Mối liên quan giữa yếu tố trầm cảmvới chất lượng cuộc sốngcủa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 77 - 122)

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về điểm số trung bình nhóm sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống chung của người bệnh suy tim giữa các mức độ trầm cảm với p < 0,001. Trầm cảm càng nặng thì chất lượng cuộc sống của người bệnh càng giảm sút. Trầm cảm là một vấn đề khá phổ biến ở người bệnh suy tim mạn, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những người bệnh suy tim đang nằm điều trị tại bệnh viện nên có sự ảnh hưởng lớn về tâm sinh lý, thời gian nằm viện kéo dài cùng với những triệu chứng nặng của bệnh làm người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi, thêm vào đó là sự ảnh hưởng của môi trường bệnh viện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh. Vì vậy tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh suy tim mạn trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao chiếm 54.1%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu khác: Nghiên cứu của Gottlied và cộng sự (2004) [28] cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chất lượng cuộc sống của người bệnh trầm cảm và không trầm cảm với (p <0.001). Người bệnh trầm cảm có chất lượng cuộc sống thấp hơn nhiều so với

người bệnh không trầm cảm trên cả 8 lĩnh vực của chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu của Pressler (2010) [48] đã cho thấy có khoảng 26% người bệnh có triệu chứng trầm cảm nặng và yếu tố trầm cảm có mối tương quan chặt chẽ với chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim với (r = 0,68; p =< .0001), trầm cảm làm tăng mức độ suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim.Kết quả này cũng cho thấy để có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bênh suy tim mạn đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của người điều dưỡng trong việc làm giảm vấn đề trầm cảm của người bệnh suy tim mạn. Người điều dưỡng trong công tác chăm sóc ngoài việc thực hiện y lệnh thuốc cho người bệnh, theo dõi diễn biến bệnh còn phái chăm sóc cả vấn đề tâm lý của người bệnh. Với những người bệnh có vấn đề trầm cảm mức vừa và nhẹ người điều dưỡng cần thường xuyên quan tâm trò chuyện để nắm bắt tâm tư, tình cảm cũng như những thây đổi tâm lý của người bệnh đồng thời giúp họ giải tỏa những thắc mắc, lo âu trong quá trình người bệnh nằm viện điều trị bệnh. Với người bệnh có vấn đề trầm cảm nặng hơn cần phải phát hiện sớm và báo bác sĩ để có những điều trị hỗ trợ thuốc kịp thời cho nguoi bệnh.

4.3.4. Mối liên quan giữa yếu tố hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sốngcủa người bệnh suy tim mạn

Kết quả phân tích trong nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy có mối tương quan thuận giữa yếu tố hỗ trợ xã hội với sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống chung với p < 0.001. Điều đó có nghĩa người bệnh suy tim có nhiều sự hỗ trợ quan tâm từ người thân trong gia đình, từ bạn bè và từ những người quan trọng khác thì có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Người Việt Nam có truyền thống sống nhiều thế hệ trong cùng một gia đình, con cái luôn sống cùng với ông bà, cha mẹ. Khi sống cùng với nhau,mối quan hệ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình sẽ được thắt chặt và mỗi cá nhân sẽ sống có trách nhiệm hơn với gia đình của mình. Người bệnh khi sống cùng gia đình sẽ không cảm thấy cô đơn đồng thời họ sẽ được người thân hỗ trợ, giúp đỡ chăm sóc sức khỏe, do đó góp phần làm chất lượng cuộc sống của người bệnh tốt hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 69.6% người bệnh suy tim đã kết hôn và 91.1% trong số họ

sống cùng với gia đình vì vậy sự hỗ trợ họ nhận được là từ người thân trong gia đình là rất lớn với điểm số trung bình cao nhất (24 điểm). Một số nghiên cứu cũng cho thấy những người bệnh sống chung với gia đình thường có chất lượng cuộc sống tốt hơn so với những người bệnh có hoàn cảnh sống một mình như nghiên cứu của Iqbal (2010) [35] và nghiên cứu của Barutcu (2013) [15]. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Dương T.O (2014) [23] yếu tố hỗ trợ xã hội đã có mối quan hệ tích cực với chất lượng cuộc sống chung của người bệnh suy tim tại Vĩnh Phúc với (r = 0,38, p <0,01).Ngoài ra, nghiên cứu của Barutca và cộng sự (2013) [15]; của Aburuz (2016) [10] kết quả cũng cho thấy yếu tố hỗ trợ xã hội có tương quan chặt chẽ với chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim cả lĩnh vực thể chất lẫn tinh thần, người bệnh nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía gia đình, những người bệnh suy tim chưa có gia đình có chất lượng cuộc sống thấp hơn những người bệnh có gia đình.

Trong công tác chăm sóc người bệnh suy tim mạn đang điều trị tại bệnh viện, điều vô cùng cần thiết để có thể góp phần cải thiện sức khỏe cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh đó là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhân viên y tế và gia đình người bệnh. Nhân viên y tế mà đặc biệt là điều dưỡng cần phải trao đổi và giúp người nhà hiểu được rằng để người bệnh có những tiến triển tốt trong việc điều trị bệnh cần có sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần từ người thân trong gia đình và các mối quan hệ từ bạn bè của người bệnh chứ không phải chỉ có phụ thuộc vào nhận viên y tế, phụ thuộc vào việc điều trị tại bệnh viện. Sự quan tâm hỗ trợ từ người nhà là liều thuốc tinh thần cực tốt giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

4.3.5. Hồi quy đa biến giữa các yếu tố độc lập với chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn

Mô hình hồi quy đa biến trong nghiên cứu của chúng tôi đãcho thấy yếu tố phân độ chức năng suy tim, trầm cảm và hỗ trợ xã hội dự đoán 81.7% sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn (R2 = 0.81, F = 145.5, p< 0.001). Trong đó 2 yếu tố dự đoán sự thay đổi chất lượng cuộc sống mạnh nhất là yếu tố

phân độ chức năng suy tim với (ß = - 0.47, p < 0.001) và yếu tố trầm cảm với (ß = - 0.47, p < 0.001). Hỗ trợ xã hội là yếu tố có liên quan độc lập một cách tích cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn với (ß = 0.16, p = 0.001).

Khi phân độ chức năng suy tim tăng lên thì mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như phù, khó thở, mệt mỏi…cũng tăng lên, tình trạng này gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim. Trong nghiên cứu này, yếu tố phân độ chức năng suy tim là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim với (ß = - 0.47, p < 0.001). Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự: Nghiên cứu của Zambroski (2005) [63] cho thấy yếu tố phân độ chức năng suy tim có liên quan đến chất lượng cuộc sống kém ở người bệnh suy tim với (ß = 0.22, p < 0.05), nghiên cứu của Demir và Unsar (2011) [20] cũng đã chứng minh yếu tố phân độ chức năng suy tim có tác động xấu đến chất lượng cuộc sống với (ß = 16.02, p < 0.001).

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh trầm cảm là yếu tố tiên lượng mạnh nhất về tỷ lệ tử vong, tái nhập viện, làm tăng các triệu chứng suy tim suy giảm sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim: Nghiên cứu của Rumsfeld (2003) [50] đã khẳng định trầm cảm là yếu tố tiên đoán mạnh mẽ nhất đến sự suy giảm tình trạng sức khỏe của người bệnh suy tim với (ß= -19.6; p < 0.001). Nghiên cứu của Adelborg (2016) [11] chỉ ra người bệnh suy tim bị trầm cảm có nguy cơ tử vong cao hơn so với người bệnh suy tim không trầm cảm tỷ lệ này sau 1 năm là (36% so với 33%), sau 5 năm là (68% so với 63%). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ngoài yếu tố phân độ chức năng suy tim thì yếu tố trầm cảm cũng là một yếu tố quan trọng liên quan đến sự giảm sút chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy tim với (ß = - 0.47, p < 0.001). Kết quả tương tự được thấy ở nghiên cứu của Uchmanowicz và Gobbens (2015) [58] trầm cảm là yếu tố dự báo quan trọng về chất lượng cuộc sống kém về cả lĩnh vực thể chất lẫn tinh thần của chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy tim tương ứng với (ß = - 0,328, p < 0.05) và (ß = - 0,492, p < 0.001); nghiên cứu của Loo và cộng sự (2016) [38] cũng chỉ ra trầm cảm là yếu tố dự báo chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim với (ß = -

0.22, p < 0.001). Do đó, quản lý hiệu quả trầm cảm có thể cải thiện sự suy giảm sức khỏe, mệt mỏi, giảm tỷ lệ tử vong, tái nhập viện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mô hình hồi quy trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hỗ trợ xã hội là yếu tố có liên quan một cách tích cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim với (ß= 0.16, p = 0.001). Kết quả nghiên cứu của Aburuz (2016) [10] cũng cho thấy sự hỗ trợ từ gia đình là yếu tố quan trọng đối với chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim với (ß = 0.29, p<0.001). Nghiên cứu của Gallagher (2016) [26] đã chỉ ra hỗ trợ xã hội làm giảm sự tác động tiêu cực giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh suy tim với (ß= - 11.72, p < 0.05)

4.4. Ưu – nhược điểm của nghiên cứu * Ưu điểm

Đây là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tại Khánh Hòa. Do đó kết quả nghiên cứu:

- Sẽ góp phần mô tả rõ hơn chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn cũng như việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng cuộc sống, làcơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo hay các công trình can thiệp hỗ trợ các yếu tố tích cực trong tương lai tại Khánh Hòa để nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn.

- Là cơ sở để triển khai các biện pháp chăm sóc, điều trị cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của người bệnh một cách toàn diện để hướng tới việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn

Nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng mô hình chất lượng cuộc sống của Ferrans để xây dựng khung lý thuyết.

*Nhược điểm

Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang tại một thời điểm ngắn. Cách chọn mẫu thuận tiện, cỡ mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn.

Bộ công cụ thu thập số liệu hơi dài

Do chưa tìm hiểu hết mối liên quan của tất cả các yếu tố nên không thể khái quát hết ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu: " Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2017" chúng tôi đưa ra một số kết luận:

1. Chất lượng cuc sng của người bnh suy tim mn ti bnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2017: khá thp c v lĩnh vực sc khe th cht ln sc khe tinh thn

- 8 lĩnh vực chất lượng cuộc sống phần lớn có điểm số thấp, có 5/ 8 lĩnh vực có điểm số chất lượng cuộc sống thấp < 50 điểm: hoạt động thể chất (42.6 điểm), hạn chế vai trò thể chất (34.4 điểm), sức khỏe chung (31.4 điểm), sức sống (42.2 điểm), lĩnh vực xã hội (48 điểm); chỉ có 3/8 lĩnh vực có điểm số > 50 hạn chế vai trò cảm xúc (55.1 điểm), sức khỏe tinh thần (50.6 điểm) và cảm nhận đau (60.9 điểm).

- Điểm số 2 thành phần chất lượng cuộc sống: sức khỏe thể chất có điểm số thấp hơn sức khỏe tâm thần 42.3 điểm so với 49 điểm.

- Chất lượng cuộc sống chung có điểm số thấp 45.6 điểm.

2. Các yếu tảnh hưởng đến chất lượng cuc sng của người bnh suy tim mn ti bnh viện đa khoa tnh Khánh Hòa năm 2017

- Không có mối liên quan giữa yếu tố tuổi với chất lượng cuộc sống (r = - 0.15, p> 0.05).

- Có mối tương quan nghịch giữa yếu tố phân độ chức năng suy tim theo Hội Tim mạch New York với chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim mạn (r = - 0.75, p< 0.001).

- Có mối tương quan nghịch giữa yếu tố trầm cảm với chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim mạn (r = - 0.78, p < 0.001).

- Mối tương quan thuận giữa yếu tố hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim mạn (r = 0.57, p < 0.001).

KHUYẾN NGHỊ

Điều dưỡng cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của người bệnh để điều chỉnh chế độ chăm sóc đồng thời giúp bác sĩ kịp thời điều chỉnh chế độ điều trị góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh suy tim mạn

Cải thiện vấn đề trầm cảm ở người bệnh suy tim mạn: Điều dưỡng cần chú ý đến một số đối tượng đặc biệt như người bệnh không có việc làm, phụ nữ, những người có hoàn cảnh sống một mình hoặc ly hôn, giúp người bệnh giải quyết những vấn đề lo lắng để an tâm điều trị như tổ chức các buổi trò chuyện giải đáp các vấn đề sức khỏe cũng như giúp người bệnh giải tỏa tâm lý buồn, lo lắng đồng thời khuyến khích người bệnh tham gia các câu lạc bộ cho người bệnh trong thời gian điều trị tại bệnh viện để hạn chế bớt tình trạng trầm cảm, lo lắng của người bệnh. Điều dưỡng có thể liên hệ với các tổ chức từ thiện để có biện pháp giúp đỡ hỗ trợ về tài chính giảm bớt những lo lắng viện phí cho người bệnh có hoàn cảnh cô đơn, sống một mình để họ yên tâm điều trị.

Hỗ trợ xã hội là vấn đề vô cùng cần thiết đối với người bệnh, nó không những hỗ trợ người bệnh về mặt sức khỏe thể chất mà còn cả mặt sức khỏe tinh thần. Do đó, chúng tôi khuyến nghị cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhận viên y tếvới gia đình, bạn bè của người bệnh.

Cần có thêm bảng dịch Tiếng Việt có thẩm định ngắn gọn và chuyên biệt hơn để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn như thang đo đánh giá sự ảnh hưởng của suy tim đến chất lượng cuộc sống (Minnesolta Living with Heart Failure Questionnaire)

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Phạm Văn Cường, Hoàng Anh Tiến, Huỳnh Văn Minh (2012). Đánh giá chất lượng cuộc sống theo bảng SF36 trước và sau điều trị tích cực bệnh nhân suy tim mạn. Kỷ yếu hội nghị tim mạch năm 2012, 493-497.

2. Lê Minh Đức (2012). Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tim mạn, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Ngọc Huyền và Nguyễn Tiến Dũng (2013). Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của người già suy tim tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 64.

4. Nguyễn Thị Thúy Minh (2013). Khảo sát chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tim, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

5. Trần Kim Trang (2012). Các thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân tim mạch. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), 9-14.

6. Hồ Huỳnh Quang Trí (2013). Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân suy tim, http://timmachhoc.vn/tong-quan-cac-van-de-tim-mach-hoc/929-danh- gia-chat-luong-song-cua-benh-nhan-suy-tim.html 22/05/2013.

7. Nguyễn Lân Việt, Phạm Việt Tuân, Phạm Mạnh Hùng (2010). Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện tim mạch Việt Nam trong thời gian 2003 – 2007. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 52, 11-18.

8. Phạm Nguyễn Vinh, Phạm Gia Khải, Đặng Vạn Phước (2015). Khuyến cáo của hội Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam về chẩn đoán điều trị suy tim cập nhật 2015. Hội tim mạch học Việt Nam.

9. Phạm Thị Xuân (2015). Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh bị lupus ban đỏ hệ thống tại bệnh viện Bạch Mai, Khoa Điều Dưỡng, Đại hoc Thăng Long.

10. AbuRuz M.E, Alaloul F, Saifan A et al (2016). Quality of Life for Saudi Patients With Heart Failure: A Cross-Sectional Correlational Study. Glob J Health Sci, 8(3), 49-58.

11. Adelborg K, Schmidt M, Sundboll J et al (2016). Mortality Risk Among Heart Failure Patients With Depression: A Nationwide Population-Based Cohort Study. J Am Heart Assoc, 5(9).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 77 - 122)