Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Dạy học yếu tố hình học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 81 - 86)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Kết quả thực nghiệm

Theo kế hoạch thực nghiệm, sau mỗi tiết học thực nghiệm và đối chứng, GV sẽ tiến hành cho HS làm bài kiểm tra để kiểm chứng hiệu quả trong từng tiết dạy. Để đảm bảo tính khách quan và công bằng, các lớp được tham gia thực nghiệm và đối chứng đều được tham gia vào bài khảo sát.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả khảo sát sau thực nghiệm Lớp Số bài kiểm tra Điểm (Mức độ) Mức 1 (<5) Mức 2 (5–6) Mức 3 (7–8) Mức 4 (9-10) SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 4A6 (TN) 34 0 0% 4 11,8% 12 35,3% 18 52,9% 4A9 33 1 3% 5 15,2% 17 51,5% 12 36,4%

(ĐC) 5A3 (TN) 36 0 0% 4 11,1% 12 33,3% 20 55,5% 5A6 (ĐC) 37 0 0% 6 16,2% 15 40,5% 16 43,2% Tổng (TN) 70 0 0% 8 11,4% 24 34,3% 38 54,3% Tổng (ĐC) 70 1 1,4% 11 15,7% 32 45,7% 28 40% Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả khảo sát

3.2.3.1. Nhận xét về kết quả thực nghiệm

Bảng 3.5. So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm

Số bài Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Chênh lệch So sánh Mức 1 (<5) 0 1 1 Giảm 1 Mức 2 (5–6) 8 11 3 Giảm 1 Mức 3 (7–8) 24 32 8 Giảm 8 Mức 4 (9-10) 38 28 10 Tăng 10

Qua bảng thống kê và biểu đồ cho thấy sự thay đổi tích cực về điểm số của HS. Tỉ lệ HS các mức 1, 2, 3, 4 giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đã có sự chênh lệnh khá rõ rệt. Số HS ở mức 4 đạt điểm 9 – 10 ở các lớp được thực nghiệm đã tăng lên một cách đáng kể. Các đối tượng HS ở các lớp được đem ra đối chứng cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể.

Như vậy, kết quả này đã phần nào chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS thông qua dạy học yếu tố hình học trong chương trình môn Toán lớp 4, 5 đã bước đầu tạo ra sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực, hiệu quả học tập của HS tăng lên rõ nét.

3.2.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm mà chúng tôi thu được sau khi tiến hành thực nghiệm các biện pháp đã đề ra thực sự mang lại giá trị thiết thực. Việc làm này đã góp phần làm sáng rõ tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài luận văn của chúng tôi đã đề ra.

Trong đánh giá thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đánh giá theo các tiêu chí được xây dựng trên mặt định tính và định lượng, cụ thể như sau:

Về mặt định tính: Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng: Không có gì trở ngại trong việc vận dụng các phương pháp này. Qua các tiết

học, chúng tôi thấy có sự chuyển biến tích cực về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. HS làm quen với các biện pháp rất nhanh, bắt đầu có thói quen đọc kĩ yêu cầu để phát hiện vấn đề, định hướng cách giải quyết chứ không lúng túng như trước. HS thể hiện ham thích học toán hơn, tập trung vào bài giảng hơn, tích cực sử dụng các thao tác tư duy trong quá trình học tập, lớp học sôi nổi hơn. GV không gặp khó khăn trong quá trình thực hiện biện pháp. Với hướng đề xuất trên, GV có thể chủ động soạn kế hoạch bài dạy khi lên lớp.

Về mặt định lượng: Hiệu quả của giờ dạy được đánh giá căn cứ vào mức độ làm bài của HS bài kiểm tra. Để có cơ sở đánh giá định lượng, dựa trên tinh thần thông tư 22/2016/TT-BGDĐT [5], chúng tôi đánh giá bài khảo sát của đối tượng thực nghiệm và đối tượng đối chứng theo các mức độ sau:

- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học.

- Mức 2: Hiểu các kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.

- Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.

- Mức 4: Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

Qua kết quả thực nghiệm trên, chúng tôi bước đầu nhận định rằng các biện pháp dạy học yếu tố hình học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS lớp 4, 5 được đề xuất trong đề tài luận văn là có tính khả thi và đem lại hiệu quả nhất định. Đây là căn cứ và cơ sở quan trọng để triển khai áp dụng các biện pháp này trên thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS không chỉ trong Toán học mà còn trong mọi hoạt động của cuộc sống thực tiễn.

Tiểu kết Chương 3

Việc tiến hành thực nghiệm 3 biện pháp đã đề xuất “Dạy học yếu tố hình học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho HS lớp 4, 5” tại trường Tiểu học Thiên Hương, Thủy Nguyên, Hải Phòng của chúng tôi bước đầu đã thu được những kết quả nhất định:

HS hứng thú hơn trong mỗi tiết học toán, đặc biệt là những tiết học liên quan tới yếu tố hình học. Nhiều học sinh tiến bộ trong việc giải toán.

Các thao tác tư duy của HS được vận dụng linh hoạt và đem lại hiệu quả. HS cảm nhận được sự gần gũi của Toán học với thực tiễn cuộc sống, thấy các kiến thức Toán học thiết thực, các em yêu thích và có niềm đam mê với môn Toán.

HS có kĩ năng phát hiện và sửa chữa sai lầm thường gặp trong giải toán hình học, từ đó củng cố, khắc sâu kiến thức, phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, biện pháp đề xuất có tính khả thi và bước đầu đem lại hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho HS qua dạy học yếu tố hình học có vai trò đặc biệt quan trọng. Sau một thời gian nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã đạt được một số kết quả cụ thể sau đây:

Thứ nhất, luận văn đã nghiên cứu một số lí luận về năng lực giải quyết vấn đề toán học của HS lớp 4, 5 trong học tập các yếu tố hình học.

Thứ hai, luận văn đã tiến hành điều tra, khảo sát và chỉ ra được thực trạng của việc dạy học các yếu tố hình học nói chung và việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học yếu tố hình học cho HS lớp 4, 5 nói riêng.

Thứ ba, luận văn đã đề xuất 3 biện pháp nhằm góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho HS trong dạy học yếu tố hình học lớp 4, 5 phù hợp với lí luận và thực tiễn dạy học hiện nay.

Thứ tư, kết quả thu được qua hoạt động thực nghiệm cho thấy các biện pháp được đề xuất trong luận văn có tính khả thi, bước đầu đã mang lại những kết quả nhất định.

Với những kết quả đạt được về lí luận và thực tiễn cho thấy: Các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đã hoàn thành, Luận văn đạt được mục đích.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Dạy học yếu tố hình học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)