6. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Các cách tạo tình huống có vấn đề
Từ những điều kiện của một tình huống có vấn đề đã được tác giả trình bày trong mục 1.1.2.2, cùng với 4 mức độ về năng lực toán học của học sinh trong dạy học hình học (mục 1.4.2.). Chúng tôi nhận thấy, GV có thể khai thác một trong tám cách dưới đây để tạo tình huống có vấn đề cho học sinh trong dạy học yếu tố hình học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học cho học sinh lớp 4, 5, cụ thể như sau:
1) Xây dựng tình huống có vấn đề từ thực tiễn: GV đưa ra các tình huống xuất phát từ thực tiễn, tình huống này chứa đựng vấn đề toán học.
2) Tạo tình huống có vấn đề từ các kiến thức đã biết bằng cách biến đổi hoặc “giấu đi” một yếu tố, yêu cầu HS tìm lại yếu tố đó. Nếu sau khi hình thành các kiến thức toán học, GV chỉ đưa bài tập vận dụng trực tiếp kiến thức thì nó không chứa đựng vấn đề. GV có thể tạo ra tình huống có vấn đề bằng cách tạo bài tập phức tạp hơn, việc giải quyết gồm 2, 3 bước, trong đó có bước áp dụng trực tiếp kiến thức đơn giản đã học.
3) Yêu cầu HS sử dụng phương pháp tương tự để phát hiện kiến thức mới.
4) Lật ngược một khẳng định đã biết: Thông thường có một tính chất được phát biểu dưới dạng một câu đơn giản, nếu lật ngược lại thì được một câu chưa chắc đã đúng, chẳng hạn khi dạy bài “Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng” (Toán 3) học sinh đã biết xác định điểm ở giữa và thế nào là trung điểm của đoạn thằng, GV đặt vấn đề: “Một điểm ở giữa có được gọi là trung điểm của đoạn thẳng không?” Nếu học sinh nắm chắc kiến thức sẽ giải quyết được vấn đề nhanh chóng: Điểm nằm giữa không thể được gọi là trung điểm của một đoạn thẳng.
5) Tổ chức tình huống có vấn đề yêu cầu hoạt động khái quát hóa: GV đưa ra các đối tượng toán học cụ thể, yêu cầu HS quan sát, phân tích và khái
quát hóa bằng cách nêu được những nét chung của các đối tượng đó, hoặc xác định mối quan hệ giữa các đối tượng cụ thể, từ đó rút ra quy luật chung về các mối quan hệ đó.
6) Tổ chức tình huống có vấn đề yêu cầu hoạt động đặc biệt hóa.
7) Xây dựng tình huống có vấn đề liên quan đến trí tưởng tượng không gian của HS.
8) Tổ chức hoạt động trên các đồ vật thật, trên các mô hình để rút ra một tri thức toán học (tính chất, công thức,…).