Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 38)

- Địa điểm nghiên cứu: tại khoa Nội Tim mạch Lão học, bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa

2.3. Thiết kề nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Sơ đồ 1.

Sơ đồ 1. 4 Sơ đồ 2.Thiết kế nghiên cứu 2.3.1. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu của nghiên cứu là toàn bộ người bệnh suy tim mạn đang điều trị tại Khoa Nội Tim mạch Lão học, bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tiến hành nghiên cứu (01/2017 - 04/2017) phù hợp với các tiêu chuẩn lựa chọn và

N = người bệnh suy tim điều trị tại khoa Nội Tim mạch Lão học, bệnh viện đa

khoa tỉnh khánh Khánh Hòa

Đối tượng nghiên cứu

n =135 người bệnh suy tim mạn

Đối tượng tham gia

Người bệnh suy tim mạn điều trị nội trú. Có bệnh mạn tính kèm theo

Đồng ý tham gia vào nghiên cứu

Đối tượng không tham gia

Người bệnh suy tim cấp

Người bệnh suy tim mạn điều trị ngoại trú Người bệnh hôn mê, bán hôn mê

Không có khả năng trả lời phỏng vấn

Thu thập số liệu khảo sát về chất lượng cuộc sống và một số yếu tố ảnh hưởng

của người bệnh suy tim mạn

Phân tích số liệu

đã chọn được 135 người bệnh suy tim mạn phù hợp các tiêu chuẩn cũng như người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu

Kỹ thuật chọn mẫu toàn bộ để lựa chọn người bệnh suy tim mạn đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu

Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm hoàn thiện bộ công cụ khảo sát

Các bộ công cụ: thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngắn (SF36), thang đo quy mô đa chiều nhận thức các hỗ trợ xã hội (MSPSS), thang đo trầm cảm Beck II (BDI II) là những bộ công cụ đã được dịch sang tiếng Việt và sử dụng trong một số nghiên cứu trước. Sau khi được sự đồng ý của các tác giả về quyền được sử dụng trong nghiên cứu này, nghiên cứu viên đãtiến hành chỉnh sửa, bổ sung sao cho phù hợp với đối tượng và địa bàn nghiên cứu, sau đó tiến hành khảo sát thử nghiệm 30 người bệnh suy tim mạn và kiểm tra độ tin cậy thống nhất nội bộ của các bảng câu hỏi với Cronbach anpha tương ứng là 0,8; 0,9 và 0,86. Bộ công cụ nghiên cứu sau đó đã được sửa chữa cho phù hợp với từng lĩnh vực khách quan của bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong năm 2017.

Bước 2: Tiến hành điều tra

Nghiên cứu được tiến hành điều tra từ 01/01/2017 đến 30/4/2017 bằng cách phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt với người bệnh theo nội dung phiếu khảo sát được in sẵn.

Khi tiến hành điều tra, nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích nghiên cứu cho người bệnh. Những người bệnh suy tim mạn có đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và đồng ý tham gia vào nghiên cứu được yêu cầu ký vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn.

Người bệnh được mời đến một phòng riêng, rộng rãi và yên tĩnh tại khoa Nội Tim mạch Lão học để tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

Việc phỏng vấn được tiến hành vào tất cả các ngày trong tuần thời gian từ 8 giờ đến 16 giờ. Thời gian cho mỗi lần phỏng vấn khoảng 20 - 30 phút

Nghiên cứu viên đọc câu hỏi và câu trả lời để người bệnh lựa chọn câu trả lời, nếu câu hỏi nào người bệnh chưa hiểu sẽ được nghiên cứu viên giải thích kỹ để người bệnh hiểu và trả lời, sau đó thư ký sẽ ghi lại đáp án người bệnh chọn.

Bước 3: Tổng hợp phiếu điều tra.

Sau mỗi buổi điều tra, các phiếu điều tra được nghiên cứu viên tổng hợp, kiểm tra một cách kỹ lưỡng về số lượng, chất lượng nội dung câu hỏi và loại trừ những phiếu điều tra không đạt.

2.4. Các biến số nghiên cứu

(Nội dung chi tiết các biến số nghiên cứu ở phụ lục 2) 2.4.1. Biến phụ thuộc

Nhóm biến số về chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim mạn thông qua thang đo SF36 gồm 8 lĩnh vực chất lượng cuộc sống và 2 nhóm sức khỏe thể chất và nhóm sức khỏe tinh thần (phụ lục 2):

- Hoạt động thể chất (Physical Functioning)

- Hạn chế vai trò hoạt động thể chất (Role Physical) - Hạn chế vai trò chức năng cảm xúc (Role Emotion) - Cảm nhận sức sống (Vitaly)

- Sức khỏe tâm thần (Mental Health): - Hoạt động xã hội (Social Functioning) - Cảm nhận đau (Bodily Pain)

- Cảm nhận sức khỏe tổng quát (General Health)

- Nhóm sức khỏe thể chất (Physical Component Summary) - Nhóm sức khỏe tinh thần (Mental Component Summary)

2.4.2. Biến độc lập

- Nhóm biến số về đặc điểm nhân khẩu xã hội học: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống, phân độ chức năng suy tim theo Hội Tim mạch New York, thời gian suy tim, bệnh kèm theo (phụ lục 2).

- Nhóm biến số về trầm cảm gồm 21 biến số (phụ lục 2).

2.5. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn đánh giá 2.5.1. Thang đo 2.5.1. Thang đo

Phiếu khảo sát: gồm 4 phần

Phần 1: Đặc điểm nhân khẩu xã hội học: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống, phân độ chức năng suy tim theo Hội Tim mạch New York, thời gian mắc bệnh suy tim, bệnh kèm theo của đối tượng nghiên cứu. Trong đó bệnh kèm theo và phân độ chức năng suy tim theo Hội Tim mạch New York được thu thập thông tin dựa vào hồ sơ bệnh án.

Phần 2: Thang đo chất lượng cuộc sống (SF36):

Chất lượng cuộc sống được khảo sát dựa vào thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngắn (SF36), được phát triển bởi Ware và cộng sự (1992) [60]. Đây là thang đo chung đo lường một cách tổng quát các lĩnh vực chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim.

Theo Louredo (2015) [40] thang đo này có mối tương quan cao với phân độ chức năng của suy tim theo Hội Tim mạch New York. Nghiên cứu của Dương T.O (2014) [23] đã đánh giá thang đo này có sự thống nhất nội bộ và độ tim cậy cao với Cronback alpha là 0.81.

Thang đo gồm có 36 câu đo lường 8 lĩnh vực của chất lượng cuộc sống và các lĩnh vực này được chia làm 2 nhóm: Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Cụ thể:

*8 lĩnh vực sc khe gm:

Lĩnh vực 1: Hoạt động thể chất (Physical Functioning: PF) gồm 10 câu đề cập

đến các mức độ hạn chế hoạt động thể chất: các hoạt động tự chăm sóc, xách hàng hóa khi đi chợ, lên xuống cầu thang, cúi gập người hay quỳ gối, đi bộ và tắm rửa hay thay quần áo cùng với các mức độ khó khăn hoặc không khó khăn khi thực hiện.

Lĩnh vực 2:Hạn chế vai trò hoạt động thể chất (Role Physical: RP): 4 câu,

đánh giá mức độ hạn chế về hoạt động thể chất gây hạn chế công việc/sinh hoạt hàng ngày.

Lĩnh vực 3: Cảm nhận đau (Bodily Pain: BP) gồm 2 câu đo lường cường độ

đau và ảnh hưởng của mức độ đau đến công việc hàng ngày trong vòng 1 tháng qua.

Lĩnh vực 4: Nhận thức sức khỏe tổng quát (General Health: GH) gồm 5 câu

là đánh giá của cá nhân về sức khỏe hiện tại, triển vọng về sức khỏe đối với bệnh tật.

Lĩnh vực 5: Cảm nhận sức sống (Vitaly: VT) gồm 4 câu đo lường cảm giác

tràn đầy năng lượng, sự mệt mỏi và kiệt sức của người bệnh

Lĩnh vực 6: Hạn chế vai trò chức năng cảm xúc (Role emotion: RE) gồm 3 câu. Lĩnh vực 7: Sức khỏe tâm thần (Mental health: MH): gồm 5 câu đánh giá sức khỏe tâm thần chung như trầm cảm, lo âu, kiểm soát hành vi cảm xúc, những ảnh hưởng tích cực nói chung.

Lĩnh vực 8: Hoạt động xã hội (Social Functioning: SF): 2 câu đo lường mức

độ sức khỏe thể chất hoặc vấn đề cảm xúc ảnh hưởng tới các hoạt động xã hội bình thường.

*2 nhóm sc khe th cht và sc khe tinh thn ca chất lượng cuc sng:

- Nhóm sức khỏe thể chất (Physical Component Summary: PCS) bao gồm 4 lĩnh vực 1, 2, 3, 4 của chất lượng cuộc sống.

- Nhóm sức khỏe tinh thần (Mental Component Summary: MCS) bao gồm 4 lĩnh vực 5, 6, 7, 8 của chất lượng cuộc sống.

*Cách tính điểm (chi tiết ph lc 3).

Điểm số cho mỗi câu được tính từ 0 - 100 điểm; điểm số càng cao có nghĩa là chất lượng cuộc sống càng tốt, trong đó 0 điểm tương ứng với chất lượng cuộc sống thấp nhất, 100 điểm tương ứng với chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Điểm cụ thể với từng câu được xác định dựa vào thứ tự câu trả lời trong mỗi câu chi tiết ở (phụ lục 3).

Điểm trung bình cho từng lĩnh vực lượng cuộc sống 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 được tính bằng trung bình điểm của tất cả các câu trả lời thuộc lĩnh vực đó (phụ lục 3).

Điểm trung bình nhóm sức khỏe thể chất (phụ lục 3): được tính bằng trung bình điểm 4lĩnh vực số 1, 2, 3, 4.

Điểm trung bình nhóm sức khỏe tinh thần (phụ lục 3): được tính bằng trung bình điểm 4 lĩnh vực số 5, 6, 7, 8.

Điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung (phụ lục 3): được tính bằng trung bình điểm nhóm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

Phần 3: Thang đo trầm cảm

Vấn đề trầm cảm ở người bệnh suy tim mạn được đo lường thông qua thang đo trầm cảm Beck II (Beck Depression Inventory II: BDI-II) được phát triển và sửa đổi bởi Beck và cộng sự (1996) [16].

Theo Wang và Gorenstein (2013) [59] đây là thang đo được sử dụng rộng rãi nhất để kiểm tra tâm lý đo lường mức độ trầm cảm. Ngoài ra, Lahlou-Laforêta (2015) [37] nhận xét rằng thang đo trầm cảm Beck là công cụ đáng tin cậy để đánh giá trầm cảm ở người bệnh suy tim.

Thang đo trầm cảm Beck II đã được Wang và Gorenstein (2013) [59] đánh giá về sự thống nhất nội bộ, độ tin cậy cao với Cronback alpha là 0,9 dao động trong khoảng từ 0,84 - 0,94. Thang đo này được đã được dịch sang tiếng Việt và đang được sử dụng thường quy tại Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia.

Thang đo gồm có 21 mục tự báo cáo đo lường nhận thức, thái độ và triệu chứng đặc trưng bệnh trầm cảm gồm sự buồn rầu, bi quan, cảm giác thất bại, sự không hài lòng, cảm giác tội lỗi, cảm giác bị trừng phạt, sự căm ghét bản thân, sự tự phê phán bản thân, ý nghĩ tự sát, sự khóc lóc, dễ bị kích thích, mất sự quan tâm, thiếu quyết đoán, sự vô dụng, sự mất sinh lực, giấc ngủ xáo trộn, tính dễ bực bội, chán ăn, sự khó tập trung chú ý, sự mệt mỏi, mất ham muốn tình dục.

* Cách tính điểm (ph lc 3): Mỗi câu trả lời cho mỗi mục sẽ có một mức

điểm tương ứng từ 0 - 3 điểm. Tổng số điểm của 21 mục trong khoảng từ 0 - 63 điểm

Phần 4: Thang đo về hỗ trợ xã hội:

Vấn đề hỗ trợ xã hội của người bệnh suy tim mạn được đo lường thông qua thang đo Quy mô đa chiều nhận thức các hỗ trợ xã hội (Multidimensional Scale of Perceived Social Support: MSPSS) được phát triển bởi Zimet (1988) [64].

Thang đo đã được dịch sang tiếng Việt và sử dụng trong một số các nghiên cứu như: nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền (2013) [3], của Dương T.O (2014) [23].

Thang đo này đã chứng minh là đạt độ tin cậy cao và thường được dùng trong các nghiên cứu trên người bệnh suy tim. Năm 1988 Zimet và cộng sự[64] đã kiểm tra độ tin cậy của thang đo Quy mô đa chiều về nhận thức các hỗ trợ xã hội (MSPSS) với 275 đối tượng lần đầu hệ số Cronback anpha dao động từ 0,85 – 0,91, lần 2 được tiến hành sau 2 – 3 tháng trên 69 đối tượng trong số 275 đối tượng ban đầu giá trị Cronback anpha dao động từ 0,72 – 0,85 cho thấy sự ổn định độ tin cậy của thang đo Quy mô đa chiều về nhận thức các hỗ trợ xã hội (MSPSS) khá tốt. Năm 1990 Zimet và cộng sự [65] đánh giá sự thống nhất nội bộ và độ tin cây của thang đo Quy mô đa chiều về nhận thức các hỗ trợ xã hội (MSPSS) trên mẫu 265 phụ nữ mang thai với Cronback anpha dao động 0,84 – 0,92. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Dương T.O (2014) [23] thang đo này đã được kiểm tra có độ tin cậy cao với hệ số Cronback anpha là 0.84

Thang đo gồm 12 câu được thiết kế để đo lường nhận thức sự hỗ trợ từ 3 nguồn: gia đình (4 câu), bạn bè (4 câu) và những người quan trọng khác (4 câu). Mỗi câu hỏi có 7 phương án trả lời từ 1 “rất không đồng ý” đến 7 “rất đồng ý”. Tổng điểm nhận thức hỗ trợ xã hội càng cao thì người bệnh càng nhận được nhiều về sự hỗ trợ xã hội.

* Cách tính điểm ( chi tiết ph lc 3):

Điểm số nhận thức sự hỗ trợ từ gia đình được tính bằng tổng điểm các câu 3, 4, 8, 11. Điểm số nhận thức sự hỗ trợ từ bạn bè được tính bằng tổng điểm các câu 6, 7, 9, 12. Điểm số nhận thức sự hỗ trợ từ những người quan trọng khác được tính bằng tổng điểm các câu 1, 2, 5, 10. Trong từng lĩnh vực, điểm số thấp nhất là 4 điểm và cao nhất là 28 điểm. Điểm số nhận thức hỗ trợ xã hội là tổng điểm của tất cả 12 câu, điểm số thấp nhất là 12 điểm và cao nhất là 84 điểm.

2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá

* Phân độ chức năng suy tim theo Hội Tim mạch New York [62]:

- Độ I: Có bệnh tim nhưng không hạn chế về vận động thể lực, không khó thở. - Độ II: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường xuyên ngay khi nghỉ ngơi - Độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực.

- Độ IV: Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực.

*Đánh giá chất lượng cuộc sống: chất lượng cuộc sống có điểm trung bình

từ 0 - 100 điểm, điểm càng cao chất lượng cuộc sống càng tốt. Sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống chung được phân thành 4 mức dựa vào điểm số trung bình [9]:

- Từ 0 - 25: chất lượng cuộc sống kém

- Từ 26 - 50: chất lượng cuộc sống trung bình - Từ 51 - 75: chất lượng cuộc sống khá

- Từ 75 - 100: chất lượng cuộc sống tốt

*Đánh giá mức độ trầm cảm: Dựa vào tổng số điểm của 21 mục, mức độ trầm cảm của BDI-II được phân làm 4 loại [59]

- Từ 0 - 13 điểm: không trầm cảm - Từ 14 - 19 điểm: trầm cảm nhẹ - Từ 20 - 29 điểm: trầm cảm vừa - Từ 30 - 63 điểm: trầm cảm nặng

* Đánh giá mức hỗ trợ xã hội: dựa vào tổng số điểm của 12 câu mức hỗ trợ

xã hội được chia làm 3 loại [42]:

- Từ 12 - 48 điểm: hỗ trợ xã hội mức thấp - Từ 49 - 68 điểm: hỗ trợ xã hội mức trung bình - Từ 69 - 84 điểm: hỗ trợ xã hội mức cao

2.6. Phương pháp phân tích số liệu

Bước 1: Kiểm tra và làm sạch số liệu Bước 2: Nhập liệu

- Sử dụng phần mềm SPSS 22.0, thuật toán frequency để kiểm tra các kết quả ngoại lai.

- Xem xét lại toàn bộ và hiệu chỉnh các sai sót trong quá trình nhập liệu.

Bước 3: Xử lý và phân tích số liệu

- Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0

- Thống kê mô tả: được thực hiện để mô tả chất lượng cuộc sống, đặc điểm trầm cảm, hỗ trợ xã hội của người bệnh suy tim mạn: tỷ lệ, tần số, trung bình...

- Phân tích mối tương quan:

- Pearson correlation được sử dụng để phân tích mối liên quan giữa yếu tố tuổi và hỗ trợ xã hội đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn

- Test One - way ANOVA được sử dụng để phân tích mối liên quan giữa yếu tố phân độ chức năng suy tim, yếu tố trầm cảm đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn.

- Phân tích hồi quy đa biến giữa các biến độc lập có mối liên quan với chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn

- Độ tin cậy: với p ≤ 0,05, khoảng tin cậy 95%

2.7. Vấn đềđạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu này đã được triển khai sau khi thông qua Hội đồng đạo đức của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

Nghiên cứu được thông qua Ban Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)