Quy trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Dạy học yếu tố hình học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 33 - 34)

6. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Quy trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho

học sinh lớp 4, 5 thông qua dạy học yếu tố hình học

Nghiên cứu về quy trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, chúng tôi nhận thấy: có nhiều cách phân chia quá trình các bước thực hiện việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học khác nhau. Ở đề tài này, chúng tôi lựa chọn quy trình 4 bước dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh như sau:

Bước 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức

Ở bước này, trong quá trình dạy học, GV là người tạo ra tình huống có vấn đề toán học. Lúc này người học sẽ là người nhận biết vấn đề và phân tích tình huống có vấn đề trên, qua đó giải thích một số thông tin ban đầu của bài toán. Cuối cùng là trao đổi thảo luận nhằm đưa ra mục đích giải quyết vấn đề.

Bước 2. Nghiên cứu, lập kế hoạch và đưa ra phương án giải quyết

Trong bước này, người học bắt đầu phân tích chi tiết hơn các vấn đề được đưa ra, bên cạnh đó người học thiết lập mối liên hệ giữa cái đề bài cho và cái cần giải quyết, xây dựng các tình huống giải quyết vấn đề theo cách hướng khác nhau. Để làm được bước 2 này, học sinh cần sử dụng tư duy và suy luận logic. Các em sẽ đặt các câu hỏi ví dụ như “Vì sao…”, “Tại sao…”, “Để biết được… cần…” để lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Trên cơ sở đó

người học dự kiến các kế hoạch để giải quyết, từ đây một vài hướng giải quyết trước đó có thể bị bác bỏ hoặc có sự điều chỉnh.

Bước 3. Thực hiện giải quyết vấn đề trên kế hoạch đã đề ra

Trên cơ sở người học đã có kế hoạch để giải quyết vấn đề, đến bước này, người học bắt đầu thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề toán học. Đây được coi là bước quan trọng nhất để so sánh và đánh giá các cách giải quyết khi gặp vấn đề của mỗi cá nhân người học.

Bước 4: Kết luận, đánh giá giải pháp

Ở bước này, sau khi thực hiện xong kế hoạch giải quyết vấn đề, người học tiến hành kiểm tra lại các giả thuyết đưa ra bằng những cách thức, phương pháp khác nhau. Qua đây người học có thể kiểm tra lại tính đúng đắn và phù hợp với thực tế của kế hoạch. Quá trình vận dụng có thể thay đổi theo hướng đơn giản hơn hoặc phức tạp hơn tùy thuộc vào mục đích yêu cầu.

Trong dạy học, quá trình thực hiện dạy học giải quyết vấn đề toán học không nhất thiết phải thực hiện theo đúng quy trình 4 bước vừa nêu trên. Tùy từng vấn đề khác nhau mà có thể vận dụng linh hoạt cho phù hợp với thực tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Dạy học yếu tố hình học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)