.

1.3. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 4, 5 trong học tập yếu tố hình học hình học

Hệ thần kinh của HS lớp 4, 5 đang trong thời kì phát triển mạnh. Tri giác bắt đầu mang tính đại thể, toàn bộ, ít đi sâu vào chi tiết, mang tính chủ động, gắn với hành động và với hoạt động thực tiễn. Các em bắt đầu có khả năng phân tích tách dấu hiệu, chi tiết nhỏ của một đối tượng cụ thể. Khả năng chú ý có chủ định, bền vững, tập trung là rất cao ngay cả khi với động cơ xa (không phải học chỉ để được điểm cao, để được cô giáo khen, để được bố mẹ thưởng,..), nó tương ứng với yêu cầu nhận thức các khái niệm, các công thức, quy tắc mang tính trừu tượng cao ở các lớp cuối cấp.

Tưởng tượng của HS lớp 4, 5 đã phát triển phong phú, HS đã có khả năng nhào nặn, gọt giũa những hình tượng cũ để sáng tạo ra những hình tượng mới, đã biết dựa vào ngôn ngữ để xây dựng hình tượng mang tính khái quát và trừu tượng cao.

Tư duy của các em đã chuyển dần sang hoạt động hình thức hay còn gọi là hoạt động giả thuyết – suy diễn, không còn bám giữ vào đối tượng (đồ vật, hiện tượng) cụ thể, mà căn cứ vào “giả thuyết’’, các em có thể phân tích đối tượng mà không cần tới những hành động thực tiễn đối với đối tượng đó, có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ. Sự thay đổi mối quan hệ giữa tư duy hình tượng, trực quan cụ thể sang tư duy trừu tượng, khái quát chiếm ưu thế và là đặc điểm mới, nổi bật về hoạt động tư duy của HS cuối cấp tiểu học. Tuy nhiên tư duy hình tượng cụ thể, trực quan vẫn tồn tại và phát triển đồng thời giữ một vai trò quan trọng trong cấu trúc tư duy ở lứa tuổi này.

1.4. Quy trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 4, 5 thông qua dạy học yếu tố hình học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Dạy học yếu tố hình học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)