Khung lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 33)

Hiện nay, có nhiều mô hình chất lượng cuộc sống liên quan sức khoẻ được áp dụng dựa trên các tình trạng sức khỏe và bệnh tật khác nhau, tuổi tác, giữa các cá nhân, gia đình và cộng đồng. Theo Bakas và cộng sự (2012) [12] trong 10 năm qua có 3 mô hình chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe được sử dụng nhiều nhất đó là: mô hình của Wilson và Cleary, mô hình của WHO về chức năng người khuyết tật và sức khỏe (WHO ICF) và mô hình của Ferrans. Trong 3 mô hình đó, mô hình của Ferrans là mô hình có tiềm năng lớn nhất để hướng dẫn nghiên cứu và thực hành vì mô hình Wilson và Cleary có 2 lĩnh vực đặc điểm cá nhân và môi trường không được định nghĩa một cách rõ ràng, mô hình của WHO về chức năng người khuyết tật và sức khỏe (WHO ICF) không cụ thể và có sự chồng chéo định nghĩa giữa khái niệm các hoạt động và sự tham gia.

Mô hình chất lượng cuộc sống của Ferans và cộng sự (2005) [24] là mô hình được sửa đổi từ mô hình của Wilson và Cleary (1995). Năm yếu tố chủ yếu của mô hình Wilson và Cleary vẫn được giữ lại đồng thời 2 yếu tố đặc điểm cá nhân và môi trường đã được định nghĩa rõ ràng hơn. Ngoài ra, mô hình của Ferrans cũng được đơn giản hóa hơn, loại bỏ bớt các yếu tố phi y tế. Do đó, chúng tôi chọn mô hình chất lượng cuộc sống của Ferrans để sử dụng làm khung lý thuyết cho nghiên cứu của chúng tôi.

Sơ đồ 1.1. Mô hình chất lượng cuộc sống của Ferrans

ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG Chức Năng Sinh Học CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Nhận Thức Chung Về Sức Khỏe Tình Trạng Chức Năng Triệu Chứng

Theo mô hình chất lượng cuộc sống của Ferrans (2005) [24] có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến tổng thể chất lượng cuộc sống: yếu tố chức năng sinh học, yếu tố triệu chứng, yếu tố tình trạng chức năng và yếu tố nhận thức chung về sức khỏe. Ngoài ra, mô hình chất lượng cuộc sống của Ferran còn đề cập đến 2 yếu tố quan trọng khác là: yếu tố đặc điểm cá nhân và yếu tố đặc điểm môi trường. Hai yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong mô hình.

Trong mô hình này, yếu tố chức năng sinh học đề cập đến chức năng của các tế bào, cơ quan và hệ thống cơ quan trong cơ thể thường được đo lường thông qua các xét nghiệm, đánh giá thể chất và chẩn đoán y khoa. Ở người bệnh suy tim, khi các tế bào hoặc cơ quan không thể duy trì một chức năng thông thường, các biến chứng bệnh lý có thể xảy ra như các bệnh về đường hô hấp, đột quỵ, bệnh thận nên người bệnh suy tim thường không chỉ có bệnh suy tim mà còn có các bệnh lý kèm theo khác.

Yếu tố triệu chứng là nhận thức của người bệnh về những bất thường về thể chất, tâm lý tình cảm, tình trạng nhận thức, chúng được phân thành triệu chứng thể chất, chức năng và tâm lý. Người bệnh suy tim mạn thường có rất nhiều triệu chứng: ho, khó thở, mệt, đạu hạ sườn phải, gan to, tĩnh mạch cổ nổi… cùng với thời gian tiến triển bệnh ngày càng nặng các triệu chứng bệnh cũng ngày càng nghiêm trọng đều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim. Bên cạnh đó, ở người bệnh suy tim vấn đề trầm cảm là một triệu chứng tâm lý rất thường gặp và các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy chất lượng cuộc sống của họ giảm sút rất nhiều và thấp hơn so với người bệnh suy tim không bị trầm cảm như nghiên cứu của Gottlied (2004) [28], nghiên cứu của Pressler (2010) [48].

Theo Ferrans, yếu tố tình trạng chức năng đánh giá khả năng người bệnh thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong các lĩnh vực thể chất, xã hội, tâm lý hoặc nhận thức và có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố chức năng sinh học, yếu tố triệu chứng. Tình trạng chức năng bao gồm chức năng thể chất, chức năng xã hội, chức năng vai trò và chức năng tâm lý. Người bệnh suy tim thường bị các triệu chứng bệnh làm cản

trở các hoạt động thể lực ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như làm hạn chế các mối quan hệ xã hội và ảnh hưởng nhiều về mặt tâm lý. Phân độ chức năng suy tim theo Hội Tim mạch New York là tổng hợp các tình trạng chức năng ở người bệnh suy tim.

Yếu tố nhận thức về sức khỏe nói chung là đánh giá chủ quan của cá nhân về tổng thể tất cả các khía cạnh khác nhau của sức khỏe. Yếu tố chất lượng cuộc sống chung của một người là cảm giác hạnh phúc bắt nguồn từ sự hài lòng hoặc không hài lòng với các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống. Chất lượng cuộc sống chung là chủ quan và cá nhân.

Theo Ferrans (2005) [24] yếu tố đặc điểm cá nhân được phân loại: nhân khẩu học, phát triển, tâm lý và yếu tố sinh học có ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe. Đặc điểm nhân khẩu học bao gồm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân và dân tộc;trong đó tuổi là một trong những yếu tố có liên quan đến chất lượng cuộc sống,người bệnh suy tim trẻ tuổi có chất lượng cuộc sống về thể chất tốt hơn người suy tim lớn tuổi.

Yếu tố môi trường trong mô hình Ferrans gồm có môi trường vật chất và môi trường xã hội trong đó môi trường vật chất là những công trình như nhà cửa, khu phố, câu lạc bộ, nơi làm việc… có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khỏe. Còn môi trường xã hội là những ảnh hưởng giữa các cá nhân hoặc xã hội đến sức khỏe bao gồm ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, hàng xóm... Sự hỗ trợ xã hội là một trong các yếu tố thuộc môi trường xã hội và rất quan trọng đối với người bệnh suy tim mạn. Sự hỗ trợ xã hội có thể được cung cấp bởi gia đình hoặc bạn bè của người bệnh cũng như các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Các nghiên cứu trước đó đã cho thấy có mối liên quan đáng kể giữa hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim như nghiên cứu của Barutcu (2013) [15] và nghiên cứu của Aburuz (2016) [10].

Dựa vào mô hình chất lượng cuộc sống của Ferrans và tổng quan tài liệu, tác giả đưa ra khung lý thuyết để tìm mối liên quan giữa yếu tố tuổi, trầm cảm, phân độ chức năng suy tim và hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn.

Biến độc lập Biến phụ thuộc

Sơ đồ 1. 2 Sơ đồ 1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu 1.7. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa được thành lập năm 1945. Từ năm 1988 đến nay bệnh viện đã được các cấp quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đồng thời có sự hợp tác chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện lớn như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Ung bướu và một số bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội; ngoài ra con có sự hỗ trợ của một số tổ chức y tế và các chuyên gia nước ngoài trong các lĩnh vực chuyên sâu. Những năm qua, bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã không ngừng phát triển và tăng cường cung cấp nhiều dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, góp phần giảm tải cho các bệnh việzn tuyến trên và giảm chi phí điều trị, đi lại cho người bệnh.

ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN:

Tuổi

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM

ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI:

Hỗ trợ xã hội

TRIỆU CHỨNG:

Trầm cảm

TÌNH TRẠNG CHỨC NĂNG

Phân độ chức năng suy tim theo hội Tim mạch New York

Đến nay, bệnh viện đã có 1000 giường bệnh điều trị nội trú gồm: Khu điều trị nội trú 8 tầng với quy mô 470 giường, khu điều trị nội trú cán bộ với quy mô 150 giường, khu điều trị nội trú 12 tầng với quy mô 350 giường, khu điều trị nội trú chuyên khoa Ung bướu và Y học hạt nhân với quy mô 30 giường.

Theo đề án phát triển đến năm 2020 bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa sẽ là trung tâm phẫu thuật tim của khu vực Nam Trung bộ. Chính vì thế bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa được bệnh viện Chợ Rẫy chọn làm bệnh viện vệ tinh về phẫu thuật tim nhằm giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Ngoài ra, bệnh viện sẽ được bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ đào tạo ngắn hạn và dài hạn nguồn nhân lực và chuyển giao các gói kỹ thuật cao trong điều trị bệnh tim trong từng giai đoạn. Ngoài ra, bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa sẽ thành lập Khoa Phẫu thuật tim - lồng ngực - mạch máu với 40 giường bệnh.

Đồng thời với dự án phát triển trung tâm phẫu thuật tim của khu vực Nam Trung bộ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa là dự án hỗ trợ và từng bước nâng cấp khoa Ung Bướu thành bệnh viện Ung Bướu Khánh Hòa giai đoạn 2007 - 2020.

Nhờ sự phát triển ngày càng lớn mạnh của bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa nên đã thu hút rất nhiều người bệnh đến khám điều trị tại đây. Theo số liệu thống kê của bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, số lượng người bệnh tim mạch nói chung cũng như người bệnh suy tim nói riêng đến khám và điều trị ngày càng tăng. Nếu năm 2009 có khoảng 4.400 người bệnh đến khám thì từ năm 2010 đến nay, con số bình quân mỗi năm là gần 5.500 người bệnh. Trong đó, số người bệnh suy tim đến khám và điều trị cũng ngày càng tăng. Theo thống kê của phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa tổng số người bệnh suy tim đến điều trị: năm 2014 là 452 người, năm 2015 là 500 người, 9 tháng đầu năm 2016 là 397 người (Nguồn: phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa tháng 9/2016).

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Người bệnh được chẩn đoán suy tim mạn theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch Châu Âu (European Society of Cardiology: ESC) đang điều trị nội trú tại khoa Nội Tim mạch Lão học, bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ 01/01/2017 đến 30/04/2017

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Người bệnh được chẩn đoán suy tim mạn đang điều trị nội trú tại khoa Nội Tim mạch Lão học, bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ 01/01/2017 đến 30/04/2017.

- Người bệnh suy tim mạn có các bệnh kèm theo như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh thận.

- Người bệnh suy tim mạn đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Người bệnh suy tim mạn điều trị ngoại trú - Người bệnh suy tim cấp

- Người bệnh suy tim mạn không có khả năng giao tiếp, trả lời phỏng vấn. - Người bệnh suy tim mạn hôn mê, bán hôn mê.

2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: tại khoa Nội Tim mạch Lão học, bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa

2.3. Thiết kề nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Sơ đồ 1.

Sơ đồ 1. 4 Sơ đồ 2.Thiết kế nghiên cứu 2.3.1. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu của nghiên cứu là toàn bộ người bệnh suy tim mạn đang điều trị tại Khoa Nội Tim mạch Lão học, bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tiến hành nghiên cứu (01/2017 - 04/2017) phù hợp với các tiêu chuẩn lựa chọn và

N = người bệnh suy tim điều trị tại khoa Nội Tim mạch Lão học, bệnh viện đa

khoa tỉnh khánh Khánh Hòa

Đối tượng nghiên cứu

n =135 người bệnh suy tim mạn

Đối tượng tham gia

Người bệnh suy tim mạn điều trị nội trú. Có bệnh mạn tính kèm theo

Đồng ý tham gia vào nghiên cứu

Đối tượng không tham gia

Người bệnh suy tim cấp

Người bệnh suy tim mạn điều trị ngoại trú Người bệnh hôn mê, bán hôn mê

Không có khả năng trả lời phỏng vấn

Thu thập số liệu khảo sát về chất lượng cuộc sống và một số yếu tố ảnh hưởng

của người bệnh suy tim mạn

Phân tích số liệu

đã chọn được 135 người bệnh suy tim mạn phù hợp các tiêu chuẩn cũng như người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu

Kỹ thuật chọn mẫu toàn bộ để lựa chọn người bệnh suy tim mạn đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu

Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm hoàn thiện bộ công cụ khảo sát

Các bộ công cụ: thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngắn (SF36), thang đo quy mô đa chiều nhận thức các hỗ trợ xã hội (MSPSS), thang đo trầm cảm Beck II (BDI II) là những bộ công cụ đã được dịch sang tiếng Việt và sử dụng trong một số nghiên cứu trước. Sau khi được sự đồng ý của các tác giả về quyền được sử dụng trong nghiên cứu này, nghiên cứu viên đãtiến hành chỉnh sửa, bổ sung sao cho phù hợp với đối tượng và địa bàn nghiên cứu, sau đó tiến hành khảo sát thử nghiệm 30 người bệnh suy tim mạn và kiểm tra độ tin cậy thống nhất nội bộ của các bảng câu hỏi với Cronbach anpha tương ứng là 0,8; 0,9 và 0,86. Bộ công cụ nghiên cứu sau đó đã được sửa chữa cho phù hợp với từng lĩnh vực khách quan của bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong năm 2017.

Bước 2: Tiến hành điều tra

Nghiên cứu được tiến hành điều tra từ 01/01/2017 đến 30/4/2017 bằng cách phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt với người bệnh theo nội dung phiếu khảo sát được in sẵn.

Khi tiến hành điều tra, nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích nghiên cứu cho người bệnh. Những người bệnh suy tim mạn có đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và đồng ý tham gia vào nghiên cứu được yêu cầu ký vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn.

Người bệnh được mời đến một phòng riêng, rộng rãi và yên tĩnh tại khoa Nội Tim mạch Lão học để tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

Việc phỏng vấn được tiến hành vào tất cả các ngày trong tuần thời gian từ 8 giờ đến 16 giờ. Thời gian cho mỗi lần phỏng vấn khoảng 20 - 30 phút

Nghiên cứu viên đọc câu hỏi và câu trả lời để người bệnh lựa chọn câu trả lời, nếu câu hỏi nào người bệnh chưa hiểu sẽ được nghiên cứu viên giải thích kỹ để người bệnh hiểu và trả lời, sau đó thư ký sẽ ghi lại đáp án người bệnh chọn.

Bước 3: Tổng hợp phiếu điều tra.

Sau mỗi buổi điều tra, các phiếu điều tra được nghiên cứu viên tổng hợp, kiểm tra một cách kỹ lưỡng về số lượng, chất lượng nội dung câu hỏi và loại trừ những phiếu điều tra không đạt.

2.4. Các biến số nghiên cứu

(Nội dung chi tiết các biến số nghiên cứu ở phụ lục 2) 2.4.1. Biến phụ thuộc

Nhóm biến số về chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim mạn thông qua thang đo SF36 gồm 8 lĩnh vực chất lượng cuộc sống và 2 nhóm sức khỏe thể chất và nhóm sức khỏe tinh thần (phụ lục 2):

- Hoạt động thể chất (Physical Functioning)

- Hạn chế vai trò hoạt động thể chất (Role Physical) - Hạn chế vai trò chức năng cảm xúc (Role Emotion) - Cảm nhận sức sống (Vitaly)

- Sức khỏe tâm thần (Mental Health): - Hoạt động xã hội (Social Functioning) - Cảm nhận đau (Bodily Pain)

- Cảm nhận sức khỏe tổng quát (General Health)

- Nhóm sức khỏe thể chất (Physical Component Summary) - Nhóm sức khỏe tinh thần (Mental Component Summary)

2.4.2. Biến độc lập

- Nhóm biến số về đặc điểm nhân khẩu xã hội học: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống, phân độ chức năng suy tim theo Hội Tim mạch New York, thời gian suy tim, bệnh kèm theo (phụ lục 2).

- Nhóm biến số về trầm cảm gồm 21 biến số (phụ lục 2).

2.5. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn đánh giá 2.5.1. Thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)