Mối liên quan giữa một số yếu tố đến chất lượng cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 75 - 76)

4.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố tuổi với chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn suy tim mạn

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy yếu tố tuổi có liên quan với nhóm lĩnh vực sức khỏe thể chất với (r = -0.2, p< 0.05) điều này có nghĩa khi tuổi càng cao thì chất lượng cuộc sống về mặt thể chất của người bệnh suy tim sẽ càng giảm. Như chúng ta đã biết thì khi tuổi tác tăng lên người cao tuổi nói chung thường hạn chế khả năng tham gia các hoạt động thể lực kèm theo đó là sự gia tăng các bệnh mạn tính khác: tăng huyết áp, đái tháo đường, thoái hóa khớp… và đối với người bệnh cao tuổi suy tim nói riêng tình trạng này càng nặng nề hơn khi mức độ trầm trọng của bệnh suy tim cũng như các bệnh mạn tính kèm theo tăng lên làm tăng mức độ khó khăn cũng như tăng sự phụ thuộc trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của họ và đó chính là lý do làm cho chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim lớn tuổi càng giảm. Điều này phù hợp với đối tượng suy tim mạn trong nghiên cứu của chúng tôi khi phần lớn người tham gia là người trên 60 tuổi với tỷ lệ là 74.1%. Kết quả tương tự được tìm thấy trong nghiên cứu của Aburuz (2016) [10] cho thấy yêu tố tuổi có mối liên quan nghịch về mặt thể chất của chất lượng cuộc sống với (r = -0.457, p <0.001), nghiên cứu của Saccomann (2010) [51] người bệnh suy tim lớn tuổi có điểm số chất lượng cuộc sống về thể chất thấp hơn so với chất lượng cuộc sống về tinh thần với điểm số tương ứng 59.1 điểm và 70.8 điểm. Mặt khác, nghiên cứu của chúng tôi lại không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố tuổi với chất lượng cuộc sống về mặt tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống chung. Nghiên cứu của Dương T.O (2014) [23] cũng cho kết quả tương tự khi phát hiện không có sự liên quan giữa yếu tố tuổi với chất lượng cuộc sống của người suy tim

mạn (r = 0.12; p >0.05). Nghiên cứu củaPelegrino và cộng sự (2011) [45] đã chỉ ra yếu tố tuổi có mối liên quan nghịch nhưng rất yếu đến chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim với (r = -0.177; p =0.044). Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu khác lại tìm thấy có mối liên quan giữa yếu tố tuổi với chất lượng cuộc sống. Sự khác nhau này là do trong nghiên cứu của chúng tôi có sự chênh lệch quá nhiều về số lượng người bệnh suy tim trẻ tuổi và lớn tuổi, người bệnh suy tim lớn tuổi (>60 tuổi) chiếm 74.1% và chỉ có 25.9% người bệnh trẻ tuổi tham gia nghiên cứu trong khi đó tỷ lệ này ở các nghiên cứu khác là gần bằng nhau hoặc tỷ lệ người trẻ có cao hơn người lớn tuổi một chút.

4.3.2. Mối liên quan giữa yếu tố phân độ chức năng của suy tim theo Hội Tim mạch New York với chất lượng cuộc sốngcủa người bệnh suy tim mạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 75 - 76)