Thay đổi kiến thức của điều dưỡngvề dự phòng té ngã cho ngườibệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phòng té ngã cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn sau can thiệpgiáo dục chuyên môn, năm 2019 (Trang 46 - 52)

bệnh sau can thiệp

Bảng 3.12. Thay đổi kiến thức về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ té ngã ở người bệnh của điều dưỡng trước và sau can thiệp

Nội dung

Trả lời đúng trước can thiệp

Trả lời đúng sau can thiệp

p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Các yếu tố nguy cơ té ngã

trong bệnh viện 47 38,5 107 87,5 < 0,05

Yếu tố nguy cơ té ngã liên quan đến việc dùng thuốc của người bệnh

15 12,3 82 67,3 < 0,05

Các yếu tố rủi ro trong té ngã 21 17,2 87 71,2 < 0,05

Theo kết quả ở bảng 3.12, kiến thức của điều dưỡng nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ té ngã ở người bệnh tăng lên sau can thiệp, cụ thể về các yếu tố nguy cơ té ngã trong bệnh viện tăng từ 38,5% điều dưỡng trả lời đúng lên 87,5% sau can thiệp, về các yếu tố nguy cơ té ngã liên quan đến việc dùng thuốc của người bệnh tăng từ 12,3% điều dưỡng trả lời đúng lên 67,3% sau can thiệp và về các yếu tố rủi ro trong té ngã như bệnh Parkinson, lịch sử té ngã trước...tăng từ 17,2% điều dưỡng trả lời đúng trước can thiệp lên 71,2% sau can thiệp.

Bảng 3.13. Thực trạng kiến thức đúng về đánh giá nguy cơ té ngã ở người bệnh của điều dưỡng trước và sau can thiệp

Nội dung

Trả lời đúng trước can

thiệp

Trả lời đúng sau can thiệp

p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Thời điểm điều dưỡng nên đánh

giá nguy cơ té ngã ở người bệnh 112 91,8 119 97,3 > 0,05

Kiến thức về nhận định môi trường gây té ngã, việc sử dụng nhận dạng người bệnh, nội dung cần đánh giá nguy cơ té ngã

104 85,2 113 92,4 > 0,05

Kiến thức về đánh giá nguy cơ té ngã của người bệnh về thuốc, về môi trường bệnh viện

58 47,5 106 87,5 < 0,05

Kiến thức về nhận biết màu của vòng đeo tay để đánh giá nguy cơ té ngã ở người bệnh

58 47,5 107 88,1 < 0,05

Kiến thức về đánh giá nguy cơ té

ngã theo thang điểm Morse 41 33,6 96 78,7 < 0,05

Bảng 3.13 chỉ ra rằng về thời điểm đánh giá nguy cơ té ngã ở người bệnh có 91,8% điều dưỡng trả lời đúng trước can thiệp và con số này tăng lên 97,3 sau can thiệp. Về kiến thức nhận định môi trường gây té ngã, sử dụng nhận dạng người bệnh, nội dung cần đánh giá nguy cơ té ngã tỷ lệ điều dưỡng trả lời đúng là 85,2% trước can thiệp và tăng lên 92,4% sau can thiệp. Kiến thức về đánh giá nguy cơ té ngã của người bệnh liên quan đến dùng thuốc và môi trường bệnh viện tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng là 47,5% trước can

đeo tay để đánh giá nguy cơ té ngã của người bệnh tỷ lệ điều dưỡng trả lời đúng trước can thiệp là 47,5% và tăng lên 88,1%. Kiến thức đúng về đánh giá nguy cơ té ngã theo thang điểm Morse tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng trước can thiệp là 33,6% và tăng lên 78,7% sau can thiệp.

Bảng 3.14. Kiến thức đúng về các biện pháp can thiệp để dự phòng té ngã cho người bệnh của điều dưỡng trước và sau can thiệp

Nội dung Trả lời đúng trước can thiệp Trả lời đúng sau can thiệp p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Kiến thức chung về các biện

pháp dự phòng té ngã 44 36,1 93 76,4 < 0,05

Kiến thức về các biện pháp can thiệp dự phòng té ngã cho người bị giảm khả năng vận động

117 95,9 120 98,9 > 0,05

Kiến thức về các biện pháp can thiệp dự phòng té ngã cho người bị suy giảm trí nhớ

74 60,7 109 89,1 < 0,05 Kiến thức về các biện pháp can thiệp dự phòng té ngã trong bệnh viện 51 41,8 108 88,2 < 0,05 Kiến thức về chương trình giáo dục trong phòng chống té ngã 91 74,6 110 90,2 < 0,05 Kiến thức về các khuyến nghị để cải thiện sự an toàn của người bệnh

Bảng 3.14 cho thấy về những kiến thức chung về các biện pháp dự phòng té ngã như quản lý thuốc, đáp ứng nhu cầu của người bệnh có thể dự phòng té ngã có 36,1% điều dưỡng trả lời đúng trước can thiệp và tăng lên 76,4% sau can thiệp. Về kiến thức về các biện pháp dự phòng té ngã cho người bị giảm khả năng vận động, có 95,9% điều dưỡng trả đúng trước can thiệp và tăng lên 98,9%. Vềkiến thức về các biện pháp can thiệp dự phòng té ngã cho người bị suy giảm trí nhớ, có 60,7% điều dưỡng trả lời đúng trước can thiệp và tăng lên 89,1% sau can thiệp. Kiến thức về các biện pháp can thiệp dự phòng té ngã trong môi trường bệnh viện có 41,8% điều dưỡng trả lời đúng trước can thiệp và tăng lên 88,2% sau can thiệp. Kiến thức về chương trình giáo dục trong phòng chống té ngã có 74,6% điều dưỡng trả lời đúng trước can thiệp và tăng lên 90,2% sau can thiệp. Kiến thức về các khuyến nghị để cải thiện sự an toàn người bệnh tỷ lệ đều dưỡng trả lời đúng là 47,5% trước can thiệp và tăng lên 88,2% sau can thiệp.

Bảng 3.15: Thay đổi kiến thức của điều dưỡng về dự phòng té ngã trước và sau can thiệp

Thời điểm Kiến thức Trước can thiệp (T0) Ngay sau can thiệp (T1) Sau can thiệp 1 tháng (T2) P Chỉ số hiệu quả SL % SL % SL % Tốt 4 3,3 119 97,5 105 86,1 p(T1-T0): < 0,001; p(T2-T0): < 0,001 T1-T0: 97,4% T2-T0: 85,6% Trung bình 20 16,4 3 2,5 17 13,9 Kém 98 80,3 0 0 0 0

Trước can thiệp, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức ở mức độ kém khá cao, chiếm 80,3%, ở thời điểm ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 thángkhông

có điều dưỡng nào có kiến thức ở mức độ kém. Ở thời điểm ngay sau can thiệp, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức về dự phòng té ngã đã tăng lên đáng kể so với thời điểm trước can thiệp(97,5% so với 3,3%), sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Ở thời điểm sau can thiệp 1 tháng, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức ở mức độ tốt giảm hơn so với thời điểm ngay sau can thiệp, nhưng cao hơn nhiều so với thời điểm trước can thiệp (86,1% so với 3,3%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Chỉ số hiệu quả ở thời điểm ngay sau can thiệp đạt 97,4%, ở thời điểm sau can thiệp 1 tháng đạt 85,6%

Bảng 3.16: Sự thay đổi kiến thức của điều dưỡng về dự phòng té ngã trước và sau khi can thiệp

Thời điểm đánh giá

Điểm đạt

p (t-test)

Min Max ± SD tăng

Trước can

thiệp (T0)

6 30

13,6 ± 4,46 Ngay sau can

thiệp (T1) 18 29 27,79 ± 1,44 T1-T0: 14,18 p(T1-T0): <0,001; Sau can thiệp

1 tháng (T2) 18 29 27,0 ± 2,55 T2-T0: 13,4 T2 – T1: 0,78 p(T2-T0): <0,001 p(T2-T1): < 0,001

Ở thời điểm ngay sau can thiệp, điểm trung bình của kiến thức về dự phòng té ngã ở nhóm đối tượng nghiên cứu tăng lên có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước can thiệp, 27,79 ± 1,44 so với 13,6 ± 4,46 (p(T1-T0): < 0,001). Ở thời điểm sau can thiệp 1 tháng, điểm trung bình của kiến thức thấp hơn ở thời điểm ngay sau can thiệp (27,0 ± 2,55 so với 27,79 ± 1,44; p(T2- T1)< 0,001)nhưng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước can thiệp (27,0 ± 2,55 so với 13,6 ± 4,46; p(T2-T0): < 0,001)

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn (66,4%) thuộc nhóm tuổi < 35 tuổi, tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 34,4 tuổi (± 6,3 tuổi). Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Lim S.G và cộng sự năm 2016 khi có đến 73% đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm tuổi từ 21-30 tuổi, với độ tuổi trung bình là 29,5 tuổi[29]. Điều này là do sự trẻ hóa trong lực lượng điều dưỡng hiện nay và phù hợp với vị trí công tác tại các khoa có người bệnh cần hỗ trợ nhiều trong vận động và chăm sóc.

Về trình độ chuyên môn, điều dưỡng có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 81,2%. Về thâm niên công tác, số người có thâm niên dưới 10 năm chiếm 59,8% cao hơn so với số người có thâm niên trên 10 năm (40,2%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của El Enein N.Y.A và cộng sự và nghiên cứu của tác giả Lim S.G và cộng sự năm 2016. Trong nghiên cứu của El Enein N.Y.A và cộng sự, có 70% điều dưỡng có thâm niên < 10 năm và 75% điều dưỡng có trình độ trung cấp[15]. Trong nghiên cứu của Lim S. G và cộng sự, có 73% điều dưỡng có thâm niên < 10 năm và có 62% điều dưỡng có trình độ trung cấp[29]. Kết quả này là do theo thống kê của Hội điều dưỡng Việt Nam hiện nay số lượng điều dưỡng có trình độ trung cấp vẫn chiếm 75% trên cả nước. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận với kiến thức về dự phòng té ngã cho người bệnh.

Số điều dưỡng đã từng được đào tạo về dự phòng té ngã chiếm 21,3%. Kết quả của nghiên cứu này khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Faltas S.F.M và cộng sự tại Ai Cập. Trong nghiên cứu này, có đến 65,8% điều dưỡng chưa được đào tạo về dự phòng té ngã [16]. Sự khác biệt có thể do địa bàn trong nghiên cứu của chúng tôi là một bệnh viện tuyến tỉnh thuộc miền

núi phía bắc của Việt Nam trong khi đó nghiên cứu của Faltas lại được thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về phòng té ngã cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn sau can thiệpgiáo dục chuyên môn, năm 2019 (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)