Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phòng té ngã cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn sau can thiệpgiáo dục chuyên môn, năm 2019 (Trang 29)

Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1 Cỡ mẫu

Cỡ mẫu can thiệp của nghiên cứu được tính theo công thức: n = (Z(1-α/2) + Z(1-β))2

( )

Trong đó: Z(1-α/2) = 1,96

Z(1-β) = 0,84 (Lực mẫu được lựa chọn là 80%)

p1= 29,8% (tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về phòng ngừa ngã cho người bệnh trong nghiên cứu trước)[27].

p2 = 58% (tỷ lệ mong muốn về kiến thức đạt sau khi can thiệp)

Đánh giá kiến thức trước

Can thiệp

Đánh giá kiến thức sau

Trước can thiệp Sau can thiệp

Ngày: 16, 17/ 03/ 2019:

Tiến hành can thiệp giáo dục kiến thức cho điều dưỡng về phòng té ngã cho người bệnh Từ 04/ 03 đến 10/ 03/ 2019: Đánh giá trước can thiệp + Cuối buổi học ngày 17/ 03/ 2019: tiến hành đánh giá sau can thiệp lần 1. + Sau can thiệp 1 tháng đánh giá lần 2

Thay các số liệu trên vào công thức, kết quả tính được cỡ mẫu tối thiểu là:n khoảng 95 người.

Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi tiến hành can thiệp và thu thập số liệu được 122 điều dưỡng phù hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu và đảm bảo cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu.

2.4.2 Phương pháp chọn mẫu

Số lượng điều dưỡng trực tiếp chăm sóc tại các khoa nội 1, nội 2, nội 3, nội tim mạch, ngoại chấn thương, ngoại tổng hợp, hồi sức cấp cứu, y học cổ truyền, phục hổi chức năng, phòng khám của bệnh viện cụ thể như sau:

SST Khoa Số lượng điều dưỡng

1 Khối nội 42 2 Khối ngoại 41 3 Hồi sức cấp cứu 14 4 Y học cổ truyền 3 5 Phục hồi chức năng 4 6 Phòng khám 18 Tổng 122

Nghiên cứu viên tiến hành rà soát, chọn lựa các điều dưỡng trực tiếp chăm sóc bệnh nhân tại các khoa nói trên dựa vào tiêu chuẩn chọn mẫu. Có 122 điều dưỡng tại các khoa trên phù hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu và hạn chế sai số, nghiên cứu viên chọn toàn bộ 122 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc tại các khoa nội 1, nội 2, nội 3, nội tim mạch, ngoại chấn thương, ngoại tổng hợp, hồi sức cấp cứu, y học cổ truyền, phục hồi chức năng, phòng khámBệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tham gia vào nghiên cứu.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Sử dụng bộ câu hỏi tự điền để thu thập kiến thức của điều dưỡng về phòng ngừa té ngã cho người bệnh. Bộ công cụ của nghiên cứu gồm 2 phần: Phần 1 gồm những thông tin chung của đối tượng nghiên cứu như: tuổi, giới, trình độ chuyên môn, lịch sử đào tạo về phòng chống té ngã. Phần 2 là bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về dự phòng té ngã cho người bệnh của điều dưỡng.Bộ câu hỏi được hiệu chỉnh từ bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về dự phòng té ngã của điều dưỡng (Fall Knowledge Test) được xây dựng bởi Cơ quan nghiên cứu y tế và chất lượng Hoa Kỳ vào năm 2013 [8]. Bộ câu hỏi gồm 14 câu hỏi gồm các nội dung:nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, biện pháp can thiệp dự phòng té ngã và đánh giá nguy cơ té ngã của người bệnh.

- Quy trình xây dựng bộ câu hỏi như sau:

+ Bộ câu hỏi được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt bởi 1 giảng viên tiếng Anh của Bộ môn ngoại ngữ trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn. Bản dịch tiếng Việt được lấy ý kiến của 3 người (1 Bác sỹ đang công tác tại phòng khám, một điều dưỡng trưởng khoa nội tim mạch và 01 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn) về sự dễ hiểu và rõ nghĩa của bộ câu hỏi. Các ý kiến góp ý về việc điều chỉnh một số câu từ cho phù hợp với văn hóa của Việt Nam đã được thống nhất và điều chỉnh. Bộ công cụ sau dịch sang Tiếng Việt lại được dịch ngược lại sang tiếng Anh bởi 1 giảng viên tiếng Anh ở Bộ môn Ngoại ngữ của trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn (khác người dịch đầu). Bản tiếng Anh dịch ngược và bản gốc được so sánh, kiểm tra và thống nhất là không có sự khác biệt.

+ Bộ công cụ tiếng Việt được gửi đến 3 người (01 điều dưỡng đang chăm sóc người bệnh ở khối nội, 01 điều dưỡng đang chăm sóc người bệnh ở

khối ngoại, 01điều dưỡng đang chăm sóc người bệnh ở khoa phục hồi chức năng) để lấy ý kiến về sự phù hợp và đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong nghiên cứu. Các điều dưỡng đã thống nhất bộ công cụ có thể điều tra trên đối tượng nghiên cứu.

+ Bộ công cụ được điều tra thử trên 30 đối tượng điều dưỡng (có tiêu chuẩn tương tự như tiêu chuẩn chọn mẫu của nghiên cứu. Độ tin cậy của bộ công cụ đáp ứng yêu cầu để sử dụng trong nghiên cứu với chỉ số KR20là 0,93.

* Quy trình thu thập thông tin

Bước 1: Lấy danh sách Điều dưỡng theo số liệu của phòng kế hoạch

tổng hợp bệnh viện. Lựa chọn những điều dưỡng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.

Bước 2: Những đối tượng đủ tiêu chuẩn sẽ được giới thiệu mục đích,

nội dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu. Nếu đồng ý, đối tượng tham gia sẽ kí tên vào bản đồng ý tham gia nghiên cứu.

Bước 3: Những đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được phát bộ câu hỏi

tự điền để đánh giá kiến thức trước can thiệp.

Bước 4:Thực hiện can thiệp đào tạo cho đối tượng nghiên cứu về dự

phòng té ngã cho người bệnh bằng việc tổ chức 4 buổi tập huấn vào cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật). Tất cả 122 người được chia thành 4 nhóm (mỗi nhóm khoảng 30 người), đối tượng nghiên cứu có thể chọn 1 trong 4 buổi trong 2 ngày thứ 7 và chủ nhật để tham gia dự lớp tập huấn. Tài liệu tập huấn “chương trình đào tạo dự phòng té ngã cho người bệnh” được xây dựng dựa vào tài liệu an toàn người bệnh của Bộ y tế (2014)[4], Quản lý té ngã của bệnh viện Bạch Mai (2018)[1], phòng chống té ngã của tổ chức AHRQ[10].

Bước 5:Đánh giá kiến thức của đối tượng nghiên cứu được thực hiện

(T2)với bộ công cụ giống như trước can thiệp.

Bước 6:Sau khi thu thập được toàn bộ thông tin, nghiên cứu viên sẽ

kiểm tra toàn bộ bảng câu hỏi. Các số liệu được mã hóa, nhập vào máy tính đểphân tích.

2.6. Chương trình can thiệp

Chương trình đào tạo dự phòng té ngã cho người bệnh được xây dựng dựa vào “Tài liệu an toàn người bệnh” của Bộ y tế (2014)[4]; Quản lý té ngã của bệnh viện Bạch Mai (2018)[1]và phòng chống té ngã của tổ chức AHRQ[10]. Nội dung chương trình gồm:

Phần 1: Lý thuyết về dự phòng té ngã cho người bệnh

 Thuyết trình về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, hậu quả, biện pháp dự phòng té ngã và các giải pháp làm giảm tình trạng té ngã ở người bệnh trong thời gian 30 phút.

 Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 5 – 10 người) để tiến hành thảo luận nhóm: câu hỏi thảo luận liên quan đến tìm hiểu nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, hậu quả, biện pháp dự phòng té ngã và các giải pháp để làm giảm tình trạng té ngã ở người bệnh.Thời gian thảo luận 30 phút

 Các nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận vào khổ giấy A0 và báo cáo trước lớp trong thời gian 10 phút/nhóm. Giảng viên sẽ tổng hợp lại phần trình bày của các nhóm và đưa ra các ý chính nhằm giúp đối tượng hiểu biết thêm về kiến thức. Thời gian tổng hợp kiến thức và trao đổi thảo luận trong vòng 15 phút.

Phần 2: Thực hành đánh giá nguy cơ té ngã của người bệnh theo bảng Morse [31].

 Giới thiệu về bảng đánh giá nguy cơ và dự phòng té ngã cho người bệnh của Morse [31] và hướng dẫn điều dưỡng đánh giá nguy cơ té ngã của người bệnh dựa trên các tình huống giả định (người bệnh do người

thuộc nhóm điều tra viên đóng vai) trong thời gian 10 phút.

 Chia thành nhóm nhỏ (10 – 15 người/nhóm)theo dõi các tình huống giả định khác qua video và thực hành đánh giá nguy cơ té ngã của người bệnh. Sau thời gian thảo luận, các nhóm lên trình bày kết quả trong 10 phút/nhóm. Giảng viên thảo luận và đưa ra các kết luận cho các hoạt động của người học trong 15 phút.

Phần 3: Tổng kết và rút kinh nghiệm về hoạt động học tập

Giảng viên đưa ra các kết luận cho các hoạt động của người học trong vòng 10 phút. Kết thúc buổi học đối tượng sẽ được cung cấp thêm tài liệu phát tay về dự phòng té ngã cho người bệnh để tìm hiểu và xem lại kiến thức bài giảng khi cần.

2.7. Các biến số nghiên cứu

- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:tuổi, giới, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, đào tạo về dự phòng té ngã cho người bệnh

- Kiến thức về phòng té ngã của điều dưỡng: là sự hiểu biết hoặc thông

tin có được về phòng té ngã cho người bệnh học được bằng kinh nghiệm, nghiên cứu hoặc đào tạo.Kiến thức được đánh giá bằng bộ câu hỏi tự điền gồm 14 câu dược xây dựng dựa trên bộ câu hỏi đánh giá kiến thức của điều dưỡng về dự phòng té ngã của tổ chức AHRQ [9] (phụ lục 2).

- Chương trình đào tạo dự phòng té ngã cho người bệnh được xây dựng dựa vào “Tài liệu an toàn người bệnh” của Bộ y tế (2014)[4]; Quản lý té ngã của bệnh viện Bạch Mai (2018) [1] và phòng chống té ngã của tổ chức AHRQ[10] ( phụ lục 3).

2.8. Khái niệm, tiêu chí và thang điểm đánh giá

Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền gồm 2 phần:

Phần 2: Kiến thức về phòng té ngã cho người bệnh gồm 14 câu với các nội dung liên quan đến nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, biện pháp can thiệp dự phòng té ngã và đánh giá nguy cơ té ngã của người bệnh. Kiến thức vềnguyên nhân và các yếu tố nguy cơ té ngã bao gồm các kiến thức về các yếu tố nguy cơ té ngã trong bệnh viện, yếu tố nguy cơ té ngã liên quan đến việc dùng thuốc của người bệnh, các yếu tố rủi ro trong té ngã. Kiến thức về đánh giá nguy cơ té ngã bao gồm các kiến thức về thời điểm nên đánh giá nguy cơ té ngã, nhận định môi trường té ngã, cách đánh giá nguy cơ té ngã về thuốc, vềmôi trường bệnh viện, sử dụng vòng đeo tay để đánh giá nguy cơ té ngã và cách đánh giá bằng thang điểm Morse. Kiến thức về các biện pháp dự phòng té ngã bao gồm các kiến thức chung về các biện pháp dự phòng té ngã, các biện pháp dự phòng té ngã cho người bị giảm khả năng vận động, biện pháp dự phòng té ngã cho người bị suy giảm trí nhớ, kiến thức về các biện pháp can thiệp dự phòng té ngã trong bệnh viện, chương trình giáo dục trong phòng chống té ngã, kiến thức về các khuyến nghị để cải thiện sự an toàn cho người bệnh.

Số điểm cho mỗi lựa chọn đúng là 1 điểm, trả lời sai sẽ không tính điểm, tổng cộng tối đa là 33 điểm, tối thiểu là 0 điểm.

Dựa vào mức chia điểm đó sẽ chia ra mức đánh giá:

Mức độ Tổng điểm Số câu trả lời đúng

Tốt 25 – 33 điểm ( tương ứng với

trả lời đúng 75% trở lên) 25-33 câu

Trung bình 17 – 24 điểm (tương ứng trả

lời đúng 50% đến 74%) 17-24 câu

Kém Từ 16 điểm trở xuống (tương

- Điểm trung bình kiến thức về dự phòng té ngã của điều dưỡng được tính bằng công thức : Kiến thức = ∑ 1

122 Tổng điểm kiến thức/ 122

2.9. Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu sau khi được thu thập sẽ được phân tích dựa trên phần mềm SPSS 18.0. Các biến trong nghiên cứu được phân tích bởi các phân tích thống kê mô tả và Paired - Samples T Test để so sánh 2 giá trị trung bình trước thời điểm can thiệp với thời điểmngay sau can thiệp vàsau can thiệp 1 tháng. Sự khác biệt về tỷ lệ mức độ kiến thức tốt, trung bình, kém được so sánh bằng phương pháp Chi-square và Mc Nemar test, với hệ số ý nghĩa thống kê α < 0,05.

Đánh giá hiệu quả can thiệp dựa vào chỉ số hiệu quả (CSHQ). các tỷ lệ được tính theo công thức[5]:

CSHQ % = 100 1 2 1     

Trong đó: P1: Là kết quả (số lượng hoặc tỷ lệ) của chỉ số nghiên cứu trước can thiệp

P2: Là kết quả (số lượng hoặc tỷ lệ) của chỉ số nghiên cứu sau can thiệp

2.10. Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng khoa học và Hội đồng đạo đức Trường đại học Điều Dưỡng Nam Định và được được sự chấp thuận và cho phép của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

Đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích về mục đích, phương pháp, cách thức thu thập số liệu, các quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu cũng được giải thích về tính bảo mật

của thông tin thu thập được chỉ nhằm mục đích nghiên cứu chứ không nhằm mục đích nào khác.

Đối tượng tham gia nghiên cứucó quyền từ chối nếu không đồng ý và có quyền bỏ cuộc ở bất cứ giai đoạn nào của nghiên cứu mà không bị ảnh hưởng đến bất cứ quyền lợi nào của mình.

2.11. Sai số và biện pháp khắc phục

Nghiên cứu được thực hiện với nhiều thông tin và được thu thập tại 2 thời điểm khác nhau vì vậy có thể có những sai số về dữ liệu. Để hạn chế sai số này nhà nghiên cứu đã:

Thiết kế bộ câu hỏi với ngôn ngữ dễ hiểu, dễ trả lời.

Giải thích rõ ý nghĩa, mục đích của nghiên cứu để đối tượng nghiên cứu hợp tác.

Tập huấn kỹ điều tra viên.

Tổ chức phỏng vấn vào thời điểm thích hợp, tránh thời điểm đối tượng nghiên cứu đang phải làm việc hoặc địa điểm không phù hợp.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Nội dung thông tin Tần số

(n) Tỷ lệ (%) Tuổi < 35 tuổi 81 66,4 35-45 32 26,2 > 45 tuổi 9 7,4 Tuổi trung bình: 34,4 ± 6,3 Trung cấp 99 81,2 Cao đẳng 12 9,8 Đại học 11 9,0 Thâm niên công tác < 10 năm 73 59,8 ≥ 10 năm 49 40,2

Thâm niên công tác trung bình: 10,3 ± 6,3

Trong 122 điều dưỡng tham gia nghiên cứu, phần lớn (66,4%) thuộc nhóm tuổi < 35 tuổi, tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 34,4 tuổi. Về trình độ chuyên môn, điều dưỡng có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 81,2%, trình độ cao đẳng chiếm 9,8%, trình độ đại học chiếm 9,0%. Về thâm niên công tác, số người có thâm niên dưới 10 năm chiếm 59,8% cao hơn so với số người có thâm niên trên 10 năm (40,2%).

Biểu đ

Điều dưỡng tham gia nghi 75,4%, điều dưỡng là nam chi

Bảng 3.2. Quá trình

Nội dung thông tin

Đã được đào tạo dự phòng té ngã cho người bệnh chưa Có Không Không nh không rõ Tổng

Số lượng điều dư

21,3% đối tượng tham gia nghi từng được đào tạo về dự ph

u đồ 3.1. Phân bố điều dưỡng theo giới

ỡng tham gia nghiên cứu, đa số điều dưỡng l à nam chiếm 24,6%.

Quá trình đào tạo của điều dưỡng về dự ph cho người bệnh

i dung thông tin Tần số (n) T

26 Không 89 Không nhớ/ không rõ 7 122

ưỡng đã từng được đào tạo về dự phòng té ngã chi ợng tham gia nghiên cứu, có 73,0% đối tượng nghi

ạo về dự phòng té ngã. 24.6 75.4 Nam Nữ ỡng là nữ, chiếm ề dự phòng té ngã Tỷ lệ (%) 21,3 73,0 5,7 100 òng té ngã chiếm ợng nghiên cứu chưa

3.2. Thực trạng kiến thức của điều dưỡng về dự phòng té ngã cho người bệnh bệnh

Bảng 3.3: Kiến thức chung của điều dưỡng về dự phòng té ngã

Kiến thức Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tốt 4 3,3 Trung bình 20 16,4 Kém 98 80,3 Tổng 122 100 Min-Max: 6-30; ± SD: 13,6± 4,46

Trước khi can thiệp, hầu hết điều dưỡng có kiến thức về dự phòng té

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phòng té ngã cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn sau can thiệpgiáo dục chuyên môn, năm 2019 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)