Cách tiến hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Dạy học yếu tố hình học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 77 - 81)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Cách tiến hành

3.2.2.1. Trước thực nghiệm

Trước khi tiến hành công tác thực nghiệm với các lớp nêu trên, chúng tôi phối kết hợp với các GV trực tiếp giảng dạy môn Toán của các lớp tiến hành việc khảo sát, thu thập thông tin nhằm đánh giá năng lực hiện tại của các đối tượng HS để có một cái nhìn tổng thể khách quan về học sinh, qua đó phân loại đối tượng HS.

Chúng tôi tiến hành ra đề khảo sát với 4 lớp được thực nghiệm, trong đó có 1 đề khảo sát cho 2 lớp 4 là 4A5 và 4A6, 1 đề cho 2 lớp 5 là 5A3 và 5A6). Nội dung khảo sát tập trung vào các kiến thức liên quan tới hình học.

Sau khi HS hoàn thành bài khảo sát, chúng tôi tiến hành phân loại đối tượng HS theo năng lực giải quyết vấn đề dựa theo 4 mức độ: Mức 1: HS có điểm dưới 5; Mức 2: HS đạt điểm 5 – 6; Mức 3: HS đạt điểm 7 – 8; Mức 4: HS đạt điểm 9 – 10. Dựa vào kết quả bài khảo sát thu được trước khi đi vào thực nghiệm, chúng tôi tiến hành phân loại HS theo các mức độ như đã nêu

trên. Tuy nhiên kết quả thu được chỉ dựa vào 1 bài khảo sát nên cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm Lớp Số bài kiểm tra Điểm (Mức độ) Mức 1 (<5) Mức 2 (5–6) Mức 3 (7–8) Mức 4(9-10) SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 4A6 (TN) 34 1 2,9% 6 17,6% 13 38,3% 14 41,2% 4A9 (ĐC) 33 2 6,1% 5 15,1% 14 42,4% 12 36,4% 5A3 (TN) 36 1 2,8% 6 16,7% 13 36,1% 16 44,4% 5A6 (ĐC) 37 1 2,7% 7 18,9% 14 37,9% 15 40,5% Tổng (TN) 70 2 2,9% 12 17,1% 26 37,1% 30 42,9% Tổng (ĐC) 70 3 4,3% 12 17,1% 28 40% 27 38,6%

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả khảo sát

của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước khi thực nghiệm

Từ số liệu thu thập được ở bảng trên có thể thấy những HS đạt mức 1, 2 là đối tượng HS có học lực trung bình. Các em có thể nhớ và nhắc lại được kiến thức đã học, hiểu kiến thức, trình bày được theo cách hiểu của cá nhân.

Những HS ở mức 3 là các đối tượng HS có khả năng tiếp thu được những kiến thức cơ bản, giải quyết được các vấn đề toán học đặt ra tương tự các vấn đề đã được học, được hướng dẫn.

Ở mức 4 là mức độ cao nhất dành cho những đạt điểm 9, 10: Có thể nhận thấy đây là những đối tượng HS có khả năng tiếp thu bài nhanh, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề tốt. Các em có năng lực tư duy, linh hoạt trong việc xử lý các tình huống có vấn đề được đưa ra. Bên cạnh đó, các HS thuộc nhóm này có khả năng vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

Căn cứ vào kết quả của bài khảo sát trước khi thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy trình độ HS của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm về cơ bản khá đồng đều. Cụ thể:

Đối với nhóm thực nghiệm: + HS ở mức 1: Đạt 2,9% + HS ở mức 2: Đạt 17,1% + HS ở mức 3: Đạt 37,1% + HS ở mức 4: Đạt 42,9% Đối với HS nhóm đối chứng: + HS ở mức 1: Đạt 4,3% + HS ở mức 2: Đạt 17,1% + HS ở mức 3: Đạt 40% + HS ở mức 4: Đạt 38,6%

Như vậy, với kết quả trên, đây sẽ là điều kiện thuận lợi trong quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề quá trình thực nghiệm của chúng tôi. Theo đó, số HS đạt mức 3, mức 4 chiếm một tỷ lệ tương đối cao, điều này phản ánh trình độ nhận thức của HS tương đối tốt.

Quan trọng hơn cả, trình độ HS ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng tương đối đồng đều sẽ giúp cho kết quả thực nghiệm đảm bảo tính khách quan và tính khả thi trong quá trình tiến hành thử nghiệm phương pháp luận văn đề xuất. Bên cạnh đó, các GV trực tiếp được tham gia thực nghiệm đều là những GV được đào tạo cơ bản, đạt trình độ trên chuẩn, có năng lực chuyên môn chắc chắn, vững vàng, tích cực đổi mới các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi giúp chúng tôi tiến hành các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học yếu tố hình học cho học sinh lớp 4, 5.

3.2.2.2. Tiến hành thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm tập trung chủ yếu vào việc sử dụng các biện pháp rèn cho HS kĩ năng giải quyết vấn đề trong học tập yếu tố hình học lớp 4, 5. Các tiết dạy thực nghiệm được tiến hành theo đúng chương trình thời khóa biểu của lớp. GV xây dựng kế hoạch bài dạy trên cơ sở khả năng nhận thức của HS, hệ thống câu hỏi khoa học và phù hợp với các nhóm đối tượng HS. Đối với 2 lớp thực nghiệm, trong tiết dạy liên quan tới yếu tố hình học có áp dụng các biện pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS như đã đề xuất. Còn 2 lớp được đối chứng thì không áp dụng các biện pháp trên. Qua các tiết học, chúng tôi thu thập kết quả từ việc đánh giá các bài khảo sát.

Bảng 3.3. Thông tin bài dạy thực nghiệm

Lớp Tên bài Ngày thực nghiệm

4A6 Diện tích hình bình hành 17/11/2021

5A3 Diện tích hình thang 18/11/2021

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Dạy học yếu tố hình học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)