Mối liên quan giữa yếu tố phân độ chức năng của suy tim theo Hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 76 - 77)

Phân độ chức năng suy tim theo Hội Tim mạch New York chủ yếu tập trung vào sự hạn chế các hoạt động thể chất hàng ngày của người bệnh. Do vậy, người bệnh có phân độ chức năng suy tim càng cao sẽ càng bị hạn chế vận động, điều đó làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày của người bệnh và làm cho chất lượng cuộc sống của người bệnh càng giảm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn giữa các phân độ chức năng suy tim độ II, độ III và độ IV với p < 0,001. Phân độ chức năng suy tim càng tăng thì điểm số nhóm sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống chung càng giảm. Điều đó có nghĩa chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn có mối liên quan nghịch với phân độ chức năng suy tim.

Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho kết quả tương tự: Nghiên cứu củaPhạm Văn Cường và cộng sự (2012) [1] cho thấy có sự tương quan nghịch giữa phân độ chức năng suy tim với tổng điểm chất lượng cuộc sống (r = -0.74, p< 0.001) người bệnh có phân độ chức năng suy tim càng nặng thì chất lượng cuộc sống của họ càng giảm. Nghiên cứu củaLê Minh Đức (2012) [2] cũng chỉ ra phân độ chức năng suy tim có mối tương quan nghịch với lĩnh vực hoạt động chức năng (r = -0.7, p < 0.007), giới hạn chức năng (r = - 0.3, p < 0.0001) và cảm nhận đau(r =

- 0.3, p < 0.0001). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Minh (2013) [4] cũng cho thấy có sự tương quan giữa phân độ chức năng suy tim với điểm số các lĩnh vực chất lượng cuộc sống ngoại trừ lĩnh vực cảm nhận đau. Nghiên cứu của Juenger (2002) [36] cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa phân độ chức năng suy tim và chất lượng cuộc sống đặc biệt là về hoạt động thể chất người bệnh suy tim với (r = -0.63; p < 0,0001); nghiên cứu củaHoekstra (2013) [34] phần lớn người bệnh suy tim độ III, IV có điểm số lĩnh vực hoạt động thể chất và sức khỏe chung thấp. Phát hiện này cho thấy rằng việc cải thiện phân độ chức năng suy tim, giảm nhẹ các triệu chứng mệt mỏi, khó thở…của người bệnh sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ. Để làm được điều này, người điều dưỡng cần đặc biệt chú ý công tác chăm sóc theo dõi việc tuân thủ thuốc điều trị, theo dõi diễn biến bệnh trong quá trình người bệnh nằm viện để kịp thời phát hiện những thay đổi của người bệnh giúp bác sĩ có những hướng điều trị tốt hơn cho người bệnh.

4.3.3. Mối liên quan giữa yếu tố trầm cảm với chất lượng cuộc sốngcủa người bệnh suy tim mạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 76 - 77)