Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sốngcủa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 64 - 69)

Bảng 3. 28Bảng 3.24. Mối tương quan giữa các biến độc lập lên chất lượng cuộc sống

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa R2 = 0.81 VIF < 2 ** p< 0.01; *** p< 0.001 ß SE ßeta Hệ số chặn 81.7 7.27 Tuổi - 0.023 0.048 - 0.019 NYHA -12.73*** 1.16 - 0.473*** Trầm cảm -7.43*** 0.73 -0.473*** Hỗ trợ xã hội 0.28** 0.79 0.16**

Phương trình hồi quy chuẩn hóa: Chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim mạn = – 0.473 * phân độ chức năng suy tim – 0.473 * trầm cảm + 0.16 * hỗ trợ xã hội

Mô hình hồi quy cho thấy các yếu tố: phân độ chức năng suy tim và trầm cảm,hỗ trợ xã hội có ảnh hưởng độc lập đáng kể đến điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn.

Phương trình hồi quy chuẩn hóa đã chỉ ra yếu tố phân độ chức năng suy tim và trầm cảm là 2 yếu tố có tương quan độc lập ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim mạn. Đây là 2 yếu tố tiên đoán mạnh nhất đến chất lượng cuộc sống người bệnh suy timmạn với (ß =- 0.47, p<0.001). Yếu tố hỗ trợ xã hội là yếu tố có ảnh hưởng độc lập tích cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn với (ß = 0.16, p = 0.001).

Phân độ chức năng suy tim, trầm cảm và hỗ trợ xã hội tiên đoán 81.7% sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn

Chương 4:

BÀN LUẬN

Với xu hướng già hóa dân số của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tỷ lệ bệnh suy tim cùng nhiều bệnh khác ở người già đã trở thành mối quan tâm lớn của xã hội, việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim đã, đang thu hút nhiều sự quan tâm của ngành y tế. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim là khá thấp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: tuổi, giới, phân độ chức năng suy tim, phân suất tống máu, mức độ trầm trọng của bệnh, bệnh kèm theo, trầm cảm, hỗ trợ xã hội... Kết quả nghiên cứu chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hoà năm 2017 cũng khá thấp cả về thể chất lẫn tinh thần với điểm số trung bình chất lượng cuộc sống là 45.2 ± 17.4 đồng thời cũng cho thấy có mối liên quan nghịch giữa chất lượng cuộc sống với yếu tố phân độ chức năng suy tim theo Hội Tim Mạch New York và yếu tố trầm cảm và mối tương quan thuận giữa chất lượng cuộc sống với yếu tố hỗ trợ xã hội (r = 0.57, p< 0.001). Nghiên cứu này thu số liệu trên một mẫu thuận tiện gồm 135 người bệnh đã được chẩn đoán suy tim mạn đang nằm điều trị tại khoa nội Tim Mạch Lão Học bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 30 tháng 4 năm 2017. Các công cụ nghiên cứu bao gồm: Bảng câu hỏi về nhân khẩu xã hội học, thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngắn (SF36), thang đo trầm cảm Beck II và thang đo nhận thức hỗ trợ xã hội (MSPSS). Các bảng công cụ sử dụng trong nghiên cứu đã được dịch sang Tiếng Việt bởi các nghiên cứu trước và đã được kiểm tra độ tin cậy thống nhất nội bộ của các bảng câu hỏi với Cronbach anpha tương ứng là 0,8; 0,9 và 0,86. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng thống kê mô tả và kiểm định ANOVA, tương quan Pearson. Qua đó, các phát hiện của nghiên cứu này được tóm tắt như sau:

4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Tuổi và giới

Tỷ lệ mắc bệnh suy tim tăng lên theo tuổi, điều này đã được tác giả Bui L.A và cộng sự đề cập năm 2011 [18]: bệnh suy tim tăng 0.7% ở những người từ 45 - 54

tuổi, 1% ở người từ 55 - 64 tuổi, 8.4% ở những người >75 tuổi và >10% ở những người từ 85 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, cùng với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật y tế tuổi thọ dân số ngày càng tăng. Vì vậy, tuổi trung bình của bệnh suy tim cũng ngày càng tăng. Và độtuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 66.6 ± 14.2 tuổi với tỷ lệ người bệnh suy tim mạn trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao 74.1%. Kết quả này cũng tương tự với một số nghiên cứu trong nước: nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Minh (2013) [4] có độ tuổi trung bình là 61.4 tuổi, nghiên cứu của Lê Minh Đức (2012) [2] có tuổi trung bình 64.5 ± 14 tuổi trong đó nam giới ít hơn nữ giới (44.4% và 55.6%), tỷ lệ nam/nữ là 1/1.25; nghiên cứu của Dương T.O (2014) [23] cũng có tỷ lệ nam giới ít hơn nữ giới (48,9% và 51.1%). Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi là 1/1.25 với 45.2% nam giới và 54.8% nữ giới tương tự như các nghiên cứu trên.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu khác cho thấy người bệnh suy tim tham gia nghiên cứu có tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới: nghiên cứu của Juenger (2002) [36] với tỷ lệ nam là 84.4%, nữ là 15.6%; nghiên cứu của Gottlieb (2004) [29] với 79% nam giới, 21% nữ giới; nghiên cứu của Pressler (2010) [48] với 63% nam giới, 37% nữ giới; nghiên cứu của Aburuz (2016) [10] tỷ lệ nam là 58.3%, nữ là 41.7%. Tuy nhiên theo Strömberg và Mårtensson (2003) [56] tỷ lệ mắc bệnh suy tim chung của cả giới nam và nữ hiện nay là như nhau.Và sự khác biệt về tỷ lệ nam nữ giữa nghiên cứu của chúng tôi với một số nghiên cứu khác có thể là do chúng tôi đã chọn cách lấy mẫu liên tục nên chưa phản ánh được tỷ lệ nam nữ thật sự trong dân số nghiên cứu.

4.1.2. Nghề nghiệp và trình độ học vấn:

Nghề nghiệp là một yếu tố có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh bởi lẽ người bệnh còn đang làm việc có nghĩa là họ vẫn có thể tham gia nhiều các hoạt động trong gia đình và ngoài xã hội, họ vẫn có nhiều các mối quan hệ xã hội. Trong nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh suy tim không tham gia làm việc do những nguyên nhân như không đủ sức khỏe lao động, nghỉ hưu, nội trợ hoặc già yếu chiếm tỷ lệ cao 74.8% điều này cũng hoàn toàn phù hợp khi phần

lớn người bệnh tham gia nghiên cứu trên 60 tuổi chiếm 74.1% với tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 66.6 ± 14.2 tuổi. Đây là độ tuổi nghỉ hưu, sức lao động giảm, các hoạt động xã hội cũng giảm dần thậm chí càng lớn tuổi người bệnh hầu như không ra khỏi nhà, không tham gia bất cứ hoạt động xã hội nào mà hoàn toàn phụ thuộc vào người thân. Kết quả tương tự được thấy trong nghiên cứu của Dương T.O [23] với 78.3% người bệnh tham gia nghiên cứu không tham gia làm việc và 82.3% người bệnh không có việc làm trong nghiên cứu của Pelegrino (2011) [45].

Đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tôi rất ít người có trình độ học vấn cao: chỉ có 1,5% có trình độ trung cấp, cao đẳng; không có đối tượng nào có trình độ đại học và sau đại học và phần lớn người bệnh suy tim có trình độ học vấn thấp (71.9%) trong đó người bệnh không biết chữ chiếm tỷ lệ 30.4%, trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ 41,5%. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho kết quả tương tự: nghiên cứu của Lê Minh Đức (2012) [2] có một nửa số người bệnh tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn thấp với 6% không biết chữ, 44% có trình độ tiểu học và chỉ có 5% có trình độ đại học; nghiên cứu của Barbareschi và cộng sự (2011) [13] có 32% người bệnh trình độ học vấn rất thấp, 24% có trình độ học vấn thấp và chỉ có 12% người bệnh có trình độ học vấn cao.

Khác với nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Minh (2013) [4] kết quả cho thấy người bệnh tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn cao hơn với 71.9% người bệnh có trình độ phổ thông cơ sở trở lên trong đó người có trình độ đại học chiếm 8.1% và chỉ có 2.5% người bệnh không biết chữ, 25.6% người bệnh có trình độ tiểu học. Sự khác nhau này là do đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu sống ở vùng nông thôn lại là người già với điều kiện của nước ta thì người già không có nhiều điều kiện học tập trong khi nghiên cứu trên được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh đây là thành phố lớn lớn người dân có nhiều điều kiện học tập và có trình độ học vấn cao hơn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không gặp nhiều khó khăn với nhóm đối tượng này vì cách thu thập số liệu của chúng tôi là phỏng vấn trực tiếp người bệnh.

4.1.3. Tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh sống

Nghiên cứu của chúng tôi có 69.6% người bệnh suy tim mạn đã kết hôn và có 91.1% người bệnh sống cùng với gia đình.

Đây là một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam nói riêng và các nước Phương Đông nói chung so với các nước Phương Tây, các thành viên thích sống cùng nhau trong một gia đình. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu Lê Minh Đức (2012) [2] có 93% người bệnh sống cùng với gia đình,nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Minh (2013) [4] có tỷ lệ người bệnh sống cùng với gia đình là 97.6% và 93.3% người bệnh đã kết hôn; nghiên cứu Dương T.O (2014) [23] có 95.6% người bệnh đã kết hôn và 93.5% người bệnh sống cùng với gia đình; nghiên cứu của Aburuz (2016) [10] có 61.2% người bệnh đã kết hôn. Chính vì vậy mà người bệnh suy tim tại Khánh Hòa có điểm số chất lượng cuộc sống nhóm lĩnh vực tinh thần (49 ± 20.6 điểm) cao hơn chất lượng cuộc sống nhóm lĩnh vực thể chất với 42.3 ± 20.6 điểm.

4.1.4. Đặc điểm suy tim của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng tham gia nhóm nghiên cứu của chúng tôi phần lớn người bệnh là suy độ III với 51.9%; còn lại là suy tim độ II và độ IV (48.1%) và không có suy tim độ I. Điều này phù hợp với đối tượng người bệnh suy tim đang điều trị tại bệnh viện nên số lượng người bệnh suy tim nặng độ III, IV chiếm tỷ lệ cao và không có suy tim độ I. Kết quả này cũng tương tự một số nghiên cứu khác: nghiên cứu của Dương T.O (2014) [23] có 52.2% là suy tim độ III còn lại là suy tim độ II và độ IV; nghiên cứu của Gottlied (2004) [28] có 59% người bệnh tham gia là suy tim độ III.

Bên cạnh đó, kết quả của một số nghiên cứu gần đây ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu phần lớn là người bệnh suy tim độ II như nghiên cứu của Lê Minh Đức (2012) [2] và Nguyễn Thị Thúy Minh (2013) [4] tỷ lệ suy tim độ II tương ứng 67% và 64.9% và không có người bệnh suy tim độ IV. Nghiên cứu của Saccomann (2010) [51] có 38.8% người bệnh suy tim độ I và 42.9% người bệnh suy tim độ II. Sự khác nhau này là do đối tượng của các nghiên cứu trên là người bệnh điều trị ngoại trú còn đối tượng của chúng tôi là

người bệnh đang điều trị nội trú nên những người bệnh suy tim tham gia nghiên cứu là người bệnh có triệu chứng nặng của bệnh với phân độ chức năng suy tim là độ II, III và IV trong đó phần lớn là suy tim độ III.

Tỷ lệ người bệnh suy tim có các bệnh kèm theo trong nghiên cứu của chúng tôi là rất cao chiếm 81.5%, trong đó tỷ lệ người bệnh có ít nhất 1 bệnh kèm theo chiếm tỷ lệ cao nhất với 70.4%. Kết quả tương tự được tìm thấy ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Minh (2013) [4] với 85.2% người bệnh suy tim có bệnh kèm theo, nghiên cứu của Dương T.O (2014) [23] có 82.7% người bệnh có ít nhất 2 bệnh kèm theo; nghiên cứu của Pelegrino (2011) [45] có 44.3% người bệnh có ít nhất một bệnh kèm theo. Phần lớn người bệnh tham gia nghiên cứu của chúng tôi là người lớn tuổi và có độ tuổi trung bình là 66.6 ± 14.2 tuổi, đây là độ tuổi mà người bệnh thường có nhiều bệnh kèm theo. TheoNaughton (2006) [44] người cao tuổi có tỷ lệ bệnh kèm theo là 86%.

4.2. Thống kê các biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 64 - 69)